0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ rùa 28 chấm (Epilachna

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA BỌ RÙA GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 46 -55 )

vigintioctopunctata).

Qua kết quả khảo sát các đặc điểm của bọ rùa 28 chấm trong điều kiện phòng thí nghiệm tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, với điều kiện nhiệt độ là 30,21 + 1,86oC và ẩm độ từ 61,54 + 9,05% ghi nhận vòng đời của bọ rùa 28 chấm như sau:

Bảng 3.7 Thời gian phát triển qua các giai đoạn của bọ rùa 28 chấm Epilachna

vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm

(T= 30,21oC, RH= 61,54%)

Các giai đoạn Số mẫu

quan sát

Thời gian phát triển TB (ngày) Biến động (ngày) Trứng 30 3,47 + 0,51 3 – 4 Ấu trùng tuổi 1 30 3,67 + 0,48 3 – 4 Ấu trùng tuổi 2 30 2,60 + 0,50 2 – 3 Ấu trùng tuổi 3 30 2,57 + 0,63 2 – 4 Ấu trùng tuổi 4 30 3,77 + 0,43 3 – 4 Nhộng 30 4,77 + 0,43 4 – 5 Thành trùng đến trứng đầu tiên 30 9,40 + 1,63 6 – 12 Vòng đời 30 30,23 + 1,22 28 – 32 Thành trùng đực 30 46,20 + 23,94 23 – 93 Thành trùng cái 30 59,00 + 20,54 33 – 95 Từ vũ hóa đến bắt cặp 30 5,43 + 1,48 2 – 9 Từ bắt cặp đến đẻ trứng đầu tiên 30 3,97 + 1,19 2 – 6

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy vòng đời bọ rùa 28 chấm trung bình 30,23 + 1,22 ngày, ấu trùng có 4 tuổi, có kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn phát triển đó là trứng, ấu trùng (có 4 tuổi), nhộng và thành trùng. Thời gian phát triển các tuổi của ấu trùng cũng khác nhau. Ấu trùng tuổi 1 từ 3 – 4 ngày, trung bình 3,67 + 0,48 ngày; ấu trùng tuổi 2 từ 2 – 3 ngày, trung bình 2,60 + 0,50 ngày; ấu trùng tuổi 3 từ 2 – 4 ngày, trung bình 2,57 + 0,63 ngày; ấu trùng tuổi 4 từ 3 – 4 ngày, trung bình 3,77 + 0,43 ngày. Trong đó, thời gian sống và phát triển của ấu trùng tuổi 1 và tuổi 4 nhiều hơn ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3, do ấu trùng tuổi 1 mới nở từ trứng cần ăn nhiều và cần có

32

thời gian hoàn chỉnh để phát triển các tuổi khác tốt hơn, ấu trùng tuổi 4 ăn nhiều để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn nhộng. Nhộng phát triển 4 – 5 ngày, trung bình 4,77 + 0,43 ngày. Thời gian sống của thành trùng cái lâu hơn thành trùng đực. Thành trùng cái phát triển 33 – 95 ngày, trung bình 59,00 + 20,54 ngày; thành trùng đực phát triển 23 – 93 ngày, trùng bình 46,23 + 23,94 ngày. Thành trùng sau khi vũ hoá 2 – 9 ngày có thể bắt cặp và 6 – 12 ngày thành trùng có thể đẻ trứng.

Hình 3.6 Vòng đời bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata

(A) Trứng, (B) Ấu trùng tuổi 1, (C) Ấu trùng tuổi 2, (D) Ấu trùng tuổi 3, (E) Ấu trùng tuổi 4, (F) Nhộng, (G) Thành trùng

2 – 4 ngày 4 – 5 ngày 3 – 4 ngày 3 – 4 ngày 3 – 4 ngày 2 – 3 ngày 6 – 12 ngày

ngày

A

B

C

D

G

F

E

Vòng đời 30,23 + 1,22

33

Bảng 3.8 Kích thước (mm) các giai đoạn phát triển của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm

(T= 30,21oC, RH= 61,54%) Các giai đoạn phát triển Chiều dài TB (mm) Biến động (mm) Chiều rộng TB (mm) Biến động (mm) Trứng 1,34 + 0,06 1,20 – 1,40 0,51 + 0,03 0,50 – 0,60 Ấu trùng tuổi 1 2,03 + 0,21 1,64 – 2,39 0,66 + 0,16 0,45 – 0,90 Ấu trùng tuổi 2 2,69 + 0,34 2,09 – 3,43 1,06 + 0,26 0,75 – 1,49 Ấu trùng tuổi 3 4,81 + 0,45 4,33 – 6,27 2,13 + 0,20 1,79 – 2,54 Ấu trùng tuổi 4 6,07 + 0,97 4,33 – 8,21 2,63 + 0,39 2,09 – 3,58 Nhộng 6,09 + 0,40 5,22 – 6,72 4,17 + 0,29 3,58 – 4,64 Thành trùng đực 6,14 + 0,30 5,60 – 6,70 4,77 + 0,35 4,00 – 5,30 Thành trùng cái 6,51 + 0,25 6,00 – 6,90 5,26 + 0,30 4,80 – 5,90

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy kích thước ấu trùng bọ rùa 28 chấm tăng dần qua các giai đoạn; ấu trùng tuổi 1 dài trung bình 2,03 + 0,21mm, rộng trung bình

0,66 + 0,16 mm; ấu trùng tuổi 2 dài trung bình 2,69 + 0,34 mm, rộng trung bình 1,06 + 0,26 mm; ấu trùng tuổi 3 dài trung bình 4,81 + 0,45 mm, rộng trung bình 2,13 + 0,20 mm, ấu trùng tuổi 4 dài trung bình 6,07 + 0,97 mm, rộng trung bình 2,63 + 0,39

mm, nhộng dài trung bình 6,09 + 0,40 mm, rộng trung bình 4,17 + 0,29 mm. Thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực, thành trùng cái dài trung bình 6,51 + 0,25 mm, rộng trung bình 5,26 + 0,30 mm; thành trùng đực dài trung bình 6,14 + 0,30 mm, rộng trung bình 4,77 + 0,35 mm.

34

3.1.2.1 Trứng

Bảng 3.9 Giai đoạn trứng của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm

(T= 30,21oC, RH= 61,54%)

Chỉ tiêu theo dõi Số mẫu

quan sát

Kết quả ghi nhận

trung bình Biến động

Chiều dài trứng (mm) 30 1,43 + 0,06 1,2 – 1,4

Chiều rộng trứng (mm) 30 0,51 + 0,03 0,5 – 0,6

Thời gian ủ trứng (ngày) 30 3,47 + 0,51 3 – 4

Từ bắt cặp đến khi đẻ trứng (ngày) 30 3,97 + 1,19 2 – 6

Tỷ lệ trứng nở (%) 30 82,10 + 11,84 57,69 – 100

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy thời gian ủ trứng kéo dài 3 – 4 ngày, trung bình 3,47 + 0,51 ngày, kết quả này cũng gần tương tự với Phạm Thị Nhất (2001), thời gian ủ trứng khoảng 2 – 4 ngày, trứng sẽ nở. Sau khi thành trùng đực và cái bắt cặp từ 2 – 6 ngày, trung bình 3,97 + 1,19 ngày, sau khi bắt cặp thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng. Trứng dài từ 1,20 – 1,40 mm, trung bình là 1,43 + 0,06 mm, chiều rộng của trứng là 0,5 – 0,6 mm, trung bình là 0,51 + 0,03 mm.

Hình 3.7 Giai đoạn trứng của bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) (A) Trứng sau 1 ngày, (B) Trứng sau 2 ngày, (C) Trứng đang nở

Trứng có màu vàng, hình thoi, thường được đẻ thành từng cụm từ 8 – 77 trứng/ổ (Bảng 3.11) ở mặt dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá. Tuy nhiên, trứng cũng được đẻ ngay trên thành hộp nhựa.

35

Vỏ trứng mỏng và nhẵn bóng, dễ vỡ. Khi sắp nở, trứng có màu vàng sậm, đỉnh vỏ có màu hơi xám, ấu trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi dùng cử động của chân để chui ra ngoài, trứng của loài này nở rất đồng loạt và có tỷ lệ nở trung bình là 82,10 + 11,84%.

3.1.2.2 Ấu trùng

Trong quá trình theo dõi và khảo sát bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm, cho kết quả là giai đoạn ấu trùng có 4 tuổi, mỗi tuổi có kích thước và màu sắc khác nhau. Ấu trùng mới nở, ít di chuyển, bò chậm chạp. Hơn nửa giờ sau ấu trùng mới nở bắt đầu ăn lá và trở thành màu vàng nhạt và sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, lớn đủ sức có màu vàng đậm. Trên cơ thể có 6 hàng gai, những gai này có màu vàng nhạt, gai sẽ phân nhánh phía trên và chuyển sang màu đen, mọc thẳng góc với da. Ấu trùng chỉ ăn bề mặt lá mà thôi. Nó tiêu thụ các mô bề mặt mềm mại của lá. Qua mỗi tuổi ấu trùng, ấu trùng bắt đầu lột xác, khi chuẩn bị lột xác ấu trùng nằm yên không di chuyển.

Hình 3.8 Ấu trùng bọ rùa lột xác sang tuổi kế tiếp và vỏ xác còn lại

Ấu trùng tuổi 1

Sau khi nở, ấu trùng ở tại vỏ trứng và hơn nửa giờ sau chúng mới bắt đầu ăn hết vỏ trứng hay ăn các trứng chưa nở kịp hoặc ăn những trứng không nở đến khi không còn trứng nào, sau đó chúng mới phân tán tìm thức ăn. Thức ăn của bọ rùa là các loại dưa bầu bí, cà; chúng cạp biểu bì và các mô mềm của lá. Khi mới nở toàn thân màu vàng nhạt, trên thân có 6 hàng gai, gai có phân nhánh nhưng lúc này phía trên phân nhánh chưa thấy sự chuyển màu đen. Ấu trùng tuổi 1 phát triển từ 3 – 4 ngày, trung bình 3,67 + 0,48 ngày (Bảng 3.7). Kích thước dài 1,64 – 2,39 mm, trung bình 2,03 + 0,21 mm; rộng 0,45 – 0,90 mm, trung bình 0,66 + 0,16 mm (Bảng 3.8).

36  Ấu trùng tuổi 2

Sau khi vừa lột xác sang tuổi 2, ấu trùng có màu vàng tươi, khoảng một giờ sau chúng mới bắt đầu hoạt động, trên cơ thể xuất hiện 6 hàng gai rõ ràng, phần phân nhánh của gai bắt đầu xuất hiện màu đen. Ấu trùng tuổi 2 dài 2,09 – 3,43 mm, trung bình 2,69 + 0,34 mm; rộng 0,75 – 1,49 mm, trung bình 1,06 + 0,26 mm. Ấu trùng tuổi 2 phát triển từ 2 – 3 ngày, trung bình 2,60 + 0,50 ngày.

Ấu trùng tuổi 3

Ấu trùng tuổi 3 cũng có màu vàng nhưng màu đậm hơn màu của ấu trùng tuổi 2, 6 hàng gai vẫn xuất hiện rõ ràng và phần phân nhánh của gai có màu đen bắt đầu đậm hơn. Chúng ăn mạnh, gây hại nặng và di chuyển nhanh hơn ấu trùng tuổi 2. Ấu trùng tuổi 3 phát triển 2 – 4 ngày, trung bình 2,57 + 0,63 ngày; dài 4,33 – 6,27 mm, trung bình 4,81 + 0,45 mm; rộng 1,79 – 2,54 mm, trung bình 2,13 + 0,20 mm.

Ấu trùng tuổi 4

Ấu trùng tuổi 4, lúc này đã phát triển đầy đủ về trọng lượng và kích thước. Ấu trùng tuổi 4 có khả năng ăn mạnh nhất, ăn nhiều hơn cả thành trùng. Ăn nhiều để chuẩn bị hóa nhộng, lúc gần hóa nhộng ấu trùng tuổi 4 ít di chuyển và chúng bắt đầu tiết ra chất keo dính ở phần cuối bụng và gắn vào lá cây xong lột xác lần cuối để thành nhộng. Ấu trùng tuổi 4 phát triển 3 – 4 ngày, trung bình 3,77 + 0,43 ngày (Bảng 3.7); dài 4,33 – 8,21 mm, trung bình 6,07 + 0,97 mm; rộng 2,09 – 3,58 mm, trung bình 2,63 + 0,39 mm (Bảng 3.8).

3.1.2.4 Nhộng

Hình 3.9 Giai đoạn nhộng của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata (A) Nhộng mới hình thành, (B) Nhộng sắp vũ hóa, (C) Nhộng đang vũ hóa

Nhộng hình bầu dục, thuộc nhóm nhộng trần, không hoạt động, màu vàng nhạt với nhiều vệt màu đen bao quanh, trong có hai đốm đen rất rõ ở vị trí 1/3 cơ

C

37

thể nhộng (tính từ phần đầu nhộng). Phần đầu nhộng có các lông nhỏ bao quanh, phần cuối nhộng có phủ một lớp gai có phân nhánh màu đen.

Nhộng có chiều dài từ 5,22 – 6,72 mm, trung bình 6,09 + 0,40 mm; rộng từ 3,58 – 4,64 mm, trung bình 4,17 + 0,29 mm. Nhộng phát triển từ 4 – 5 ngày, trung bình 4,77 + 0,43 ngày và thường nhộng hình thành ở mặt dưới lá.

Bảng 3.10: Tỷ lệ (%) hóa nhộng của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm

(T= 30,21oC, RH= 61,54%)

Số lần LL Ấu trùng tuổi 4 Số lượng hóa nhộng Tỷ lệ hóa nhộng (%)

1 30 28 93,33

2 30 24 80,00

3 30 26 86,67

4 30 28 93,33

Trung bình 30 26,5 88,33 + 6,38

Qua bảng 3.10 cho thấy số lượng hóa nhộng dao động từ 24 – 28 thành trùng bọ rùa, trung bình là 26,5 thành trùng, bọ rùa 28 chấm có tỷ lệ hóa nhộng cao từ 80 – 93,33%, trung bình là 88,33 + 6,38%.

3.1.2.4 Thành trùng

Bảng 3.11: Tỷ lệ (%) vũ hóa của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm

(T= 30,21oC, RH= 61,54%)

Số lần LL Nhộng Số lượng vũ hóa Tỷ lệ vũ hóa (%)

1 30 27 90,00

2 30 29 96,67

3 30 27 90,00

4 30 26 86,67

38

Qua bảng 3.12, cho thấy số lượng vũ hóa dao động 26 – 29 thành trùng, trung bình 27,25 thành trùng, tỷ lệ vũ hóa của thành trùng bọ rùa 28 chấm cao dao động từ 86,67 – 96,67%, trung bình 90,83 + 4,19%.

Hình 3.10 Thành trùng bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) (A) Thành trùng đực, (B) Thành trùng cái

Thành trùng bọ rùa 28 chấm là loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) có kích thước trung bình, mặt lưng cơ thể vồng hình bán cầu. Lúc mới vũ hóa có màu vàng rơm hoặc màu vàng nhạt và sau đó có màu nâu đỏ, các chấm đen bắt đầu hiện lên rõ ràng. Ngực trước và cánh có màu nâu. Cánh cứng với 14 chấm đen trên mỗi cánh. Mặt lưng phủ lông xám bạc, trên các chấm đen phủ lông đen. Mặt dưới cơ thể màu nâu đỏ.

Lúc mới vũ hóa thành trùng còn rất yếu ít di chuyển chưa thể bay, sau vài giờ thành trùng trở nên cứng cáp và có thể bay được.

A

39  Cách phân biệt thành trùng đực và cái

Các đặc điểm Thành trùng đực Thành trùng cái

Kích thước Nhỏ hơn Lớn hơn

Đầu và râu Dài hơn Ngắn hơn

Đốm đen trên cơ thể Nhỏ hơn To tròn hơn

Màu sắc Màu nâu nhạt hơn Màu nâu đậm

Ngực sau ở mặt bụng Có gờ mờ hơn Có gờ ngang rõ rệt, có hai

chấm màu đen ở hai bên

Đốt bụng cuối Phẳng Chẻ đôi

Bảng 3.12: Khả năng sinh sản của thành trùng cái bọ rùa 28 chấm Epilachna

vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm

(T= 30,21oC, RH= 61,54%)

Chỉ tiêu theo dõi Số mẫu

quan sát Kết quả ghi nhận trung bình Biến động Số lượng trứng đẻ/ ổ 30 30,20 + 4,40 8 – 77 Số ổ trứng/cái 30 22,77 + 7,18 14 – 46 Tổng số trứng/cái 30 684,60 + 244,17 416 – 1612

Thời gian đẻ trứng (ngày) 30 33,50 + 14,06 14 – 71

Tỷ lệ trứng nở (%) 30 82,10 + 11,84 57,69 – 100

Từ vũ hóa đến khi bắt cặp (ngày) 30 5,43 + 1,48 2 – 9

Từ bắt cặp đến khi đẻ (ngày) 30 3,97 + 1,19 2 – 6

Thành trùng cái

Từ bảng 3.7, 3.8, 3.9 và 3.11, cho thấy thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực. Thành trùng cái dài trung bình 6,51 + 0,25 mm, rộng 5,26 + 0,30

40

mm. Thành trùng cái có thời gian sống lâu hơn thành trùng đực, thành trùng cái phát triển từ 33 – 95 ngày, trung bình 59,00 + 20,54 ngày. Sau khi vũ hóa 2 – 9 ngày thì thành trùng đực và thành trùng cái bắt đầu bắt cặp, trung bình 5,43 + 1,48 ngày; sau đó từ 2 – 6 ngày là thời gian bắt cặp đến đẻ trứng đầu tiên, trung bình 3,97 + 1,19 ngày. Thời gian đẻ trứng của con cái từ 14 – 71 ngày, trung bình 33,50 + 14,06 ngày. Tổng số trứng của cái là 416 – 1612 trứng, trung bình là 684,60 + 244,17 trứng. Số lượng trứng/ổ dao động từ 8 – 77 trứng, trung bình 30,20 + 4,40 trứng. Bên cạnh đó, số ổ trứng/ cái, dao động từ 14 – 46 ổ, trung bình 22,77 + 7,18 ổ.

Thành trùng đực

Sự phát triển của thành trùng đực khoảng 23 – 93 ngày, trung bình 46, 20 + 23, 94 ngày (Bảng 3.7). Dài từ 5,6 – 6,7 mm, trung bình 6,14 + 0,30 mm, rộng dao động từ 4 – 5,3 mm, trung bình 4,77 + 0,35 mm (Bảng 3.8).

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA BỌ RÙA GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 46 -55 )

×