Viện chiến lược Ngân hàng

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 53 - 56)

4. Bố cục Luận văn

2.1.3.1 Viện chiến lược Ngân hàng

Viện chiến lược Ngân hàng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Viện chiến lược ngân hàng có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng. Bên cạnh đó, Viện còn tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đồng thời, Viện còn được thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ ngân hàng khác.

Viện chiến lược ngân hàng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng được mở tại Kho bạc nhà nước và các Ngân hàng Thương mại. Viện có trụ sở

chính tại Thủ đô Hà Nội, và được bảo đảm kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Viện chiến lược ngân hàng có các phòng, ban giúp việc gồm23: Phòng hành chính tổng hợp.

Phòng nghiên cứu tiền tệ-Ngân hàng trong nước. Phòng nghiên cứu tiền tệ-Ngân hàng quốc tế. Phòng xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng.

Phòng nghiên cứu, quản lý khoa học và công nghệ ngân hàng.

23Điều 2 Quyết định 2252/2008 QĐ-NHNN ngày 25.11.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược ngân hàng.

42

Vin chiến lược ngân hàng cũng có 5 nhóm nhim v chính, các nhóm nhim v ln lượt bao gm24:

Một là, Viện Chiến lược ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt chiến lược, kế hoạch phát triển ngành ngân hàng dài hạn, 5 năm, hàng năm. Tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chiến lược, kế hoạch này. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện, vào cuối mỗi năm Viện Chiến lược ngân hàng còn có nhiệm vụ tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch lên Thống

đốc.

Cùng với các cơ quan ở cấp Cục, Vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Chiến lược ngân hàng cũng tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, chương trình về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tham gia đóng góp ý kiến đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng, sữa đổi các chính sách liên quan đến tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Các dự án luật, pháp lệnh có sự tham gia xây dựng của Viện chiến lược ngân hàng như: Luật các công cụ chuyển nhượng 2005; Pháp lệnh ngoại hối 2005; dự thảo luật các tổ chức tín dụng….

Hai là, ngoài nhiệm vụ trên Viện Chiến lược ngân hàng còn được Thống đốc giao một nhiệm vụ khác, đó là tổ chức nghiên cứu, khảo sát, phân tích kinh tế vĩ

mô, nghiên cứu các chỉ tiêu như: GDP, tỉ lệ thất nghiệp, các chỉ số giá cả…Trên cơ

sở đó, Viện tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước tìm ra nguyên nhân, hậu quả của những biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia, hoạch định yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Ngoài ra Viện chiến lược ngân hàng còn tổ chức nghiên cứu thị trường tài chính tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ việc xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng, góp phần ổn định thị

trường tài chính Việt Nam.

Do thị trường tài chính là kênh dẫn vốn hiệu quả, là nơi thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn đểđáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh. Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ. Thị trường tài chính là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế

hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Chính vì vậy Viện có nhiệm vụ nghiên cứu thị

trường tài chính trong nước để phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược phát triển cho toàn ngành ngân hàng. Việc làm này không những góp phần tích cực phục vụ

công tác xây dựng chiến lược phát triển toàn ngành, mà còn là tiền đề để các cơ

24Điều 3 Quyết định 2252/2008 QĐ-NHNN ngày 25.11.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược ngân hàng.

43

quan chuyên môn khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng hoạt động hiệu quả hơn.

Ba là, bên cạnh đó Viện Chiến lược ngân hàng còn đảm nhận trọng trách là ủy viên thường trực của Hội đồng khoa học và công nghệ ngành ngân hàng. Theo đó Viện có nhiệm vụ lập danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng trình Thống đốc phê duyệt. Sau khi danh mục đề tài được Thống đốc phê duyệt, Viện tham gia Hội đồng thẩm định, xét duyệt, nghiệm thu và tổ chức triển khai việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học này. Sau khi đề tài hoàn thành Viện là đơn vị có thẩm quyền đề xuất với Thống đốc việc phổ biến và áp dụng kết quả nghiên cứu, khảo sát của những đề tài này vào thực tiển. Ngoài ra Viện còn còn trách nhiệm tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu của tất cả các công trình nghiên cứu khoa học của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Với tư cách là ủy viên thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ ngành ngân hàng nên Viện sẽ phối hợp với Cục công nghệ thông tin, Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ, hay các tổ

chức khoa học nước ngoài tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

mới vào hoạt động ngân hàng. Viện còn được quyền tổ chức các hoạt động khoa học, hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Tổ chức nghiên cứu, trao đổi những vấn đề về chính sách tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng mà xã hội quan tâm. Có quyền cho ý kiến về những thông tin thiếu chính xác, thiếu căn cứ

khoa hoạc liên quan đến vấn đề tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Bốn là, để thực hiện tốt chức năng của mình, Viện Chiến lược ngân hàng được

đại diện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo sựủy quyền của Thống đốc trong việc đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các công trình hợp tác nghiên cứu với các tổ chức quốc tế. Đồng thời Viện còn được phép thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ đào tạo, thử nghiệm, chuyển giao công nghệ…

Theo đó, dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ

biến, ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ và kinh nghiệm vào thực tiễn.

Do Viện Chiến lược ngân hàng được đại diện cho Ngân hàng Nhà nước nên Viện được quyền sử dụng các thông tin thống kê, được quyền yêu cầu các đơn vị

trong ngành ngân hàng cung cấp thông tin theo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Tổ chức xây dựng, xử lý, cập nhật hệ thống thông tin kinh tế và tiền tệđể thực hiện tốt các nhiệm vụđược giao.

44

Năm là, ngoài tất cả các nhiệm vụ trên, Viện Chiến lược còn phải định kỳ phát hành các ấn phẩm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ngân hàng và thị trường tài chính tiền tệ. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác nghiên cứu khoa học công nghệ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Viện Chiến lược ngân hàng tuy là cơ quan mới được thành lập trong cơ cấu tổ

chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng qua quá trình hoạt động Viện Chiến lược ngày càng thể hiện vai trò là một cơ quan quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước. Bởi các hoạt động của Viện gắn bó mật thiết với hoạt động của các cơ quan khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các nghiên cứu, chiến lược mà Viện đề xuất là yếu tố quan trọng giúp các đơn vị

như Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chiến lược và phát triển ngân hàng…thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụđã được Thống đốc giao phó.

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)