Thẩm quyền của Thống đốc trong việc đảm bảo chức năng quản

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 59)

4. Bố cục Luận văn

2.2.1.1 Thẩm quyền của Thống đốc trong việc đảm bảo chức năng quản

Nhà nước v tin t và hot động ngân hàng26.

Khi thực hiện chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà cụ thể là Thống đốc sẽ có các nhiệm vụ chính sau đây:

Một là, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ

của mình, Thống đốc sẽ đại diện cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tham gia quá trình xây dựng chiến lược và kế hoạch này. Dựa trên chiến lược, kế hoạch phát triển ngành ngân hàng, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ đã được Viện chiến lược ngân hàng phối hợp với các đơn vị khác của Ngân hàng Nhà nước việt Nam xây dựng. Thống đốc sẽ trực tiếp tham gia xây dựng chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định.

Do các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽđối với sự

phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nên sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước mà đại diện là Thống đốc ngân hàng vào quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một việc làm đúng đắn và thiết thực. Góp phần làm cho chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp, toàn diện, sát với tình hình thực tếở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.

Hai là, Thống đốc ngân hàng Nhà nước việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ

chức xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ để phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủđiều hành. Trên cơ sở

dự án do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, Chính phủ trình Quốc hội quyết

định chính sách tiền tệ quốc gia cho cả nước.

Trong đó Vụ Chính sách tiền tệ là đơn vị chuyên trách giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia. Dựa trên các số liệu, dự đoán của Vụ chính sách tiền tệ Thống đốc quyết định lượng tiền bổ sung cho lưu thông, xác định mức lạm phát dự kiến hàng năm, cơ chế sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ

quốc gia. Thống đốc có thẩm quyền xác định và công bố mức lãi suất cơ bản, quyết

định tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các tổ chức tín dụng phải gửi tại ngân hàng Nhà nước, xác định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ khác…

48

Ba là, ngoài việc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Thống đốc còn đại diện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tham gia với tư cách là thành viên của các tổ chức tiền tệ quốc tế như IMF, ngân hàng quốc tế WB, ngân hàng phát triển Châu á ADB hay ngân hàng đầu tư quốc tế IIB. Thống đốc còn chuẩn bị các nội dung, điều kiện cần thiết

để đại diện cho Ngân hàng Nhà nước trong việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo sựủy quyền của Chính phủ với các tổ chức tiền tệ khu vực và thế giới.

Ngoài ra Thống đốc còn đại diện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị định và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thống đốc còn có thẩm quyền ban hành các Quyết định để điều tiết và quản lý các hoạt động ngân hàng điển hình như: các quyết định quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Vụ, cơ quan ngang vụ, các đơn vị sự

nghiệp khác thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các Quyết

định quản lý hoạt động chuyên ngành như: ngoại hối, thanh toán, tín dụng, hợp tác quốc tế, tài chính kế toán, thi đua khen thưởng, công nghệ tin học và các lĩnh vực quản lý chuyên ngành khác.

Bốn là, Thống đốc còn đại diện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động cho các tổ chức tín dụng hoặc các tổ

chức khác có hoạt động ngân hàng căn cứ theo quy định của pháp luật. Trong vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động của các tổ chức tín dụng, Thống đốc chỉđạo Cơ

quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như các tổ chức có hoạt động ngân hàng trong cả nước.

Năm là, trong nhiệm vụ quản lý hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc có nhiệm vụ tham gia xây dựng các dự

án Luật, Pháp lệnh, các dự án khác về quản lý Ngoại hối để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Đồng thời Thống đốc cũng có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý hoạt động ngoại hối của cả nước. Các văn bản quy phạm pháp luật có sự thạm gia của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như: Pháp lệnh ngoại hối 2005, Nghị định 63/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy

định chi tiết và thi hành Pháp lệnh ngoại hối…

Bên cạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối Thống đốc còn có quyền cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng. Thống đốc trực tiếp tổ chức và điều hành thị

49

chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ngoại hối. Thống đốc còn định kỳ kiểm tra việc xuất, nhập khẩu ngoại hối của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được cấp phép hoạt động ngoại hối, kiểm soát và quyết định việc xuất, nhập khẩu vàng trong phạm vi cả nước.

Sáu là, trong nhiệm vụ lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc giữ vai trò chủ đạo trong việc thu thập, tổng hợp số liệu các giao dịch quốc tế trong đó có giá trị xuất, nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư. Thống đốc tổ chức lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế, định kỳ báo cáo với Chính phủ tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế trong cả nước. Thống đốc là người tổ chức và quyết định việc cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước khi có yêu cầu.

Bảy là, Thống đốc Ngân hàng có nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với việc vay, trã nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức thông qua các hoạt động cụ thể

như sau:

Thống đốc phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hạn mức vay nợ nước ngoài hàng năm. Hướng dẫn và trực tiếp tổ chức việc đăng ký các khoản vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công.

Còn đối với khu vực tư nhân, Thống đốc không có nhiệm vụ quản lý Nhà nước

đối với hoạt động vay, trã nợ nước ngoài của khu vực này. Vì vậy Thống đốc chỉ có nhiệm vụ giám sát, theo dõi, hướng dẫn hoạt động vay, trã nợ nước ngoài bằng cách dự kiến mức vay nợ nước ngoài hàng năm, tổ chức hướng dẫn việc đăng ký, giám sát việc trã nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Thống đốc còn trực tiếp giám sát các luồng tiền tệ từ nước ngoài vào phục vụ cho việc cho vay của các tổ chức nước ngoài của cả hai khu vực. Ngoài ra Thống đốc còn thường xuyên tổng hợp tình hình vay, trã nợ nước ngoài của cả nước, sau đó báo cáo với Chính phủ.

Tám là, đối với nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc có nhiệm vụ ký Quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp chuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng như: các Học viện ngân hàng, trường đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh…

Thống đốc còn thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động, phê duyệt chương trình đào tạo của các đơn vị sự nghiệp có hoạt động đào tạo cán bộ, nhân viên ngân hàng, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động đào tạo của các đơn vị trên. Ngoài ra Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức

50

nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khoa học mới vào hoạt động ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác trên phạm vi cả nước. Tất cả những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên của Thống đốc đều thể hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.2.1.2 Thm quyn ca Thng đốc trong vic đảm bo chc năng ngân

hàng trung ương ca Ngân hàng Nhà nước Vit Nam27.

Khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng là ngân hàng trung ương của cả

nước, Thống đốc sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:

Thứ nhất, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phát hành tiền, Thống đốc có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành tất cả các công đoạn của hoạt

động này từ in, đúc, bảo quản, vận chuyển, thu hồi, đến tiêu hủy, thay thế tiền. Các

đơn vị chuyên trách như Cục phát hành kho quỹ, Vụ dự báo thống kê tiền tệ, Vụ

Chính sách tiền tệ có nhiệm vụ phối hợp với nhau trong việc xác định số lượng, cơ

cấu, kích thước, mệnh giá, hoa văn, hình vẻ của từng loại tiền. Trên cơ sởđó Thống

đốc là người quyết định cuối cùng số lượng tiền được phát hành, kiểu dáng, đặc

điểm của từng loại tiền. Thống đốc còn trực tiếp giám sát, theo dõi việc in đúc, vận chuyển, bảo quản, quyết định việc thu hồi, thay thế, tiêu hủy khi tiền bị huy hỏng hay cần phát hành tiền mới để thay thế. Thống đốc còn là người quyết định lượng tiền cung ứng, cơ chế cung ứng nhằm cung ứng lượng tiền phù hợp cho nền kinh tế.

Thứ hai, đối với nhiệm vụ kiểm soát dự trữ quốc tế và quản lý quỹ dự trữ

ngoại hối Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do Ngân hàng Nhà nước cùng với Bộ Tài chính là hai chủ thể có thẩm quyền quản lý quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước. Để thực hiên tốt nhiệm vụ của mình, việc quản lý quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước tại Ngân hàng được giao cụ thể cho các chủ thể sau: Thống đốc, ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước và các cơ quan chuyên trách khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong đó, Thống đốc là chủ thể ban hành quyết định thực hiện việc trích tạm

ứng từ quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng kịp thời tình hình bội chi ngân sách hay các trường hợp khẩn cấp khác. Quyết định việc xuất, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, tùy thuộc vào tình hình thực tế Thống đốc sẽ quyết định số lượng vàng cần xuất, nhập khẩu cho phù hợp. Thống đốc còn quyết định các phương án nhằm can thiệp thị trường ngoại hối trong nước trên cơ sở tham mưu của Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Quyết định tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước theo tờ

51

trình của Vụ quản lý ngoại hối, Sở giao dịch nhằm đảm bảo việc sử dụng quỹ dự trữ

này một cách tối ưu28. Ngoài ra, Thống đốc còn có thẩm quyền phê duyệt các báo cáo về tình hình thực hiện việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của từng thời kỳ, sau đó trình Chính phủ quyết định. Đồng thời báo cáo tình hình thực tế sử dụng ngoại hối nhà nước, các biến động về dự trữ ngoại hối nhà nước với Chính phủ và

Ủy ban thường vụ Quốc Hội.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn làm đại lý, thực hiện các dịch vụ

ngân hàng cho Chính phủ và Kho bạc Nhà nước. Với nhiệm vụ này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thống đốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Thống đốc đại diện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thay mặt Chính phủ tham gia các thỏa thuận tài chính, vay mượn, viện trợ, thanh toán với nước ngoài. Thống đốc quyết định số lượng cổ phiếu, trái phiếu mà Ngân hàng Nhà nước dự định phát hành, quyết định việc mở tài khoản, cung cấp các phương tiện thanh toán cho Chính phủ và Kho bạc nhà nước. Thống đốc quyết định việc cho vay, hình thức cho vay, tài sản thế chấp khi Chính phủ vay tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bù đáp thiếu hụt ngân sách. Thống đốc còn là người trực tiếp cố vấn cho Chính phủ các vấn đề về tài chính, tiền tệ và các hoạt động ngân hàng khác.

Thứ tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ chỉđạo Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý hoạt động thanh toán trên phạm vi cả nước. Thống đốc chỉ đạo việc tổ chức cả hệ thống thanh toán qua ngân hàng từ trung ương đến đại phương. Thống đốc chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc cung ứng các dịch vụ

thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán của các tổ chức này. Thứ năm, đối với nhiệm vụ tái cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng có những nhiệm vụ sau:

Dựa trên cơ sở nhu cầu và hồ sơ xin tái cấp vốn của các Ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định Ngân hàng nào được tái cấp vốn và được tái cấp vốn bằng hình thức nào: cho vay theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu các loại giấy tờ có giá hay cho vay có bảo đảm. Thống đốc là người có quyết định cuối cùng đối với hồ sơ tín dụng, tài sản bảo đảm của các ngân hàng khi các ngân hàng này có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn. Thống

đốc còn có thẩm quyền xét duyệt các điều kiện khác để các ngân hàng được phép tái cấp vốn, quyết định thời hạn hoàn trã số vốn đã được cấp theo hình thức này.

Thứ sáu, dựa trên cơ sở các thông tin do các đơn vị chuyên trách như Vụ dự

báo thống kê tiền tệ, Văn phòng đại diện, Thời báo hay Tạp chí ngân hàng cung cấp.

28điều 17 quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trưc ngoại hối nhà nước (ban hành kèm theo quyết định số 653 ngày 17.5.2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam)

52

Thống đốc tổng hợp, phân tích các thông tin này để đưa ra các dự báo về tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ và các hoạt động ngân hàng khác nhằm phục vụ cho việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngoài ra Thống đốc còn chỉđạo và tổ chức việc trao đổi, làm các dịch vụ thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân khác khi có nhu cầu.

Ngoài các nhiệm vụ trên Thống đốc còn là đại diện cho pháp nhân Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mọi hoạt động của Thống đốc đều vì lợi ích của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc cũng là người có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)