Epilachna dodecastigma, 28 CHẤM Epilachna vigintioctopunctata TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.2.1 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm
Epilachna dodecastigma, 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng thí nghiệm
3.2.1.1 Khảo sát tính ưa thích ký chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm. dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Bảng 3.13 Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái và đực bọ rùa 12 chấm trên các loại kí chủ khác nhau
(T= 30,21oC, RH= 61,54%)
Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; * khác biệt có ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
Loại thức ăn
Trọng lượng thức ăn được tiêu thụ (mg) Thành trùng cái Thành trùng đực
24 giờ 48 giờ 24 giờ 48 giờ
Mướp 213,30 c 344,00 c 172,80 c 249,00 cd Dưa leo 196,80 cd 310,00 c 184,00 c 299,30 cd Bí rợ 246,80 c 371,50 c 153,00 c 329,30 c Dưa gang 680,80 b 1294,00 b 406,80 b 752,80 b Cà phổi 1798,00 a 2614,00 a 1267,00 a 1812,00 a Khổ qua 105,10 e 128,00 d 82,50 c 106,30 e Dưa hấu 86,19 e 113,70 d 96,38 c 114,10 e Bí đao 120,80 de 252,50 cd 115,80 c 232,00 d Bầu 102,30 e 153,80 d 97,00 c 115,30 e CV (%) 14,94 15,19 42,87 13,27 Mức ý nghĩa * * * *
43 Qua bảng 3.13 cho thấy:
Thành trùng cái: Sau 24 giờ bọ rùa 12 chấm ăn lá cà phổi nhiều nhất
(1798,00 mg), kế đến là dưa gang (680,80 mg), lần lượt tiếp theo là bí rợ (246,80 mg), mướp (213,30 mg), dưa leo (196,80 mg), bí đao (120,80 mg). Tuy nhiên cà phổi và dưa gang có sự khác biệt với nhau, chúng khác biệt với các loại lá khác. Trong khi đó, bí rợ, mướp, dưa leo không có sự khác biệt; còn bí đao thì khác biệt với tất cả các loại lá khác, ngoại trừ lá dưa leo là không có sự khác biệt. Thức ăn được ưa thích tiếp theo là khổ qua (105,10 mg), bầu (102,30 mg), dưa hấu (86,19 mg); 3 loại lá này không có sự khác biệt với lá bí đao, ngoài ra thì khác biệt với tất cả với các loại lá khác.
Sau 48 giờ, thành trùng cái của bọ rùa 12 chấm vẫn thích ăn lá cà phổi và tiêu thụ được 2614,00 mg, kế tiếp là lá dưa gang (1294,00 mg). Loại thức mà thành trùng cái thích ăn tiếp theo là bí rợ (371,50 mg), mướp (344,00 mg), dưa leo (310,00 mg), bí đao (252,50 mg). Với lá bí rợ, mướp, dưa leo, bí đao không có khác biệt với nhau về khả năng tiêu thụ thức ăn. Tuy nhiên, 3 loại lá: bí rợ, mướp, dưa leo thì khác biệt với tất cả các loại lá khác. Thành trùng cái ít ăn các lá bầu (153,80 mg), khổ qua (128,00 mg), dưa hấu (113,70 mg) và chúng không có sự khác biệt.
Thành trùng đực: Sau 24 giờ thành trùng đực cũng giống như thành trùng
cái là thích ăn lá cà phổi nhiều, với trọng lượng tiêu thụ là 1267,00 mg, kế đó là lá dưa gang (406,80 mg), các lá còn lại có khả năng tiêu thụ thức ăn như nhau và không có sự khác biệt với nhau.
Sau 48 giờ, thành trùng đực vẫn thích ăn lá cà phổi (1812,00 mg) và lá dưa gang (752,80 mg). Tuy nhiên, các loại lá khác có sự khác biệt với nhau về khả năng tiêu thụ thức ăn, điển hình thành trùng đực thích ăn lá bí rợ (329,30 mg), dưa leo (299,30 mg), mướp (249,00 mg) hơn các loại lá bầu (115,30 mg), dưa hấu (114,10 mg), khổ qua (106,30 mg).
So sánh khả năng tiêu thụ thức ăn giữa thành trùng đực và cái của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma
Nhìn chung, khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái nhiều hơn thành trùng đực và nhiều hơn gần 1,5 lần. Cả thành trùng cái và thành trùng đực đều thích ăn nhất là lá cà phổi và lá dưa gang. Bên cạnh đó, chúng ăn lá bí rợ, dưa leo, mướp ở mức trung bình và ít ăn lá khổ qua, dưa hấu, mướp, bí đao. Vì vậy, thường thấy bọ rùa 12 chấm xuất hiện trên ruộng cà nhiều hơn, nếu không chăm sóc và quản lý kịp thời thì chúng có thể gây hại ruộng cà và làm giảm năng suất. Còn trên ruộng khổ qua, dưa hấu và bầu ít thấy bọ rùa 12 chấm xuất hiện.
44
Hình 3.12 Triệu chứng ăn trên lá cà phổi của thành trùng cái và đực bọ rùa 12 chấm
Epilachna dodecastigma
(A) 1 NSKA của thành trùng cái, (B) 2 NSKA của thành trùng cái, (C) 1 NSKA của thành trùng đực, (D) 2 NSKA của thành trùng đực, (E) ĐC sau 1 ngày, (F) ĐC sau 2 ngày.
Chú thích: NSKA: ngày sau khi ăn, ĐC: đối chứng
E
D C
A B
45
3.2.1.2 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng thí nghiệm
Bảng 3.14 Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái và đực bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata trên các loại ký chủ khác nhau
(T= 30,21oC, RH= 61,54%)
Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; * khác biệt có ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.
Qua bảng 3.14 cho thấy:
Thành trùng cái: sau 24 giờ chúng thích ăn nhất là lá dưa gang (894,50
mg), kế đến là lá bí rợ (646,30 mg), bí đao (542,50 mg) và khả năng tiêu thụ các lá trên cũng có sự khác biệt với nhau. Loại thức ăn ưa thích tiếp theo của chúng là lá mướp (468,30 mg), bầu (409,50 mg), dưa hấu (402,30 mg), cà phổi (357,00 mg). Trong đó, lá mướp không có sự khác biệt với lá bí đao, bầu, dưa hấu. Loại thức ăn
Loại thức ăn
Trọng lượng thức ăn được tiêu thụ (mg) Thành trùng cái Thành trùng đực
24 giờ 48 giờ 24 giờ 48 giờ
Mướp 468,30 cd 814,30 cd 458,70 bc 675,80 c Dưa leo 193,30 f 352,30 e 201,60 e 331,50 d Bí rợ 646,30 b 1175,00 b 557,80 ab 977,30 a Dưa gang 894,50 a 1473,00 a 572,30 a 988,00 a Cà phổi 357,00 e 423,40 e 204,20 e 319,40 d Khổ qua 143,90 f 168,80 f 92,94 f 130,40 e Dưa hấu 402,30 de 865,30 cd 381,80 cd 780,80 bc Bí đao 542,50 c 939,40 c 332,80 d 897,80 ab Bầu 409,50 de 720,50 d 303,10 de 466,50 d CV (%) 14,51 14,07 20,99 19,27 Mức ý nghĩa * * * *
46
mà thành trùng cái ít ưa thích nhất là lá cà phổi (357,00 mg), dưa leo (193,30 mg), khổ qua (143,90 mg). Tóm lại, thành trùng cái ưa thích nhất là lá dưa gang và so với khổ qua là loại thức ăn ít được ưa thích hơn thì nhiều gấp 6,2 lần.
Sau 48 giờ, thành trùng cái vẫn thích ăn nhiều là lá dưa gang (1473,00 mg), bí rợ (1175,00 mg), bí đao (939,40 mg). Trong khi đó, nhóm thứ 2 là nhóm thức ăn được ưa thích trung bình thì có sự thay đổi là dưa hấu (865,30 mg), mướp (814,30 mg), bầu (720,50 mg). Cuối cùng, những loại lá ít được ưa thích nhất là lá cà phổi (423,40 mg), dưa leo (352,30 mg), khổ qua (168,80 mg). Tóm lại trong 48 giờ, thành trùng cái của bọ rùa 28 chấm vẫn thích ăn nhất là các lá dưa gang, bí rợ, bí đao; trong đó lá dưa gang nhiều gấp 8,7 lần lá khổ qua (lá khổ qua là lá ít ưa thích hơn).
Thành trùng đực: cũng giống như thành trùng cái, sau 24 giờ thì thành
trùng đực của bọ rùa 28 chấm thích ăn nhiều là lá dưa gang (572,30 mg), bí rợ (557,80 mg). Các loại thức ăn được ưa thích tiếp theo là lá mướp (458,70 mg), dưa hấu (381,80 mg), bí đao (332,80 mg), bầu (303,10 mg). Kế đó là cà phổi (204,20 mg), dưa leo (201,60 mg). Cuối cùng là lá khổ qua (92,94 mg). Hầu như khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng đực đối với các loại lá không có sự khác biệt nhiều, ngoại trừ lá dưa gang khác biệt với tất cả các loại lá, trừ lá bí rợ. Còn lá khổ qua là loại lá ít ưa thích thì khác biệt hoàn toàn với các loại lá khác.
Sau 48 giờ, thành trùng đực vẫn thích ăn nhiều là lá dưa gang (988,00 mg), bí rợ (977,30 mg) và bí đao (897,80 mg) không có khác biệt với nhau và cùng khác biệt với các loại lá khác. Tiếp theo là các lá dưa hấu (780,80 mg), mướp (675,80 mg); kế đó là bầu (466,50 mg), dưa leo (331,50mg), cà phổi (319,40 mg), khổ qua (130,40 mg). Giữa các lá bầu, dưa leo, cà phổi không có khác biệt với nhau và các lá này cùng khác biệt hoàn toàn với các lá khác.
So sánh khả năng tiêu thụ thức ăn giữa thành trùng đực và cái của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata
Nhìn chung, thành trùng cái có khả năng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn thành trùng đực. Lá dưa gang, bí rợ là 2 loại thức ăn được ưa thích nhiều của cả thành trùng đực, cái. Đối với lá dưa gang sau 48 giờ thành trùng cái ăn nhiều hơn thành trùng đực gấp 1,5 lần, tương tự lá bí rợ là 1,2 lần; lá khổ qua là loại thức ăn ít ưa thích hơn các loại lá khác.
47
Hình 3.13 Triệu chứng ăn trên lá dưa gang của thành trùng cái và đực bọ rùa 28 chấm
Epilachna vigintioctopunctata
(A) 1 NSKA của thành trùng cái, (B) 2 NSKA của thành trùng cái, (C) 1 NSKA của thành trùng đực, (D) 2 NSKA của thành trùng đực, (E) ĐC sau 1 ngày, (F) ĐC sau 2 ngày.
Chú thích: NSKA: ngày sau khi ăn, ĐC: đối chứng
A B
E F
48
Hình 3.14 Triệu chứng ăn trên lá bí rợ của thành trùng cái và đực bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata
(A) 1 NSKA của thành trùng cái, (B) 2 NSKA của thành trùng cái, (C) 1 NSKA của thành trùng đực, (D) 2 NSKA của thành trùng đực, (E) ĐC sau 1 ngày, (F) ĐC sau 2 ngày.
Chú thích: NSKA: ngày sau khi ăn, ĐC: đối chứng
A B
C D
49
3.2.2 So sánh khả năng ăn của thành trùng bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma và 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Bảng 3.15: Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng đực bọ rùa 28 chấm và bọ rùa 12 chấm trên các loại ký chủ khác nhau
(T= 30,21oC, RH= 61,54%)
Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; * khác biệt có ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.
Kết quả trình bày ở bảng 3.15 cho thấy sau 24 giờ thí nghiệm khả năng ăn của thành trùng bọ rùa đực 28 chấm (2772,44 mg) cao hơn loài bọ rùa 12 chấm ăn là (2575,28 mg). Trong đó, thành trùng đực 12 chấm ăn nhiều nhất là lá cà phổi (1267,00 mg) tiếp theo là dưa gang (406,80 mg) và ăn ít hơn là các lá còn lại và không khác biệt nhau. Thành trùng đực 28 chấm ăn nhiều nhất là lá dưa gang (572,30 mg) tuy nhiên không khác biệt so với lá bí rợ (557,80 mg) và ăn ít nhất là lá khổ qua (92,94 mg).
Loại thức ăn
Trọng lượng thức ăn được tiêu thụ (mg) 24 giờ 48 giờ 12 chấm 28 chấm 12 chấm 28 chấm Mướp 172,80 c 458,70 bc 249,00 cd 675,80 c Dưa leo 184,00 c 201,60 e 299,30 cd 331,50 d Bí rợ 153,00 c 557,80 ab 329,30 c 977,30 a Dưa gang 406,80 b 572,30 a 752,80 b 988,00 a Cà phổi 1267,00 a 204,20 e 1812,00 a 319,40 d Khổ qua 82,50 c 92,94 f 106,30 e 130,40 e Dưa hấu 96,38 c 381,80 cd 114,10 e 780,80 bc Bí đao 115,80 c 332,80 d 232,00 d 897,80 ab Bầu 97,00 c 303,10 de 115,30 e 466,50 d Tổng cộng 2575,28 2772,44 4010,10 5567,50 CV (%) 42,87 20,99 13,27 19,27 Mức ý nghĩa * * * *
50
Đến 48 giờ thí nghiệm cho thấy trọng lượng thức ăn được bọ rùa đực 28 chấm (5567,50 mg) tiêu thụ cũng cao hơn bọ rùa đực 12 chấm (4010,10 mg). Trong đó, thành trùng đực 12 chấm ăn nhiều nhất vẫn là lá cà phổi (1812,00 mg) tiếp theo là dưa gang (752,80 mg) và ăn ít hơn cũng là lá khổ qua (106,30 mg) tuy nhiên không khác biệt so với lá dưa hấu, bầu. Thành trùng đực 28 chấm ăn nhiều nhất là lá dưa gang (988,00 mg), bí rợ (977,30 mg) và bí đao (897,80 mg) và ăn ít nhất là lá khổ qua (130,40 mg).
Nhìn chung, qua 48 giờ thí nghiệm, thành trùng đực 28 chấm ăn nhiều hơn thành trùng đực 12 chấm. Thành trùng đực 12 chấm thích ăn lá cà phổi hơn còn thành trùng đực 28 chấm thích ăn lá dưa gang, bí rợ, khổ qua là loại lá mà thành trùng đực của cả hai loài rất ít ăn.
Bảng 3.16 Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái bọ rùa 28 chấm và bọ rùa 12 chấm trên các loại kí chủ khác nhau (T= 30,21oC, RH= 61,54%)
Ghi chú: trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; * khác biệt có ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.
Loại thức ăn
Trọng lượng thức ăn được tiêu thụ (mg) 24 giờ 48 giờ 12 chấm 28 chấm 12 chấm 28 chấm Mướp 213,30 c 468,30 cd 344,00 c 814,30 cd Dưa leo 196,80 cd 193,30 f 310,00 c 352,30 e Bí rợ 246,80 c 646,30 b 371,50 c 1175,00 b Dưa gang 680,80 b 894,50 a 1294,00 b 1473,00 a Cà phổi 1798,00 a 357,00 e 2614,00 a 423,40 e Khổ qua 105,10 e 143,90 f 128,00 d 168,80 f Dưa hấu 86,19 e 402,30 de 113,70 d 865,30 cd Bí đao 120,80 de 542,50 c 252,50 cd 939,40 c Bầu 102,30 e 409,50 de 153,80 d 720,50 d Tổng cộng 3550,09 4057,60 5581,50 6932,00 CV (%) 14,94 14,51 15,19 14,07 Mức ý nghĩa * * * *
51
Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.16 cho thấy sau 24 giờ thí nghiệm khả năng ăn của thành trùng bọ rùa cái 28 chấm (4057,60 mg)cao hơn loài bọ rùa cái 12 chấm (3550,09 mg). Trong đó, thành trùng cái 12 chấm ăn nhiều nhất là lá cà phổi (1798,00 mg) tiếp theo là dưa gang (680,80 mg) và ăn ít hơn là lá dưa hấu (86,19 mg) không khác biệt so với khổ qua, bí đao, bầu. Thành trùng cái 28 chấm ăn nhiều nhất là lá dưa gang (894,50 mg) tiếp theo là bí rợ (646,30 mg) và ăn ít nhất là lá khổ qua (143,90 mg) không khác biệt so với lá dưa leo (193,30 mg).
Đến 48 giờ thí nghiệm cho thấy trọng lượng thức ăn được bọ rùa cái 28 chấm (6932,00 mg) tiêu thụ cũng cao hơn bọ rùa cái 12 chấm (5581,50 mg). Trong đó, thành trùng cái 12 chấm ăn nhiều nhất vẫn là lá cà phổi (2614,00 mg) tiếp theo là dưa gang (1294,00 mg) và ăn ít cũng là lá dưa hấu (113,70 mg) không khác biệt so với lá khổ qua, bí đao, bầu. Thành trùng cái 28 chấm ăn nhiều nhất là lá dưa gang (1473,00 mg) tiếp theo là bí rợ (1175,00 mg) và ăn ít nhất là lá khổ qua (168,80 mg).
Nhìn chung, qua 48 giờ thí nghiệm, thành trùng cái 28 chấm ăn nhiều hơn thành trùng cái 12 chấm. Thành trùng cái 12 chấm thích ăn cà phổi và dưa gang hơn còn thành trùng cái 28 chấm thích ăn dưa gang và bí rợ, khổ qua là loại lá mà thành trùng cái 28 chấm ít ăn nhất, còn thành trùng cái 12 chấm thì lại ít ăn dưa hấu, bầu, khổ qua, bí đao.
52
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận
Bọ rùa 12 chấm và 28 chấm đều có kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng (có 4 tuổi), nhộng và thành trùng. Trên cả hai loài, thành trùng cái có thời gian sống và phát triển lâu hơn thành trùng đực, thành trùng cái cũng có kích thước lớn hơn thành trùng đực. Thành trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) mặt lưng cơ thể hình bán cầu, có màu nâu đỏ, ngực trước và cánh có màu nâu. Mặt lưng phủ lông xám bạc, trên các chấm đen phủ lông đen. Mặt dưới cơ thể màu nâu đỏ.
Bọ rùa 12 chấm có vòng đời trung bình 32,53 + 3,71 ngày, thời gian phát triển của mỗi tuổi ấu trùng dao động từ 2 – 6 ngày, giai đoạn nhộng có thời gian trung bình là 4,70 + 0,65 ngày. Tổng số trứng bọ rùa đẻ được trung bình là 552,87 + 162,04 trứng.
Bọ rùa 28 chấm có vòng đời trung bình 30,23 + 1,22, thời gian phát triển của mỗi tuổi ấu trùng dao động từ 2 – 5 ngày, thời gian nhộng trung bình là 4,77 + 0,43 ngày. Tổng số trứng bọ rùa đẻ trung bình là 684,6 + 244,17 trứng.
Bọ rùa 12 chấm thích ăn nhất là lá cà phổi, tiếp theo là lá dưa gang và bí rợ. Bọ rùa 28 chấm thích ăn lá dưa gang, bí rợ, mướp. Trên cả hai loài, khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái nhiều hơn thành trùng đực và thành trùng bọ rùa 28 chấm ăn nhiều hơn thành trùng bọ rùa 12 chấm.
4.2 Đề nghị
Thử một số loại thuốc trừ sâu, đặc biệt là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học trên loài bọ rùa này để có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Khảo sát diễn biến mật số, sự gây hại và thành phần thiên địch của bọ rùa 12 chấm (Epilachna dodecastigma) và bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) để quản lý loài bọ rùa này một cách hiệu quả trên vùng thâm canh bầu bí dưa cà.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
Hoàng Đức Nhuận, 1982. Bọ rùa Coccinellidae ở Việt Nam, Tập 1. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
Hoàng Đức Nhuận, 1983. Bọ rùa Coccinellidae ở Việt Nam, Tập 2. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
Nguyễn Đức Khiêm, 2006. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 36.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2010). Sự đa dạng và phong phú của bọ rùa (Coleoptera: Coccinellidae) trên một số loại cây trồng và khả năng thiên địch của một số loài phổ biến tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011. Côn trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất
bản nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. Trang 143 – 145.
Phạm Thị Nhất (2001). Sâu bệnh chính hại một số cây thực phẩm và biện pháp