Công ty chưa tăng cường công tác nghiên cứu để hiểu rõ các thị trường xuất khẩu chủ lực truyền thống như Châu Á, Châu Mỹ, EU... về điều kiện chính trị - thương mại, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng... từ đó chưa đánh giá được thực hạng xuất
khẩu sang các thị trường này, vì thế công ty sẽ không thể chủ động thâm nhập và gia tăng thị phàn ở các thị trường quan họng này.
Công ty chưa thường xuyên cập nhật các chính sách mới của các thị trường xuất khẩu để có những biện pháp phòng vệ thích hợp đối phó vói tranh chấp thương mại, rào càn kỹ thuật, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ lực tại các thị trường lớn.
Công ty chưa thường xuyên tham gia các buổi hội nghị, họp mặt giữa các doanh nghiệp trong ngành để nắm bắt được những thông tin mới hỗ trợ tốt cho quá trình kinh doanh của công ty, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới.
Công ty chưa quan tâm phát triển hơn thị trường nội địa, chưa tổ chức hệ thống buôn bán sản phẩm ở các đô thị, vùng công nghiệp tập trung.
5.3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẢU HÀNGTHỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY
5.3.1 Thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu
Tăng cường công tác nghiên cứu để hiểu rõ các thị trường xuất khẩu chủ lực truyền thống như Châu Á, Châu Mỹ, EU... về điều kiện chính trị - thương mại, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng... từ đó đánh giá thực trạng xuất khẩu sang các thị trường này giúp công ty lựa chọn phương thức thích hợp để duy trì tốc độ xuất khẩu, chủ động thâm nhập và gia tăng thị phần ở các thị trường quan trọng này.
Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, cập nhật các chính sách mới của thị trường xuất khẩu để có những biện pháp phòng vệ thích hợp đối phó với tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ lực tại các thị trường lớn.
Thực hiện các cuộc khảo sát trực tiếp tìm kiếm cơ hội của thị trường mới để mở rộng thị trường, chú trọng đến các thị trường ở Châu Mỹ có nhu cầu và tiềm năng phát triển rất lớn đặt biệc đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, công ty có thể thuê các công ty nghiên cứu thị trường để khảo sát nhu càu tiêu dùng các sản phẩm của công ty ở các thị trường trên thế giói.
Thường xuyên tham gia các buổi hội nghị, họp mặt giữa các doanh nghiệp trong ngành để nắm bắt được những thông tin mới hỗ trợ tốt cho quá trình kinh doanh của công ty, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới.
Quan tâm phát triển hơn thị trường nội địa, tổ chức hệ thống buôn bán sản phẩm ở các đô thị, vùng công nghiệp tập trung, phát triển và giới thiệu các mặt hàng mỹ nghệ truyền thống được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên thân thuộc.
Quản lý chất lượng sàn phẩm đàm bảo phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, các yêu cầu về quy cách bao bì, cách lựa chọn phân loại của từng thị trường giúp tạo ra lợi thế cạnh hanh cho sản phẩm, dễ dàng thâm nhập vào thị trường mới.
5.3.2 Giải pháp Marketỉng
Thành lập bộ phận chuyên trách marketing, một bộ phận quan trọng đặc biệt đối với kinh doanh xuất khẩu, đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
+ Xác định thị phần của công ty tại các thị trường hiện tại, tình hình cung cầu hàng hóa công ty đang kinh doanh. Nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng để biết sản phẩm nào được ưa chuộng, sàn phẩm nào có nhu cầu thấp để có thể xây dựng một kế hoạch phù họp về cơ cấu sản phẩm cho công ty.
+ Xây dựng các kênh phân phối, tìm hiểu xu hướng biến động giá cả, dự báo khả năng tiêu thụ và diễn biến của thị trường trong tương lai để công ty có thể chuẩn bị trước, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
+ Thu thập thông tin về đặc điểm của từng thị trường, xác định thị trường tiềm năng có thể thâm nhập, thị trường chủ lực càn phải giữ vững... để có chiến lược phát triển phù hợp.
+ Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing nhằm quảng bá thương hiệu của công ty, các hoạt động quàng cáo hổ trợ, xúc tiến bán hàng nhằm thu hút nhiêu khách hàng nhung với chi phí bỏ ra ờ mức có lợi nhất.
Tăng cường quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho công ty, thông tin tuyên truyền rộng rãi về sản phẩm, đồng thời tiếp cận, tạo được mối liên kết chặt chẽ với nhà nhập khẩu, nhà phân phối lớn của thị trường để thỏa thuận, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu lâu dài, ổn định với các thị trường này.
Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối xuất khẩu, từng bước phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị.... Thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ quan trọng như EU, Mỹ, Nhật Bản... Tận dụng kênh phân phối qua hệ thống các của hàng bán lẻ sẵn có của một số công ty lớn.
Tích cực tham gia các hội chợ triền lãm, hội thảo chuyên ngành, các chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng mỹ nghệ cấp quốc gia như: ngày hội triển lãm giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường lớn như Nhật Bàn, Canada, úc, Hàn Quốc..., hội chợ trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ tại Nhật Bản,... để giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của công ty đến với các đối tác trên thị trường quốc tế, giúp sàn phẩm của công ty dễ dàng tiêu thụ hơn.
Thiết lập quan hệ công chúng tại nước sở tại để tiếp thị cho sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Tác động đến khách hàng mua sỉ thông qua các hình thức chiết khấu, tặng phẩm, khuyến mãi, thường xuyên gửi hình ảnh và catalogue của sản phẩm cho khách hằng, giúp cho công ty có mối quan hệ tốt và bền lâu hơn vói khách hàng.
5.3.3 Giải pháp về nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động của công ty
Đe duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩu, thực hiện các chiến lược kinh doanh thì điều kiện cần thiết là phải có nguồn vốn đủ mạnh. Tình trạng thiếu vốn
lưu động thường xuyên xảy ra đối với hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ờ Việt Nam. Phần lớn nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp là nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể thực hiện được một số giải pháp như:
+ Thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, phân tích tài chính để xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty qua đó có được những quyết định sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả.
+ Cần tranh thủ các nguồn vốn vay ngắn, trung và dài hạn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
+ Tận dụng vốn cổ phần hiện có để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh, khi cần thiết có thể phát hành thêm cổ phần mới, huy động từ các nhân viên, cổ đông, bạn hàng trong và ngoài nước. Giúp giảm bớt gánh nặng chi phí vay cho công ty, và không phụ thuộc vào các điều kiện vay vốn khó khăn, phức tạp mà ngân hàng đề ra.
5.3.4 Giải pháp về nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đe đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra liên tục, nguồn cung ứng nguyên liệu phải ổn định và đảm bảo được chất lượng. Một số giải pháp công ty có thể áp dụng để ổn định nguồn nguyên liệu như:
+ Công ty càn tổ chức thu mua nguyên liệu có hiệu quả với chất lượng và giá cả hợp lý, tìm kiếm nguồn nguyên liệu đàu vào ổn định phục vụ sản xuất kinh doanh. Xây dựng mối quan hệ tốt, uy tín với các thương lái, đại lý thu mua nguyên liệu.
+ Đầu tư, mở rộng hơn nữa diện tích khu vực trồng nguyên liệu mà công ty đang có, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn an toàn, các chỉ tiêu chất lượng về kích thước, màu sắc thích hợp cho các khách hàng khác nhau, để đáp ứng nhu càu ngày càng tăng về nguyên liệu, mở rộng sản xuất của công ty.
+ Xây dựng dự phòng tài chính của đơn vị theo quy định của Bộ Tài Chính, để có thể đảm bảo hiệu quả và an toàn vấn đề thu mua nguyên liệu. Phát triển liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để tạo nguồn nguyên liệu ổn định và cùng thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn.
5.3.5 Phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, đáp ứng đày đủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn lao động. Thường xuyên tìm hiểu, đáp ứng kịp thời những tiêu chuẩn, quy định mới về chất lượng sản phẩm của các thị trường nhập khẩu vì mỗi thị trường sẽ có những yêu cầu về chất lượng khác nhau.
Triển khai các chương trinh kiểm soát an toàn chất lượng sản phẩm suốt quy trinh thu mua, chế biến, sản xuất và xuất khẩu nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng
cao nhất cho sàn phẩm.
Trang bị thêm các thiết bị kiểm tra hiện đại nhằm tăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất càn thiết từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm được sản xuất ra.
Cần chú trọng đến bao bì, nhãn mác của sản phẩm, là yếu tố không kém phàn quan trọng, nó vừa có chức năng bảo vệ sản phẩm, vừa có nhiệm vụ truyền đạt đến khách hàng thông tin về sản phẩm, thương hiệu của công ty... Hiện nay, vấn đề về môi trường đang được hầu hết mọi người quan tâm. Sản phẩm mang thông điệp bảo vệ môi trường đang là hướng đi mới cho các doanh nghiệp muốn cải tiến sản phẩm. Do đó nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì công ty phải tuân thủ các quy định về bao bì và phế thải bao bì của từng thị trường nhập khẩu.
5.3.6 Phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ ngoại thương cho nhân viên. Nâng cao kỹ năng thương thuyết trong việc tìm kiếm đối tác mới cũng như đàm phán hợp đồng xuất khẩu, thỏa thuận về giá cả, điều kiện giao hàng... với các đối tác nước ngoài của công ty.
Có chính sách thưởng, phạt hợp lý, chế độ phụ cấp thích hợp, nâng cao đời sống tình thần cho người lao động nhằm động viên họ làm việc tốt hơn. Khuyến khích khả năng sáng tạo bằng các khoản khen thưởng, tăng lương hoặc thăng chức khi đạt thành tích xuất sắc về tìm kiếm khách hàng, kí được nhiều hợp đồng, sản xuất và thu mua đầu vào chất lượng với chi phí thấp...
Thường xuyên cho nhân viên tham gia các hội thảo quốc tế về ngành xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để nâng cao kiến thức, nắm bắt kịp thời những thông tin chung về tình hình, diễn biến thị trường, những thông tin càn thiết về các nước xuất nhập khẩu hàng mỹ nghệ trên thế giới.