0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát tính ưa thích ký chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA BỌ RÙA GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 57 -64 )

dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.13 Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái và đực bọ rùa 12 chấm trên các loại kí chủ khác nhau

(T= 30,21oC, RH= 61,54%)

Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; * khác biệt có ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan

Loại thức ăn

Trọng lượng thức ăn được tiêu thụ (mg) Thành trùng cái Thành trùng đực

24 giờ 48 giờ 24 giờ 48 giờ

Mướp 213,30 c 344,00 c 172,80 c 249,00 cd Dưa leo 196,80 cd 310,00 c 184,00 c 299,30 cd Bí rợ 246,80 c 371,50 c 153,00 c 329,30 c Dưa gang 680,80 b 1294,00 b 406,80 b 752,80 b Cà phổi 1798,00 a 2614,00 a 1267,00 a 1812,00 a Khổ qua 105,10 e 128,00 d 82,50 c 106,30 e Dưa hấu 86,19 e 113,70 d 96,38 c 114,10 e Bí đao 120,80 de 252,50 cd 115,80 c 232,00 d Bầu 102,30 e 153,80 d 97,00 c 115,30 e CV (%) 14,94 15,19 42,87 13,27 Mức ý nghĩa * * * *

43 Qua bảng 3.13 cho thấy:

Thành trùng cái: Sau 24 giờ bọ rùa 12 chấm ăn lá cà phổi nhiều nhất

(1798,00 mg), kế đến là dưa gang (680,80 mg), lần lượt tiếp theo là bí rợ (246,80 mg), mướp (213,30 mg), dưa leo (196,80 mg), bí đao (120,80 mg). Tuy nhiên cà phổi và dưa gang có sự khác biệt với nhau, chúng khác biệt với các loại lá khác. Trong khi đó, bí rợ, mướp, dưa leo không có sự khác biệt; còn bí đao thì khác biệt với tất cả các loại lá khác, ngoại trừ lá dưa leo là không có sự khác biệt. Thức ăn được ưa thích tiếp theo là khổ qua (105,10 mg), bầu (102,30 mg), dưa hấu (86,19 mg); 3 loại lá này không có sự khác biệt với lá bí đao, ngoài ra thì khác biệt với tất cả với các loại lá khác.

Sau 48 giờ, thành trùng cái của bọ rùa 12 chấm vẫn thích ăn lá cà phổi và tiêu thụ được 2614,00 mg, kế tiếp là lá dưa gang (1294,00 mg). Loại thức mà thành trùng cái thích ăn tiếp theo là bí rợ (371,50 mg), mướp (344,00 mg), dưa leo (310,00 mg), bí đao (252,50 mg). Với lá bí rợ, mướp, dưa leo, bí đao không có khác biệt với nhau về khả năng tiêu thụ thức ăn. Tuy nhiên, 3 loại lá: bí rợ, mướp, dưa leo thì khác biệt với tất cả các loại lá khác. Thành trùng cái ít ăn các lá bầu (153,80 mg), khổ qua (128,00 mg), dưa hấu (113,70 mg) và chúng không có sự khác biệt.

Thành trùng đực: Sau 24 giờ thành trùng đực cũng giống như thành trùng

cái là thích ăn lá cà phổi nhiều, với trọng lượng tiêu thụ là 1267,00 mg, kế đó là lá dưa gang (406,80 mg), các lá còn lại có khả năng tiêu thụ thức ăn như nhau và không có sự khác biệt với nhau.

Sau 48 giờ, thành trùng đực vẫn thích ăn lá cà phổi (1812,00 mg) và lá dưa gang (752,80 mg). Tuy nhiên, các loại lá khác có sự khác biệt với nhau về khả năng tiêu thụ thức ăn, điển hình thành trùng đực thích ăn lá bí rợ (329,30 mg), dưa leo (299,30 mg), mướp (249,00 mg) hơn các loại lá bầu (115,30 mg), dưa hấu (114,10 mg), khổ qua (106,30 mg).

So sánh khả năng tiêu thụ thức ăn giữa thành trùng đực và cái của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma

Nhìn chung, khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái nhiều hơn thành trùng đực và nhiều hơn gần 1,5 lần. Cả thành trùng cái và thành trùng đực đều thích ăn nhất là lá cà phổi và lá dưa gang. Bên cạnh đó, chúng ăn lá bí rợ, dưa leo, mướp ở mức trung bình và ít ăn lá khổ qua, dưa hấu, mướp, bí đao. Vì vậy, thường thấy bọ rùa 12 chấm xuất hiện trên ruộng cà nhiều hơn, nếu không chăm sóc và quản lý kịp thời thì chúng có thể gây hại ruộng cà và làm giảm năng suất. Còn trên ruộng khổ qua, dưa hấu và bầu ít thấy bọ rùa 12 chấm xuất hiện.

44

Hình 3.12 Triệu chứng ăn trên lá cà phổi của thành trùng cái và đực bọ rùa 12 chấm

Epilachna dodecastigma

(A) 1 NSKA của thành trùng cái, (B) 2 NSKA của thành trùng cái, (C) 1 NSKA của thành trùng đực, (D) 2 NSKA của thành trùng đực, (E) ĐC sau 1 ngày, (F) ĐC sau 2 ngày.

Chú thích: NSKA: ngày sau khi ăn, ĐC: đối chứng

E

D

C

A B

45

3.2.1.2 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bảng 3.14 Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái và đực bọ rùa 28 chấm Epilachna

vigintioctopunctata trên các loại ký chủ khác nhau

(T= 30,21oC, RH= 61,54%)

Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; * khác biệt có ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

Qua bảng 3.14 cho thấy:

Thành trùng cái: sau 24 giờ chúng thích ăn nhất là lá dưa gang (894,50

mg), kế đến là lá bí rợ (646,30 mg), bí đao (542,50 mg) và khả năng tiêu thụ các lá trên cũng có sự khác biệt với nhau. Loại thức ăn ưa thích tiếp theo của chúng là lá mướp (468,30 mg), bầu (409,50 mg), dưa hấu (402,30 mg), cà phổi (357,00 mg). Trong đó, lá mướp không có sự khác biệt với lá bí đao, bầu, dưa hấu. Loại thức ăn

Loại thức ăn

Trọng lượng thức ăn được tiêu thụ (mg) Thành trùng cái Thành trùng đực

24 giờ 48 giờ 24 giờ 48 giờ

Mướp 468,30 cd 814,30 cd 458,70 bc 675,80 c Dưa leo 193,30 f 352,30 e 201,60 e 331,50 d Bí rợ 646,30 b 1175,00 b 557,80 ab 977,30 a Dưa gang 894,50 a 1473,00 a 572,30 a 988,00 a Cà phổi 357,00 e 423,40 e 204,20 e 319,40 d Khổ qua 143,90 f 168,80 f 92,94 f 130,40 e Dưa hấu 402,30 de 865,30 cd 381,80 cd 780,80 bc Bí đao 542,50 c 939,40 c 332,80 d 897,80 ab Bầu 409,50 de 720,50 d 303,10 de 466,50 d CV (%) 14,51 14,07 20,99 19,27 Mức ý nghĩa * * * *

46

mà thành trùng cái ít ưa thích nhất là lá cà phổi (357,00 mg), dưa leo (193,30 mg), khổ qua (143,90 mg). Tóm lại, thành trùng cái ưa thích nhất là lá dưa gang và so với khổ qua là loại thức ăn ít được ưa thích hơn thì nhiều gấp 6,2 lần.

Sau 48 giờ, thành trùng cái vẫn thích ăn nhiều là lá dưa gang (1473,00 mg), bí rợ (1175,00 mg), bí đao (939,40 mg). Trong khi đó, nhóm thứ 2 là nhóm thức ăn được ưa thích trung bình thì có sự thay đổi là dưa hấu (865,30 mg), mướp (814,30 mg), bầu (720,50 mg). Cuối cùng, những loại lá ít được ưa thích nhất là lá cà phổi (423,40 mg), dưa leo (352,30 mg), khổ qua (168,80 mg). Tóm lại trong 48 giờ, thành trùng cái của bọ rùa 28 chấm vẫn thích ăn nhất là các lá dưa gang, bí rợ, bí đao; trong đó lá dưa gang nhiều gấp 8,7 lần lá khổ qua (lá khổ qua là lá ít ưa thích hơn).

Thành trùng đực: cũng giống như thành trùng cái, sau 24 giờ thì thành

trùng đực của bọ rùa 28 chấm thích ăn nhiều là lá dưa gang (572,30 mg), bí rợ (557,80 mg). Các loại thức ăn được ưa thích tiếp theo là lá mướp (458,70 mg), dưa hấu (381,80 mg), bí đao (332,80 mg), bầu (303,10 mg). Kế đó là cà phổi (204,20 mg), dưa leo (201,60 mg). Cuối cùng là lá khổ qua (92,94 mg). Hầu như khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng đực đối với các loại lá không có sự khác biệt nhiều, ngoại trừ lá dưa gang khác biệt với tất cả các loại lá, trừ lá bí rợ. Còn lá khổ qua là loại lá ít ưa thích thì khác biệt hoàn toàn với các loại lá khác.

Sau 48 giờ, thành trùng đực vẫn thích ăn nhiều là lá dưa gang (988,00 mg), bí rợ (977,30 mg) và bí đao (897,80 mg) không có khác biệt với nhau và cùng khác biệt với các loại lá khác. Tiếp theo là các lá dưa hấu (780,80 mg), mướp (675,80 mg); kế đó là bầu (466,50 mg), dưa leo (331,50mg), cà phổi (319,40 mg), khổ qua (130,40 mg). Giữa các lá bầu, dưa leo, cà phổi không có khác biệt với nhau và các lá này cùng khác biệt hoàn toàn với các lá khác.

So sánh khả năng tiêu thụ thức ăn giữa thành trùng đực và cái của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata

Nhìn chung, thành trùng cái có khả năng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn thành trùng đực. Lá dưa gang, bí rợ là 2 loại thức ăn được ưa thích nhiều của cả thành trùng đực, cái. Đối với lá dưa gang sau 48 giờ thành trùng cái ăn nhiều hơn thành trùng đực gấp 1,5 lần, tương tự lá bí rợ là 1,2 lần; lá khổ qua là loại thức ăn ít ưa thích hơn các loại lá khác.

47

Hình 3.13 Triệu chứng ăn trên lá dưa gang của thành trùng cái và đực bọ rùa 28 chấm

Epilachna vigintioctopunctata

(A) 1 NSKA của thành trùng cái, (B) 2 NSKA của thành trùng cái, (C) 1 NSKA của thành trùng đực, (D) 2 NSKA của thành trùng đực, (E) ĐC sau 1 ngày, (F) ĐC sau 2 ngày.

Chú thích: NSKA: ngày sau khi ăn, ĐC: đối chứng

A B

E F

48

Hình 3.14 Triệu chứng ăn trên lá bí rợ của thành trùng cái và đực bọ rùa 28 chấm Epilachna

vigintioctopunctata

(A) 1 NSKA của thành trùng cái, (B) 2 NSKA của thành trùng cái, (C) 1 NSKA của thành trùng đực, (D) 2 NSKA của thành trùng đực, (E) ĐC sau 1 ngày, (F) ĐC sau 2 ngày.

Chú thích: NSKA: ngày sau khi ăn, ĐC: đối chứng

A B

C D


49

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA BỌ RÙA GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 57 -64 )

×