4. Bố cục Luận văn
3.2.1 Thành tựu trong quá trình hoàn thiện pháp luật về lãnh đạo điều hành
hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau khi đã ghi nhận những thành tựu cũng như nhìn nhận mặt hạn chế còn tồn tại trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chúng ta cũng nên có cái nhìn tổng thể về ban lãnh đạo điều hành hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để từđó đề cao, phát huy những ưu điểm đã đạt được, phát hiện và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
Bên cạnh cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo, điều hành ngân hàng Nhà nước cũng có các ưu điểm đáng được ghi nhận như sau:
Ưu điểm thứ nhất, Ngân hàng nhà nước Việt Nam được lãnh đạo và điều hành theo cơ chế thủ trưởng. Theo đó, Thống đốc là người lãnh đạo, điều hành mọi hoạt
động của Ngân hàng Nhà nước. Cơ chế này phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ chế tạo ra sựđộc lập, tự chủ, khả năng tự chịu trách nhiệm cho Thống đốc khi thực hiện chức năng của mình, từđó mà phát huy được hiệu quả
trong công tác lãnh đạo, điều hành Ngân hàng.
Ưu điểm thứ hai là, tư duy quản trị của ban lãnh đạo, điều hành Ngân hàng không ngừng được đổi mới, ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, phù hợp với yêu cầu quản trị của các ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh đó ban lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao trong lĩnh vực Ngân hàng. Đội ngũ
cán bộ Ngân hàng được đào tạo ngày càng bài bản hơn cả về kiến thức, kỹ năng, cũng như trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp cận và nắm bắt nhanh những kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc mới cũng
được đội ngũ cán bộ Ngân hàng quan tâm và thường xuyên rèn luyện. Chính điều này đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả làm việc của Ban lãnh đạo, điều hành ngân hàng trong thời gian qua.
3.2.2 Những hạn chế của quy định Pháp luật về lãnh đạo điều hành Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng hoàn thiện.
Bên cạnh những ưu điểm, những mặt đã làm được, ban lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước vẫn còn những mặt hạn chế cần được khắc phục như sau:
Thứ nhất: Cơ chế lãnh đạo, điều hành vẫn còn mang nặng dấu ấn quản lý hành chính. Ban lãnh đạo, điều hành vẫn còn hạn chế nhiều về kiến thức
cũng như kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, và điều hành ngân hàng trong giai
69
Do cơ chế lãnh đạo, điều hành vẫn còn mang nặng dấu ấn quản lý hành chính, nên hoạt động lãnh đạo, điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng vẫn chưa phù hợp với yêu cầu quản trị đặc thù của ngành Ngân hàng. Hoạt động điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng vẫn chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra, vẫn còn mang nặng tư tưởng hoạt động nhằm đạt chỉ tiêu là chính, mà chưa chú trọng đến chất lượng công việc. Trong khi đó, khả năng tiếp cận, khả năng ứng dụng kiến thức của Ban lãnh đạo và cán bộ công chức làm việc tại Ngân hàng Nhà nước vẫn còn hạn chế. Hạn chế lớn nhất của đội ngũ này không phải bởi trình độ, bằng cấp, mà là kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý. Phần lớn nhân viên, cán bộ của ngân hàng
đều là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên kinh nghiệm đó lại không còn phù hợp trong điều kiện mới. Trong khi đó kiến thức mới lại chậm được cập nhật nên khả năng thích ứng còn rất hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong một thời gian dài nền kinh tế của nước ta được quản lý theo chế độ tập trung bao cấp. Theo đó, sản xuất cũng như
nhiều hoạt động khác của nền kinh tếđều được thực hiện dựa trên những chỉ tiêu do Nhà nước đề ra, mà không dựa trên cơ sở cung cầu hàng hóa. Lĩnh vực ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ, cũng chịu sựđiều tiết trực tiếp bởi chế độ này. Vì vậy mà tư tưởng hoạt động theo chỉ tiêu tồn tại trong ban lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là điều khó tránh khỏi. Do tư tưởng này đã tồn tại khá lâu nên việc xóa bỏ ngay là một việc làm khó thực hiện.
Và nhưđã trình bày ở phần thực trạng về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện được tổ chức mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ. Do Chính phủ là cơ quan hành chính mà Ngân hàng lại được xem là một Bộ của Chính phủ. Cho nên cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế lãnh đạo, điều hành của Ban lãnh đạo, điều hành Ngân hàng vẫn còn mang đậm dấu ấn hành chính. Do đó cơ chế lãnh đạo vẫn chưa phù hợp với yêu cầu quản trịđặc thù của ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.
Đây là nhược điểm khó khắc phục nhất đối với Ban lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay. Tư tưởng làm việc theo chỉ tiêu của đội ngũ cán bộ công chức Ngân hàng không thể xóa bỏ ngay trong một sớm một chiều, mà cần có thời gian và biện pháp áp dụng phù hợp thì mới có thể xóa bỏđược.
Sau đây tác giả xin đề xuất một số ý kiến cá nhân để khắc phục tình trạng
trên như sau:
Chỉ nên đặt chỉ tiêu hoạt động cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà không nên buộc Ban lãnh đạo, điều hành Ngân hàng phải lãnh đạo, điều hành theo các chỉ
70
Ngân hàng chỉ chú trọng sao cho đạt được các chỉ tiêu đã được cấp trên đề ra mà thiếu đi sự sáng tạo trong công việc. Cần để ban lãnh đạo Ngân hàng được chủđộng trong hoạt động lãnh đạo và điều hành của mình, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động lãnh đạo, điều hành Ngân hàng.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm xóa bỏ dần tư tưởng làm việc theo chỉ tiêu ra khỏi cơ chế lãnh đạo của Ban lãnh đạo và điều hành Ngân hàng.
Không những vậy Nhà nước cũng nên tạo các điều kiện cần thiết để Ban lãnh
đạo ngân hàng có dịp ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hoặc thường xuyên mời các chuyên gia kinh tế, ngân hàng về nước để ban lãnh
đạo ngân hàng có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệp lãnh đạo, điều hành ngân hàng của các chuyên gia này. Từ việc học hỏi kinh nghiệm mà có thể đúc kết thành những kiến thức tế áp dụng vào hoạt động lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do Ngân hàng Nhà nước vừa là một cơ quan quản lý Nhà nước đồng thời cũng là Ngân hàng Trung ương của cả nước, là ngân hàng của các Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần phải có một bộ máy nhân sự đủ mạnh, đủ tầm để có thể đưa ra các chính sách bảo đảm cho hệ thống Ngân hàng vận hành một cách an toàn, hiệu quả và lành mạnh. Đội ngũ cán bộ của ngân hàng cần phải có đủ năng lực giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng trên cả nước. Nhất là trong bối cảnh hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn với hệ thống Ngân hàng trên thế giới và các nghiệp vụ tài chính Ngân hàng ngày càng đa dạng phức tạp. Để thực hiện được điều này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải có một cơ chế tuyển dụng, sử dụng, cũng như chếđộđãi ngộ phù hợp, linh hoạt, không chỉ bó gọn trong các qui định hiện hành của Luật cán bộ công chức. Luật Ngân hàng Nhà nước cần phải có các quy định cụ thể về chếđộ tuyển dụng, ưu đãi riêng cho cán bộ của ngành. Nếu chỉ sự dụng cơ chế tuyển dụng, ưu đãi theo các quy định tại Luật cán bộ công chức hiện hành thì Ngân hàng không thể thu hút được lực lượng cán bộ giỏi, có kinh nghiệm trước sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực trong khu vực Ngân hàng hiện nay.
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ, nhân viên của Ngân hàng được học tập nhằm nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc. Bằng cách thường xuyên mở các buổi thảo luận trao đổi kinh nghiệm giửa các cán bộ trong ngành. Tạo điều kiện vật chất để đưa cán bộ ngân hàng ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
71
Thứ hai: Quyền hạn của ban lãnh đạo điều hành Ngân hàng bị bó hẹp
cho nên thiếu tính chủđộng trong việc lãnh đạo và điều hành Ngân hàng.
Cơ chế lãnh đạo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ chế thủ trưởng. Theo
đó Thống đốc là người lãnh đạo, điều hành và là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội; Chính phủ về mọi hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, quyền hạn của Thống đốc lại chưa đủđể Thống đốc có thể hoàn thành tốt chức năng lãnh đạo của mình. Chủ yếu các quyết định của Thống đốc đều phải được Chính phủđồng ý trước khi thực hiện. Chẳng hạn khi Thống đốc muốn thay đổi công cụ điều hành chính sách tiền tệ, thay đổi lãi suất cơ bản, hay thay đổi tỷ giá,… đều phải xin ý kiến Chính phủ. Đây là những quyết định thuộc lĩnh vực chuyên ngành nên để cho Thống đốc Ngân hàng tự quyết định sẽ phù hợp hơn. Nếu việc nào cũng trình và chờ xin ý kiến giải quyết từ Chính phủ sẽ gây ra tình trạng chậm trễ, và không còn phù hợp khi áp dụng.
Tuy quyền hạn của Thống đốc vẫn còn hạn chế, chưa đủ để Thống đốc lãnh
đạo và điều hành hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên quyền hạn của Thống đốc còn được quy định rõ ràng trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trái lại nhiệm vụ và quyền hạn của phó Thống đốc cũng như Thủ trưởng các đơn vị khác của Ngân hàng Nhà nước thì không được luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề
cập đến. Nếu Ban lãnh đạo điều hành Ngân hàng không được trao quyền hạn đúng mức thì khó có thểđiều hành Ngân hàng hoạt động hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức theo mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ. Nên tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước chưa được đảm bảo, vì vậy mà các quyết
định của Thống đốc Ngân hàng cũng chịu sự chi phối từ Chính phủ. Trong khi đó Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện tại lại chưa quy định đủ thẩm quyền cần thiết để Ban lãnh đạo Ngân hàng có thể thực hiện tốt chức năng lãnh đạo của mình.
Để khắc phục nhược điểm trên, tác giả cũng xin đề xuất biện pháp giải quyết như sau:
Thứ nhất, trong lần xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới đây, chúng ta nên mở rộng thẩm quyền cho Thống đốc Ngân hàng trong việc lãnh đạo,
điều hành ngân hàng. Theo đó, Thống đốc có quyền quyết định các vấn đề chuyên môn, có thẩm quyền quyết định tất cả công việc hàng ngày của Ngân hàng. Thống
đốc được toàn quyền quyết định việc tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Được quyền bổ nhiệm, miễm nhiệm đối với tất cả Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ
72
quyết định cơ chế tuyển dụng, chếđộ tiền lương cho cán bộ công chức làm việc tại Ngân hàng.
Cần tăng cường khả năng tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho Thống đốc trong việc lãnh đạo, và giải quyết các công việc của Ngân hàng Nhà nước. Hạn chế sự can thiệp từ Chính phủ đối với các quyết định của Thống đốc. Chỉ trình và xin ý kiến Chính phủ những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến Chính sách tiền tệ quốc gia, còn các quyết định chuyên môn sẽ do Thống đốc toàn quyền quyết định.
Thứ hai, thẩm quyền của Thống đốc, các phó Thống đốc, các Vụ trưởng cần phải được nêu cụ thể và chi tiết trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có như
vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng mới thấy được quyền hạn cũng như trọng trách của mình khi trực tiếp lãnh đạo và điều hành các hoạt động của Ngân hàng, đồng thời có thể phát huy được năng lực lãnh đạo của ban lãnh đạo này.
Trên đây là một số thực trạng và kiến nghị bản thân nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ
chức cũng như lãnh đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì cơ cấu tổ chức và lãnh đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ tinh gọn hơn, hoàn thiện hơn. Xứng tầm là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và là Ngân hàng trung ương của cả nước, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới.
73
KẾT LUẬN
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tếđất nước.
Điển hình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan có đóng góp lớn nhất trong việc chuyển đổi thói quen sử dụng các mệnh lệnh hành chính để điều hành công cụ chính sách tiền tệ sang sử dụng các công cụ này theo tín hiệu thị trường.
Đặc biệt Ngân hàng còn là chủ thể có đóng góp quan trọng trong việc tự do hóa lãi suất, điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo cung cầu của thị trường. Là chủ thể
có đóng góp quan trọng góp phần kiểm soát tình trạng lạm phát trong những năm gần đây.
Để có được những đóng góp trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nổ lực xây dựng, sắp xếp và tinh gọn cơ cấu tổ chức của mình. Ban lãnh đạo
điều hành Ngân hàng cũng không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như năng lực lãnh đạo, điều hành Ngân hàng.
Bên cạnh những ưu điểm, mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Hạn chế lớn nhất vẫn là cơ cấu tổ chức cồng kềnh, Ngân hàng chưa có địa vị pháp lý độc lập trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng vẫn còn mang nặng dấu ấn hành chính. Vì vậy, vị thế là ngân hàng trung ương chưa được phát huy tối đa.
Trong khi đó cơ chế lãnh đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn chưa phù hợp và tương xứng với yêu cầu quản trị đặc thù mà ngành ngân hàng đòi hỏi. Đội ngũ cán bộ công chức của Ngân hàng vẫn còn hạn chế nhiều về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có các biện pháp phù hợp để thu hút đội ngũ cán bộ có năng lực về làm việc cho ngân hàng.
Để khắc phục những hạn chế trên, trước tiên chúng ta cần nâng cao sựđộc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, nếu sựđộc lập của Ngân hàng Nhà nước được đảm bảo sẽ giải quyết được hạn chế lớn nhất về
mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đồng thời cơ cấu tổ
chức của Ngân hàng Nhà nước cũng cần được sắp xếp lại cho gọn nhẹ hơn, phù hợp hơn với điều kiện mới. Cần nâng cao thẩm quyền cho ban lãnh đạo điều hành Ngân hàng đặc biệt là Thống đốc để Thống đốc hoàn thành tốt chức năng lãnh đạo, điều hành Ngân hàng. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có các biện pháp thích hợp nhằm