Vụ tài chính kế toán

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 42)

4. Bố cục Luận văn

2.1.1.3Vụ tài chính kế toán

Là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vụ Tài chính kế toán có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quản lý nhà nước về kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của toàn ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính kế toán bao gồm các phòng chuyên trách sau16: Phòng Tổng hợp; Phòng Chếđộ; Phòng Quản lý tài chính; Phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Phòng kế toán tập trung;

Phòng Kiểm soát và đối chiếu chuyển tiền.

So với Quyết định 1676/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Tài chính kế toán. Cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính kế toán theo quy định tại Quyết định 2236/2008/QĐ-NHNN đã có những thay đổi nhất định. Theo đó, tên các phòng chuyên trách đều được thay đổi cho phù hợp với các nhiệm vụ mới của Vụ. Theo quy định tại Quyết định 1676 thì cơ cấu của Vụ có các phòng chuyên trách sau: Phòng Chếđộ-tổng hợp; phòng Quản lý tài chính; phòng Quản lý

đầu tư xây dựng cơ bản; phòng Kế toán tập trung; phòng Kiểm soát thanh toán liên hàng và phòng Kiểm tra.

Các phòng Kiểm tra và phòng Kiểm soát thanh toán liên hàng đã được thay thế

bởi phòng Kiểm soát và đối chiếu chuyển tiền. Bởi hiện nay việc quản lý hệ thống thanh toán liên ngân hàng không còn do Vụ Tài chính kế toán đảm nhận nữa, mà

được chuyển giao cho Vụ Quản lý ngoại hối thực hiện. Vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của Vụ không còn tồn tại các phòng chuyên trách này.

Hiện nay các phòng chuyên trách của Vụ được bố trí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà Vụ được phân công phụ trách. Điều này cho thấy cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, nhằm đáp ứng cho nhu cầu

16Điều 3 Quyết định 2201/2008 QĐ-NHNN ngày 6.10.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ.

31

hoạt động cũng như phù hợp với thông lệ tổ chức ngân hàng quốc gia của các nước trong khu vực.

V Tài chính kế toán có nhng nhim v, quyn hn như sau17:

Thứ nhất, Vụ Tài chính-kế toán có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính, kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi văn bản được ban hành, Vụ có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản trên.

Thứ hai, ngoài nhiệm vụ trên Vụ Tài chính-kế toán còn có nhiệm vụ thực hiện công tác tài chính cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thông qua các hoạt động cụ

thể sau:

Vụ là đơn vị chủ trì lập và trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kế hoạch tài chính bao gồm: các khoản chi tiêu cụ thể hàng năm của các đơn vị thuộc trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phương án khoán kinh phí hoạt động của các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng cơ chế khoán kinh phí. Sau khi kế hoạch tài chính được Thông đốc phê duyệt Vụ Tài chính kế toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính này.

Vụ Tài chính-kế toán còn tổ chức kiểm tra quyết toán thu, chi tài chính của các

đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Gồm: Thời báo ngân hàng; Tạp chí ngân hàng; và Trung tâm Thông tin tín dụng; Viện chiến lược ngân hàng và trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Không chỉđược quyền kiểm tra quyết toán thu chi tài chính của các đơn vị sự nghiệp, Vụ Tài chính kế toán là đơn vị có thẩm quyền phê duyệt báo cáo thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính của các đơn vị

thuộc Ngân hàng Nhà nước được áp dụng cơ chế khoán kinh phí hoạt động. Vụ còn tổ chức kiểm tra, thẩm định, trình Thống đốc phê duyệt dự toán mua sắm tài sản, kế

hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu và quyết toán mua sắm tài sản cố định tại trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ ba, song song với việc thực hiện công tác tài chính, Vụ Tài chính-kế toán còn có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thông qua các hoạt động sau:

Hạch toán và tổng hợp số liệu để phân tích, đánh giá từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng một cách hiệu quả các loại vốn, quỹ và các loại tài sản khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời Vụ còn phải lập báo cáo tài chính, kế toán về những vấn đề trên sau đó trình Thống đốc phê duyệt. Công khai

17Điều 2 Quyết định 2201/2008 QĐ-NHNN ngày 6.10.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ.

32

tài chính, tài sản phục vụ cho công tác quản lý tài chính, tài sản tại trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng thuộc trách nhiệm của Vụ Tài chính-kế toán.

Bên cạnh việc thực hiện công tác kế toán cho ngân hàng Nhà nước Việt Nam Vụ Tài chính-kế toán còn trình Thống đốc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực kế toán áp dụng cho các tổ chức tín dụng. Sau khi văn bản được ban hành thì Vụ có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Điều này thể

hiện vai trò quản lý của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động kế toán của các tổ chức tín dụng hiện nay.

Thứ tư, Vụ Tài chính-kế toán có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua các nhiệm vụ cụ thể sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vụ trình Thống đốc ký ban hành các văn bản chỉđạo, giải quyết những vấn đề

về đầu tư xây dựng cơ bản của ngành ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vụ Tài chính-kế toán có nhiệm vụ xây dựng và trình Thống đốc ban hành kế

hoạch đầu tư xây dựng công trình, các quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt.

Ngoài ra Vụ còn có quyền đề xuất với Thống đốc danh sách các đơn vịđủ tiêu chuẩn làm nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng. Dựa trên đề xuất của Vụ Tài chính kế

toán Thống đốc quyết định đơn vị được chọn làm chủ đầu tư xây dựng công trình. Vụ có nhiệm vụ quyết định phương án thiết kế kiến trúc công trình mà Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ quản lý. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư, đồng thời báo cáo tình hình kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình để Thống đốc quyết định trong trường hợp cần đình chỉ, thay đổi, hoặc điều chỉnh mục tiêu hay nội dung của dự án.

Vụ Tài chính-kế toán là đơn vị chủ trì, đồng phối hợp với chủ đầu tư đề xuất, trình Thống đốc xem xét, quyết định hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Thẩm định, trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu đối với các gói thầu của dự án. Thẩm định và trình Thống đốc phê duyệt quyết toán vốn cho các dự án. Sau khi quyết toán vốn được Thống đốc thông qua Vụ Tài chính-kế toán tổ chức công tác cấp hoặc tạm ứng vốn cho các công trình xây dựng này.

Thứ năm, Vụ Tài chính-kế toán có nhiệm vụ chủ trì, đồng phối hợp với các

đơn vị liên quan tổ chức các buổi hội nghị, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cho

33

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Không những vậy Vụ còn có trách nhiệm phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tiếp nhận và quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn khi được Thống đốc giao. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

So với Quyết định 1676/2004/QĐ-NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ

cấu tổ chức của Vụ Tài chính kế toán, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tài chính kế

toán theo quy định tại Quyết định 2236/2008/QĐ-NHNN có nhiều thay đổi. Theo quy định tại quyết định 1676/2004, hai nhiệm vụ thực hiện công tác tài chính, công tác kế toán cho Ngân hàng Nhà nước được gộp lại là một và không quy định chi tiết như hiện nay.

Bên cạnh đó, Vụ Tài chính-kế toán còn được bổ sung nhiều nhiệm vụ mới, chẳng hạn như nhiệm vụ tổng hợp số liệu nhằm đề xuất các biện pháp quản lý và sử

dụng các loại vốn, quỹ và các loại tài sản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vụ

Tài chính-kế toán còn được trao thẩm quyền xây dựng, trình Thống đốc ban hành kế

hoạch đầu tư, quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, đề xuất các

đơn vịđủ tiêu chuẩn làm nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng, cùng với Vụ Hợp tác quốc tế tiếp nhận và quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn. Đây đều là những nhiệm vụ, quyền hạn mới của Vụ Tài chính-kế toán được bổ

sung theo Quyết định 2236/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh những nhiệm vụ mới được bổ sung, khi xây dựng cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Vụ Tài chính-kế toán một số thẩm quyền của Vụ không còn được ghi nhận. Cụ thể như nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng đã được bãi bỏ. Việc bãi bỏ nhiệm vụ này của Vụ Tài chính kế toán là phù hợp với xu hướng hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay việc Ngân hàng Nhà nước đảm nhận nhiệm vụ là đại diện cho phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp và tổ

chức tín dụng đang tạo ra tâm lý e ngại về tính khách quan khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Vì vậy khi ban hành Quyết định 2236/2008 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã loại bỏ nhiệm vụ này ra khỏi chức năng ,nhiệm vụ của Vụ Tài chính kế toán, để phù hợp với xu thế hoàn thiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian sắp tới.

2.1.2 Cơ quan ngang V

2.1.2.1 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là đơn vị mới được thành lập trong cơ

34

96/2008/NĐ-CP trên cơ sở hợp nhất Vụ Tổng kiểm soát và Thanh tra ngân hàng.

Điều này làm cho cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gọn nhẹ hơn, tăng cường phối hợp giữa hai nhiệm vụ thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng thanh tra hành chính, thanh tra và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng còn có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước

đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sởđặt tại thủđô Hà Nội.

Để cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện tốt các chức năng trên, trong cơ cấu tổ chức của đơn vị có các bộ phận giúp việc gồm18: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước (gọi tắt là Vụ I) Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài (gọi tắt là Vụ II)

Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ III).

Vụ Giám sát ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV)

Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V).

Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI).

Văn phòng.

Cục Phòng, chống rửa tiền.

Các chc năng ca cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng được c th

hóa thành nhng nhim v, quyn hn sau đây19:

Thứ nhất, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiệm vụ xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ

ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghịđịnh của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng về hoạt động phòng, chống rửa tiền. Sau khi xây dựng các dự thảo trên,

18Điều 3 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

19Điều 2 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

35

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm trình Thống đốc để Thống

đốc trình Chính phủ, Quốc Hội phê duyệt.

Ngoài nhiệm vụ xây dựng dự án các văn bản quy phạm pháp luật, Cơ quan Thanh tra, giám sát còn có trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án định hướng phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên phạm vi cả nước. Các dự án này sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông qua, và được áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tín dụng trên phạm vi cả

nước.

Thứ hai, Cơ quan thanh tra giám sát còn là đơn vị chủ trì xây dựng quy chế, quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy định điều kiện thành lập và hoạt động ngân hàng, quy định quy chế sáp nhập, giải thể đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Đồng thời cơ quan Thanh tra, giám sát còn có thẩm quyền liên đến quy định thủ tục cấp, thu hồi giấy phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam và các loại giấy phép hoạt động ngân hàng khác theo sự phân công của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng có nhiệm vụ đề

xuất việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện ở

trong nước và nước ngoài, thành lập đơn vị sự nghiệp trực thuộc các tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Dựa trên các đề xuất của Cơ quan

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 42)