Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 65 - 68)

4. Bố cục Luận văn

2.2.2 Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thủ trưởng là người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do đơn vị mình phụ trách. Nhiệm vụ của từng đơn vịđược Thống đốc quy

định cụ thể tại các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Ngoài ra Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn có nhiệm vụ thực hiện các công việc khác theo sựủy quyền hoặc chỉđạo của Thống đốc, phó Thống đốc.

Th trưởng các đơn v trc thuc Ngân hàng Nhà nước Vit Nam có các nhim v, quyn hn như sau29.

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm điều hành đơn vị mình chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Ngân hàng Nhà nước, các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Thực hiện đầy đủ

chếđộ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị. Thủ trưởng là người chịu trách nhiệm trước Thống đốc về kết quả thực hiện công việc được giao, kể cả những việc

đã phân công, ủy nhiệm cho cấp phó xử lý thay. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết. Thủ trưởng các đơn vị không được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc lên Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, đồng thời Thủ trưởng các đơn vị cũng không được giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị khác.

29Điều 7 quyết định 31/2008/QĐ-NHNN ban hành quy chế làm việc của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

54

Trường hợp công việc được giao không thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm báo cáo để Thống đốc hoặc Phó Thống đốc chuyển cho đơn vị khác xử lý. Nếu Thống đốc hoặc Phó Thống đốc vẫn giao Thủ trưởng đơn vị xử lý công việc đó thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thực hiện.

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chủđộng phối hợp với Thủ trưởng các

đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và thực hiện nhiệm vụ chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thủ trưởng các đơn vịđược Thống đốc uỷ quyền giải quyết một số công việc hoặc được ủy quyền ký một số văn bản thuộc thẩm quyền của Thống đốc. Trong trường hợp này Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Thống đốc về nội dung được uỷ quyền, thừa lệnh.

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc, phân công công tác cho cấp phó và cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình. Khi vắng mặt khỏi cơ quan Thủ trưởng các đơn vị phải uỷ quyền cho cấp phó quản lý, điều hành đơn vị. Người được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, Thống đốc và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị

trong thời gian được uỷ quyền.

Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Thống đốc và Phó Thống đốc về kết quả thực hiện công tác của đơn vị mình, kiến nghị các vấn đề của

đơn vị cần được Thống đốc chỉđạo giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung.

Thủ trưởng đơn vị khi được giao chủ trì giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị khác phải trao đổi ý kiến với Thủ

trưởng đơn vị đó. Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo

đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì.

Theo sự phân công của Thống đốc, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với nhau để thực hiện các dự án, chương trình của Ngân hàng Nhà nước. Đối với những vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị mà vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo, đề xuất Thống đốc xem xét, quyết định30.

Thông qua chương 2 của đề tài người viết đã phân tích cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức, cũng như nhiệm vụ của từng chức vụ

trong ban lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chương 2 đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tuy nhiên

30 điều 10 quyết định 31/2008/QĐ-NHNN ban hành quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

55

người viết nhận thấy mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các hạn chế đang tồn tại trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước thông qua chương 3 của

56

CHƯƠNG 3

NHN XÉT V CƠ CU T CHC; LÃNH ĐẠO, ĐIU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG

HOÀN THIN

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)