4. Bố cục Luận văn
2.1.3.2 Văn phòng đại diện tại TP HCM
Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụđại diện theo sựủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Văn phòng đại diện là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tài khoản và con dấu riêng. Văn phòng chỉ có chức năng đại diện cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số hoạt động theo sự ủy quyền của Thống đốc, mà không được phép thực hiện bất kỳ một nghiệp vụ ngân hàng nào.
Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn như sau25: Phòng Tổng hợp. Phòng Quản trị. Phòng Hành chính nhân sự. Phòng Tài vụ. Đội bảo vệ
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy
định tại Quyết định hiện hành, Quyết định 2221/2008/QĐ-NHNN không có thay đổi nào so với cơ cấu tổ chức được quy định tại Quyết định 1050/2004/QĐ-NHNN đã
được ban hành trước đó. Chỉ có nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đại diện là có nhiều thay đổi, cụ thể nhiều nhiệm vụ mới của Văn phòng đại diện được bổ sung. Việc bổ sung thêm các nhiệm vụ mới cho Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí
25Điều 1,2,3 Quyết định 2221/2008 QĐ-NHNN ngày 6.10.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
45
Minh nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại khu vực phía Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như tránh được sự lãng phí nguồn kinh phí hoạt động hàng năm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bởi hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ có một Văn phòng đại diện
ở trong nước, Văn phòng đại diện này cũng được tổ chức gồm 6 phòng ban chuyên môn như các cơ quan khác của Ngân hàng Nhà nước. Nếu Văn phòng này được giao quá ít nhiệm vụ để thực hiện sẽ tạo ra sự lãng phí lớn cho Ngân sách khi phải chi trã lương hàng tháng cho đội ngũ cán bộ làm việc ở đây. Do chỉ có một Văn phòng đại diện trong nước nên văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là cơ quan đại diện cho Ngân hàng Nhà nước quản lý và đôn đốc các tổ chưc tín dụng thực hiện các chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước. Vì thế nhiệm vụ của Văn phòng đại diện này được bổ sung nhiều hơn trước nhằm giúp Thống đốc thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với khu vực này. Đồng thời việc làm này cũng phù hợp với xu hướng đổi mới theo hướng tăng thêm quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Cụ thểVăn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ
và quyền hạn sau đây:
Một, Văn phòng có nhiệm vụ phối hợp với các Vụ, Cục của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ quản lý ngoại hối, Vụ pháp chế, và các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam….tổ chức phổ biến các chủ
trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Thể lệ, chính sách, chế độ hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các tổ chức tín dụng tại các tỉnh, thành phốở miền Nam.
Hai, Văn phòng đại diện còn được quyền tham gia các đoàn công tác của lãnh
đạo ngành ngân hàng hoặc tham gia các đoàn công tác của các Vụ, Cục tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Tổ chức khảo sát tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn khi được Thống đốc giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó Văn phòng đại diện còn có nhiệm vụ phối hợp với các Vụ, cục của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn bị các nội dung cần thiết để Thống đốc tham dự các buổi họp của Chính Phủ, của các Bộ, Ngành, địa phương ở phía Nam. Văn phòng đại diện cũng được quyền tham dự các cuộc họp này trong trường hợp được Thống đốc ủy quyền. Đây là nhiệm vụ mới được ghi nhận tại Quyết định 2221/2008/QĐ-NHNN, mà trước đây Quyết định 1050/2004/QĐ-NHNN quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa đề cập đến.
Văn phòng đại diện còn được quyền đại diện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tham dự các buổi lễ, kỷ niệm thành lập, khai trương, đón nhận huân
46
chương của các tổ chức tại khu vực phía Nam. Đại diện cho Ngân hàng Nhà nước trong việc tiếp đón các đoàn khách quốc tế, các Bộ, Ngành, địa phương đến làm việc với Ngân hàng Nhà nước tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ba, ngoài hai nhiệm vụ trên Quyết định 2221/2008/QĐ-NHNN còn bổ sung một loạt nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh mà Quyết định 1050/2004/QĐ-NHNN chưa quy định. Các nhiệm vụ mới bao gồm nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác lễ tân, hậu cần nhằm phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của ban lãnh đạo, cũng như các đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước khi vào công tác tại phía Nam. Phối hợp với Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn hay các buổi hội thảo khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
Văn phòng còn quản lý và tổ chức đánh máy, in, chụp, fax, tài liệu phục vụ
cho các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Thống đốc, Phó Thống
đốc tại phía Nam. Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ, thực hiện chế độ biên chế, giải quyết các chính sách, chếđộ làm việc cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc
đơn vị được phân cấp theo ủy quyền của Thống đốc. Theo dõi và thực hiện các chính sách ưu đãi, chếđộ hưu trí cho cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bốn, ngoài việc quản lý và lưu trữ hồ sơ, thực hiện chếđộ biên chế cho cán bộ
làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện còn có nhiệm vụ quản lý tài sản, bảo quản, sửa chữa, nâng cấp hiệu năng sử dụng công sở, cũng như các cơ
sở vật chất khác do Văn phòng đại diện quản lý. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn thực hiện công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy đảm bảo trật tự
an toàn cơ quan. Tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin về hoạt động của ngân hàng tại các tỉnh phía Nam, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.