Năm 2012 có nhiều biến động, các quy luật phát triển thay đổi thị trường nói chung không tuân theo quy luật. Trước những thành tựu và hạn chế cũng như những tồn tại của công ty mà các nhà quản lý đặt ra những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới như sau:
- Tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh
- Tích cực tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, đông thời xác đinh phát triển trọng tâm là thị trường trong nước
- Quan tâm nhiều hơn tới người lao động giúp họ nâng cao khả năng làm việc, tính ổn định nhân sự luôn được đặt lên hàng đầu. Tiếp tục đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực để phục vụ cho chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Giai đoạn 2012 – 2013, công ty tiếp tục thực hiện mục tiêu đã được xác định trong văn bản sơ kết năm 2011 và dự thảo kế hoạch kinh doanh năm tới là: “ Xây dựng công ty thành uy tín của Việt Nam, trở thành công ty có tầm cỡ trong nước, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn, chất lượng”. - Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản, tiếp tục đa dạng
hoá ngành nghề kinh doanh, nâng cao vị thế và uy tín của công ty, phát triển nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, hoạt động theo hướng chuyên cung cấp số lượng hàng hóa.
- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại để có đội ngũ lao động đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC AN.
1. Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của công ty
Năng lực thanh toán của công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của công ty, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của công ty: không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.
Năng lực thanh toán của công ty chủ yếu là thanh toán nợ ngắn hạn. Thanh toán Nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào vốn lưu động và tài sản lưu động của Tổng công ty làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính của công ty.
Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho công ty phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do đó, trong Bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến mối quan hệ đối ứng của các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, phải dùng tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, công ty
- Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn, nhưng để tránh rủi ro từ phía chủ nợ. vì một lý do nào đó phải đòi thanh toán ngay.
- Đối với Hàng tồn kho: vì công ty lấy hoạt động kinh doanh nhạc cụ, do đó lượng hàng dự trữ không nên quá nhiều, nhằm làm tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty.
- Một trong những tài sản lưu động mà công ty cần quan tâm nữa đó là các khoản phải thu. Các khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu từ khách hàng và từ các đối tác làm ăn. Công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu quá hà khắc có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Như vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý tài sản cố định phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn
Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty. Điều này không những quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,… Nếu khả năng tự chủ tài chính của công ty lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, từ đó tạo thuận lợi cho công ty về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Một trong những giải pháp nâng cao tính tự chủ của công ty là tăng nguồn vốn chủ sử hữu đó là tiến hành cổ phân hoá công ty. Cổ phần hoá là hướng đi đúng đắn để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của công ty. Cổ phần hoá chính là tạo điều kiện cho những người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ là vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ những lợi ích đó của cổ phần hoá, công ty nên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch cổ phần hoá đã đề ra đối với toàn công ty. Và để tiến hành đúng kế hoạch cổ phần hoá thì công ty cần phải phân tích và đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính hiện tại của công ty để có những quyết định, hành động đúng, phù hợp.
3. Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của công ty.
Năng lực kinh doanh của công ty là năng lực tuần hoàn của vốn công ty, là một mặt quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Sự tuần hoàn
hoá, dịch vụ có được tiêu dùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi được vốn và hoàn thành vòng tuần hoàn của vốn. Để hoàn thành những mục tiêu kinh doanh, công ty cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Tăng cường hoạt động marketing, chào hàng đến các đoàn hát, dàn nhạc, các trường đại học, học viện, trung tâm âm nhạc trong cả nước.
- Đưa ra chính sách giá cả hợp lý, đi cùng các dịch vụ kèm theo nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng nhạc cụ.
- Tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nước ngoài để tránh rủi ro, cũng như tìm được nhiều mức giá nhập khẩu khác nhau để giảm giá vôn hàng bán
- Thực hiện, giám sát kinh doanh triệt để từng khâu, từng giai đoạn chặt chẽ. Để có những biện pháp, cách xử lí khi một tình huống bất ngờ xảy ra.
4. Giải pháp nâng cao năng lực sinh lợi
Năng lực thu lợi là khả năng thu được lợi nhuận của công ty. Do đó, năng lực thu lợi luôn là điều quan tâm nhất của các đối tượng liên quan. Có những doanh nghiệp, hiện tại chưa mang lại thu nhập, nhưng sau một thời gian, lại có thể mang lại một khoản thu nhập lớn cho chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các nhà quản lý và người lao động.
Như đã biết, các yếu tố cấu thành của lợi nhuận doanh nghiệp là: các loại thu nhập, các kinh phí và tổn thất.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Như vậy, để nâng cao năng lực, thì một mặt công ty cần có những chính sách bán hàng và cung ứng dịch vụ để làm tăng doanh thu, một mặt có những chính sách chi phí tối thiểu để làm giảm tổng chi phí, từ đó, làm tăng lợi nhuận thuần của công ty.
Để giảm tối thiểu chi phí, công ty cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng. Có như thế thì công ty mới có thể giảm được sự lãng phí về vật lực và nhân lực thường gặp ở các doanh nghiệp Nhà nhỏ và vừa.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Qua những phân tích tài chính ở trên cũng chỉ dừng ại ở những đánh giá chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình tình tài chính của công ty mà thôi. Do vậy
hạn nhất định nào đó. Quá trình thực tập và nghiên cứu số liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Phúc An sau khi phân tích đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty có những kiến nghị sau
Thứ nhất:
- Hiện nay về TSCĐ công ty chỉ có tài sản cố định hữu hình, hơn nữa tỷ tọng TSCĐ lại chiếm một tỷ trọng nhỏ. Như đã phân tích ở trên với oại hình kinh doanh như của công ty thì TSCĐ đóng vai trò hết sức quan trọng. Để có thể mở rộng phạm vi trong tương lai cần đầu tư hơn nữa vào loại tài sản này. Nhưng tong điều kiện nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế đơn vị có thể cải thiện tình hình bằng cách sử dụng TSCĐ thuê tài chính hoặc thuê dài hạn.
- Hiện nay vốn lưu động thường xuyên của công ty <0 xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, do đó cần có giải pháp:
+ Tăng cường vốn vay dài hạn
+ Giải phóng hàng tồn kho tăng thu từ khách hàng để trả nợ ngắn hạn + Giảm đầu tư dài hạn
Có như vậy công ty mới đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh đảm bảo được sự lành mạnh về tài chính trước trên kinh doanh phải có vốn lưu động thường xuyên lớn nghĩa là đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vôn dài hạn để vay ngắn hạn từ bên ngoài.
Thứ hai:
- Hiện nay công ty chưa tiến hành lập các khoản dự phòng đặc biệt là dự phòng phải thu khó đòi vì trong thực tế nếu các khoản phải thu của công ty phụ thuộc thì khoản thu này quá lớn. Vì vậy trước tiên đơn vị phải tiến hành thiết lập các khoan thu khó đòi. Trong khi đó dự phòng chỉ làm tăng thêm tính thận trọng trong kinh doanh, giúp công ty tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Thứ ba:
- Công ty phải tăng cường huy động các nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh trong đó vốn chủ sở hữu có vai trò hêt sức quan trọng, nó là nguồn hình thành chính lên TSCĐ và TSLĐ của công ty.
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải nghiên cứu để giảm giá thành sản phẩm, tăng giá bán cũng như tăng lượng hàng hóa.
- Công ty nên nghiên cứu thị trường để tìm ra cơ cấu sản phẩm hợp lý, tăng sản lượng những sản phẩm có lợi nhuận cao, giảm bớt những sản phẩm có lợi nhuận thấp, nhờ đó tăng được tổng lợi nhuận cho công ty.
- Công ty nên tìm thị trường ổn định giảm chi phí trong quá trình vận chuyển nhờ đó có thể giảm được giá thành sản phẩm.
- Sử dụng các chính sách trong tiêu thụ sản phẩm nhất là đẩy mạnh hoạt động Marketing
Thứ tư: Về tình hình tài chính và khả năng thanh toán.
Để cải thiện tình hình tài chính của Công ty, Công ty cần có sự cân nhắc nghiên cứu kỹ để tìm hướng đi đúng đắn.
- Trước hết Công ty cần phải nghiên cứu cải tiến sản phẩm tồn kho đưa vào tiêu thụ giải phóng ứ đọng vốn. Tạo nguồn vốn lưu động bằng tiền đưa vào sản xuất kinh doanh , từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và như vậy sẽ tạo ra được uy tín thị trường.
- Công ty nên thanh toán ngay các khoản vay đến hạn trả để giữ uy tín đồng thời tăng các khoản vay dài hạn để lấy nguồn vốn để bổ sung cho sản xuất kinh doanh. Các khoản vay đó có thể là nguồn vốn huy động nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên. Cũng có thể sử dụng các hình thác hoạt động vốn cố định hỗ trợ của nhà nước, vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu hay cổ phần hoá các doanh nghiệp bằng các hình thức phát hành cổ phiếu tăng thêm nguồn vốn dài hạn cho Công ty.
- Công ty nên nghiên cứu có kế hoạch trước do các khoản vay đến hạn trả trong mỗi năm để có thể lập kế hoạch thanh toán tốt. Thì công ty sễ tạo được cho mình ưu thế trên thị trường. Nhờ đó quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được thuận lợi hơn.
- Để cải thiện tình hình vốn chủ sở hữu còn thấp. Công ty có thể xin nhà nước cho bổ xung vốn đồng thời công ty cần nghiên cứu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng vốn chủ sở hữu.
- Công ty phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính lúc đó sễ giúp cho nhà quản lý có những quyết định tốt hơn.
Việc phân tích tài chính của công ty chưa được thực hiện đây đủ và chi tiết ở một số mặt hoạt động như tình hình tài chính và khải năng thanh toán tình huy động vốn và hiệu quả sử dụng tình hình thực hiện kế hoạch giảm chi phí ... Do đó đã hạn chế phần nào việc cung cấp thông tin đến người quan tâm.
Hơn nữa trong khi thực hiện phân tích và so sánh mới chỉ dựa trên kết quả giữa hàng kỳ này và kỳ trước. Để đánh giá mà chưa đi sâu vào so sánh với một số chỉ tiêu quan trọng khác như so sánh với kế hoạch, so sánh dọc, so sánh ngang. Từng chỉ tiêu báo cáo tài chính để có những đánh giá chính sác và đầy đủ hơn ...
Thực tế cho thấy khi phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp người ta thường phân tích theo hai phương pháp là so sánh và phương pháp chi tiết hoá chi tiêu phân tích. do đó để có thể phản ánh rõ hơn thực trạng tài chính của mình. Công ty nên tiến hành phân tích báo cáo tài chính dựa trên hai phương pháp trên để có cái nhìn đầy đủ toàn diện hơn về tình tài chính của công ty. Bởi nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của các năm với nhau. Thì có thể thấy tình hình tài chính là khá quen nhưng nếu đem kết quả đó so với chỉ tiêu chung của ngành thì vốn còn thấp vẫn chưa phù hợp thì có nghĩa là công ty cần có những giải pháp khác nữa đẻ cải thiện tình hình tài chính của mình .
Khi phân tích công ty thiên đầy đủ các chỉ tiêu thì sẽ đưa ra được nhận xét đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tài chính qua đó có những giải pháp cụ thể và chi tiết hơn cho từng hoạt động của mình. Ngoài ra công ty cần thực hiện phân tích để cung cấp thông tin thường trực cho giám đốc nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
LỜI KẾT
Quản lý doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như ngày này thì mục tiêu đặt ra trước mắt các nhà quản lý doanh nghiệp là
Với một công ty mới thành lập được hơn 5 năm như Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Phúc An, để đạt được những kết quả kinh doanh như trên là không