b) Nguyên nhân khách quan:
3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện cơ chế quảnlý ngânsáchxã
Việc hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã phải đảm bảo được một số mục tiêu cụ thể là:
- Tập trung sức lực, phát huy mọi nguồn nội lực, thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá để tăng thu, tạo nguồn thu mới theo hướng tăng tỷ trọng thu thường xuyên, chú trọng các khoản thu tại xã. Đáp ứng tốt các
nhiệm vụ chi nhằm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Vận dụng khéo léo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ” phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở từng địa phương, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, công khai tài chính, sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngân sách xã cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Xây dựng tài chính ngân sách xã lành mạnh, tăng nhanh nguồn thu nhất là các khoản thu tại xã. Thu thường xuyên ngân sách xã đảm bảo được các nhiệm vụ chi thường xuyên, không còn nợ lương, phụ cấp, trợ cấp của cán bộ xã. Tiếp tục huy động sức dân hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi ở nông thôn trên cơ sở dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- Thực hiện quản lý điều hành ngân sách sát dự toán, quản lý và kiểm soát chặt chẽ qua Kho bạc Nhà nước; công bằng, dân chủ, công khai tài chính ngân sách theo qui định. Sử dụng có hiệu quả tài sản, tiền vốn của Nhà nước và nhân dân đóng góp, đảm bảo kinh phí phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an ninh nông thôn trên địa bàn các xã, phường, thị trấn.
- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tài chính xã; đảm bảo 100% cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý ngân sách xã trong giai đoạn mới.