Những quan điểm cơ bản hoàn thiện cơ chế quảnlý ngân sách xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam (Lấy ví dụ tỉnh Nam Định) (Trang 66 - 70)

b) Nguyên nhân khách quan:

3.1.1. Những quan điểm cơ bản hoàn thiện cơ chế quảnlý ngân sách xã

3.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý ngânsách xã sách xã

3.1.1. Những quan điểm cơ bản hoàn thiện cơ chế quản lý ngânsách xã sách xã

Để cơ chế quản lý ngân sách xã vận hành hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở nước ta cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã theo những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã phải dựa trên quan

điểm của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 xác định:

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đưa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nhanh các doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ

tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới.

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước kết hợp với đa dạng hoá các nguồn vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; thúc đẩy cơ giới hoá, hiện đại hoá nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để khai thác có hiệu quả các công trình đã đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cho công nghiệp, dịch vụ và nước cho sinh hoạt ở nông thôn.

Tổ chức chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, thôn, bản có cuộc sống văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hoá. Phát huy dân chủ đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn; gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc.

Thứ hai. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã phải đáp ứng được

các yêu cầu của lộ trình cải cách hành chính nói chung và lộ trình cải cách tài chính công nói riêng của Chính phủ giai đoạn 2001-2010. Nội dung chủ yếu của lộ trình này là:

Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.

Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương cho Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.

Đẩy mạnh việc thực hiện các cơ chế tài chính mới như: Cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trường, bệnh viện; thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước, cây xanh công viên, nước phục vụ nông nghiệp…; thực hiện cơ chế hợp đồng một dịch vụ công trong cơ quan hành chính.

Thứ ba. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã phải dựa trên những

nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản theo qui định của Luật ngân sách nhà nước; đó là các nguyên tắc công khai, dân chủ, tiết kiệm, hiệu quả gắn với phân công, phân nhiệm, phân cấp trong quản lý nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền cơ sở. Nội dung cơ bản của các nguyên tắc này là:

Ngân sách xã phải được thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện dân chủ (theo Qui chế dân chủ ở xã) nhằm: Phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải gắn liền với cơ chế ''Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ''; phát huy chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương, thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương; quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi

ích của Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ngân sách xã phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả: Cần phải giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác của Nhà nước nhưng vẫn đạt được mục tiêu quản lý đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm, hiệu quả có nghĩa là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định. Để đảm bảo được việc này thì một trong những vấn đề quan trọng là phải thực hiện sự phân định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, các cấp, các ngành trên cơ sở sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất công việc với năng lực và điều kiện thực tế của từng cá nhân, đơn vị, từng cấp, từng ngành nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ tư. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã phải đảm bảo việc

huy động tối đa các nguồn lực; khai thác hợp lý, có hiệu quả sức dân để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội xây dựng nông thôn mới.

Quan điểm này đòi hỏi các nguồn lực của ngân sách xã phải được huy động và sử dụng triệt để, có hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Phải vận dụng tốt phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” để vừa tạo ra các nguồn lực cho phát triển nhưng vẫn đảm bảo được đời sống của nhân dân, an ninh ở địa phương, xây dựng nông thôn văn minh, ổn định và phát triển.

Thứ năm. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã phải dựa trên quan

điểm toàn diện và đảm bảo được tính lô-gíc, tính hệ thống của các giải pháp.Các giải pháp đề ra cần được nghiên cứu, xem xét trên góc nhìn của tất cả các cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện, xã nhằm thống nhất mối quan hệ liên kết, kết hợp với nhau trong quản lý, điều hành ngân sách xã. Để đảm bảo

tính lô-gíc và tính hệ thống, các giải pháp đưa ra cần được nhóm thành các nhóm giải pháp cơ bản. Trong từng nhóm giải pháp cơ bản cần đề cập đến cơ sở pháp lý và thực tiễn có liên quan để minh chứng về hiệu quả và làm rõ nội hàm của các giải pháp đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam (Lấy ví dụ tỉnh Nam Định) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w