Giới thiệu khái quát bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 30)

4. Bố cục Luận văn

1.4.2 Giới thiệu khái quát bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà

nước Vit Nam.

Thng đốc.

Cơ chế lãnh đạo điều hành các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện nay thường được thể hiện dưới hai dạng chính sau đây9:

Dạng thứ nhất: Lãnh đạo điều hành Ngân hàng trung ương là một tập thể. Theo mô hình này, ngoài Thống đốc hoặc chủ tịch là người đại diện cho Ngân hàng trung

ương. Bên cạnh, Ngân hàng còn có Hội đồng quản trị, Hội đồng Chính sách tiền tệ

hay Hội đồng ngân hàng trung ương, những Hội đồng này mới là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng trung ương.

Các nước áp dụng mô hình lãnh đạo, điều hành này bao gồm: Hệ thống dự trữ

liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng quốc gia Hugary, Ngân hàng trung ương Pháp, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc….

Dạng thứ hai: Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng trung ương là một cá nhân, theo chếđộ thủ trưởng. Với mô hình lãnh đạo, điều hành này Thống đốc hoặc Chủ tịch là người lãnh đạo cao nhất tại Ngân hàng trung ương. Đồng thời cũng là người duy nhất chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Ngân hàng trung

ương. Điển hình áp dụng mô hình này là Trung Quốc,….

Đối với Việt Nam, trước khi luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành, lãnh đạo, điều hành ngân hàng trung ương là một tập thể. Việc quản trị Ngân hàng trung ương do Hội đồng quản trịđảm nhận, còn việc điều hành hoạt động của Ngân hàng lại đặt dưới quyền của Giám đốc Ngân hàng10. Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành, cơ chế lãnh đạo tập thể không còn được áp dụng nữa, mà thay vào đó là cơ chế lãnh đạo một cá nhân-cơ chế thủ trưởng.

Vì vậy, về nguyên tắc Thống đốc ngân hàng là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc chỉ đạo, điều hành công việc của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thống đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời Thống đốc cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ và Quốc hội về các lĩnh vực mình phụ trách.

9 Tham khảo từ trang web: http//www.google.com.vn.vi.wikipedia.org/ mô hình ngân hàng trung

ương.

19

Phó Thng đốc.

Để Thống đốc thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình dưới quyền Thống đốc còn có các phó Thống đốc giúp việc. Mỗi Phó Thống đốc được Thống

đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và phụ trách một số đơn vị. Phó Thống đốc được sử dụng quyền hạn của Thống đốc, nhân danh Thống đốc khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Phó Thống đốc chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về những quyết định của mình. Tuy nhiên Thống đốc có thể trực tiếp giải quyết các công việc tuy đã giao cho Phó Thống đốc, nhưng thấy cần thiết vì nội dung quan trọng, do Phó Thống đốc vắng mặt, hoặc những việc liên quan từ hai Phó Thống đốc trở lên nhưng các Phó Thống

đốc có ý kiến khác nhau. Thống đốc có quyền phân công một Phó Thống đốc làm nhiệm vụ phó Thống đốc thường trực, giúp Thống đốc điều hành công việc chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Th trưởng các đơn v trc thuc Ngân hàng Nhà nước Vit Nam.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là người

đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước. Chủ thể này gồm các Vụ trưởng, giám đốc cơ quan ngang Vụ, giám đốc các Chi nhánh, trưởng Văn phòng đại diện, thủ trưởng các tổ đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.

Những nội dung trên đã phần nào giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

đặc biệt là về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo điều hành ở góc độ pháp lý chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chương 2 của Luận văn này.

20

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CA PHÁP LUT V CƠ CU T CHC; LÃNH

ĐẠO ĐIU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIT NAM

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được cấu thành từ các bộ

phận: Vụ, cơ quan ngang Vụ, các tổ chức sự nghiệp, Văn phòng đại diện và hệ

thống chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước.

Trong giới hạn của Luận văn, tác giả chỉđi sâu phân tích nhiệm vụ, quyền hạn một số Vụ, cơ quan ngang Vụ, văn phòng đại diện và tổ chức sự nghiệp sau:

Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Tài chính kế toán; cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Cục Công nghệ thông tin; Viện Chiến lược ngân hàng và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây đều là những bộ phận có tính chất điển hình trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời đây cũng là các cơ quan có những thay đổi cơ bản trong quá trình hoàn thiện bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay.

2.1 Cơ cu t chc ca Ngân hàng Nhà nước Vit Nam.

2.1.1 Quy định ca pháp lut v mt s V trc thuc Ngân hàng Nhà

nước Vit Nam.

2.1.1.1V chính sách tin t

Vụ chính sách tiền tệ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vụ Chính sách tiền tệ là đơn vị có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ

cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng đó thể hiện qua việc Vụ Chính sách tiền tệ có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật. Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia là chức năng quan trọng nhất thể hiện vai trò quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để

thực hiện tốt chức năng của mình vì thế mà cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không thể thiếu Vụ Chính sách tiền tệ.

Theo Quyết định 2201/2008 QĐ-NHNN ngày 6.10.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ. Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ hiện nay chỉ gồm 4 phòng chuyên trách. Tên các phòng, ban cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình cũng như nhiệm vụ mới của Vụ

trong hiện tại. Cụ thể cơ cấu tổ chức của Vụ chính sách tiền tệ gồm có các phòng chuyên trách sau11:

11Điều 3 Quyết định 2201/2008 QĐ-NHNN ngày 6.10.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ.

21

Phòng Tổng hợp;

Phòng Nghiên cứu kinh tế;

Phòng Chính sách tiền tệ và quản lý vốn khả dụng; Phòng Cơ chế tín dụng và lãi suất.

So với trước đây, cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ gồm có 5 phòng chuyên trách là: phòng Tổng hợp; phòng chính sách tiền tệ và quản lý vốn khả dụng; phòng chính sách tín dụng và lãi suất; phòng phân tích kinh tế và dự báo; phòng cán cân thanh toán quốc tế và phòng thống kê12.

Theo đó, phòng cán cân thanh toán quốc tế và phòng thống kê đã được hủy bỏ

cho phù hợp với nhiệm vụ mới của Vụ hiện nay. Thực chất nhiệm vụ quản lý cán cân thanh toán quốc tế hiện nay đã được chuyển giao cho Vụ Quản lý ngoại hối

đảm nhận. Nhiệm vụ của phòng Thống kê thì được chuyển giao cho phòng Tổng hợp phụ trách. Do đó cơ cấu tổ chức của Vụ cũng được sắp xếp lại cho gọn nhẹ

hơn, phù hợp hơn với nhiệm vụ mới.

V chính sách tin t có các nhim v và quyn hn như sau13:

Một là, Vụ chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thuộc những lĩnh vực sau: chính sách tiền tệ; hoạt động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ; cơ chế, chếđộ chung về hoạt động tín dụng…Vụ là đơn vị chủ trì trong việc tổ chức thực hiện các văn bản trên sau khi được phê duyệt.

Hai là, Vụ chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm và xây dựng các biện pháp

điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ

quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện dự án chính sách tiền tệ quốc gia. Cho nên, Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiệm vụ xây dựng mức lạm phát dự kiến, hoạch định lượng tiền cung ứng cho lưu thông hàng năm, các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp với mục tiêu kinh tế và

định hướng phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Trong đó Vụ chính sách tiền tệ

là cơ quan chuyên trách có chức năng giúp Thống đốc thực hiện các nhiệm vụ trên. Vụ có nhiệm vụ xây dựng cơ chế và giải pháp điều tiết lượng tiền trong lưu thông hàng năm, xây dựng cơ chế sử dụng các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ

giá hối đoái, tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mởđể giúp Thống đốc thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

12Điều 3 Quyết định 1131/2004/QĐ-NHNN quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ

Chính sách tiền tệ.

13Điều 2 Quyết định 2201/2008 QĐ-NHNN ngày 6.10.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ.

22

Theo đó, lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay trả cho người cho vay trên tiền vốn trong khoản thời gian nhất định. Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất cơ bản, và từ mức lãi suất mà Ngân hàng công bố, các tổ chức tín dụng mới

được ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Vụ chính sách tiền tệ xây dựng cơ

chế sử dụng công cụ lãi suất bằng cách: xác định thời điểm nào sẽ áp dụng mức lãi suất thấp nhằm bơm tiền vào nền kinh tế, khi nào sẽ nâng mức lãi suất lên để rút tiền về.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các Tổ chức tín dụng buộc phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Vụ Chính sách tiền tệ có thể thông qua công cụ dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng tiền tệ có trong lưu thống bằng cách: xác định trực tiếp mức dự trữ mà các tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước hoặc thực hiện gián tiếp bằng cách bán chứng khoán để thu tiền về- làm giảm lượng tiền có trong lưu thông. Mua chứng khoán để cung ứng tiền cho nền kinh tế-làm tăng lượng tiền có trong lưu thông.

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ

khác. Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng cơ chế sử dụng công cụ này bằng cách xác

định tỷ lệ giữa đồng Việt Nam với từng loại ngoại tệ cụ thể. Thông qua việc tăng hay giảm giá của đồng tiền nội địa Vụ Chính sách tiền tệ đã trực tiếp làm thay đổi việc cung ứng tiền cho nền kinh tế.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các công cụ thanh toán cho các ngân hàng. Vụ

chính sách tiền tệ có nhiệm vụ xác định khi nào sẽ cho vay theo hình thức tái cấp vốn, khi nào không cho vay theo hình thức này đểđiều tiết lượng tiền cho phù hợp.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Vụ chính sách tiền tệ xác định khi nào thì tiến hành bán các loại giấy tờ có giá để

rút tiền ra khỏi lưu thông và ngược lại khi nào sẽ mua lại các loại giấy tờ này đểđưa tiền vào lưu thông. Dựa trên cơ chế và giải pháp điều tiết tiền tệ mà Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng, Thống đốc xem xét ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành cơ

chế, giải pháp điều tiết lượng tiền tệ hàng năm của cả nước.

Bên cạnh việc xây dựng cơ chế sử dụng các công cụ để điều tiết lượng tiền tệ

có trong lưu thông Vụ Chính sách tiền tệ còn xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hoặc rút bớt tiền từ lưu thông về, trong hạn mức kế hoạch cung ứng tiền đã được duyệt. Phối hợp với vụ Quản lý ngoại hối, vụ Tín dụng, Sở giao dịch, Vụ Chính sách tiền tệ tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, tái chiết khấu,

23

cho vay qua đêm và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Xác định mức lãi suất cơ

bản, mức lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay qua đêm, tỷ lệ dự

trữ bắt buộc định kỳ mà các tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Ba là, Vụ Chính sách tiền tệ còn là đơn vị chủ trì trong việc tổng hợp diễn biến kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, nhằm phân tích và dự báo mức vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Theo đó, vốn khả dụng là số tiền dự trữ mà các tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm: tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi dịch vụ thanh toán liên ngân hàng. Mức vốn khả dụng càng lớn đồng nghĩa với việc lượng tín dụng mà tổ chức tín dụng đó có thể cung cấp cao. Chính vì vậy vốn khả dụng được coi là thước đo mức độ bảo đảm thanh khoản của các tổ

chức tín dụng, là một trong các căn cứ quan trọng để Vụ chính sách tiền tệ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.

Ngoài việc phân tích và dự báo mức vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, Vụ chính sách tiền tệ còn tổng hợp các diễn biến kinh tếđể phân tích tỷ lệ lạm phát của tiền tệ. Bởi tỷ lệ lạm phát tiền tệ chính là tốc độ tăng mặt bằng giá cả, nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát là một trong những dấu hiệu cho thấy hiệu quả của hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước. Do việc dự báo mức vốn khả dụng, tỷ lệ lạm phát tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên Vụ chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tổng hợp diễn biến kinh tế, tài chính tiền tệ trong và ngoài nước để có thể dựđoán được các chỉ số này. Nếu các chỉ số trên

được dự đoán chính xác sẽ góp phần không nhỏ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra Vụ chính sách tiền tệ còn xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt cơ

chế chung về hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện sau khi được phê duyệt.

Bốn là, Vụ chính sách tiền tệ có nhiệm vụ dự thảo bản báo cáo tình hình thực hiện chính sách tiền tệ hàng tháng, quý, năm để trình Thống đốc. Trên cơ sở báo cáo do Vụ chính sách tiền tệ trình, Thống đốc sẽ trình Thủ tướng chính phủ xem

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)