Kinh nghiệm thu được từ mô hình triển khai thí điểm phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam (Lấy ví dụ tỉnh Nam Định) (Trang 33 - 35)

ngân sách xã tại Hà Tĩnh

Thực hiện mô hình phân tích ngân sách xã tại Hà Tình là một trong những bước đi nhằm nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý ngân sách xã. Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề ngân sách.

Thực tế ở Hà Tĩnh cho thấy, hoạt động tài chính ngân sách xã ở Hà Tĩnh còn nhiều vấn đề khó khăn, yếu kém. Trước hết là sự hiểu biết của nguời dân, của một số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã không tạo cơ hội cho họ trong việc quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng ngân sách xã. Chất lượng giám sát, kiểm tra ngân sách xã ở một số nơi trong tỉnh không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Công tác quản lý ngân sách của một số địa phương còn bộc lộ những hạn chế như: thiếu công khai, dân chủ, thu bất cập chi, còn xảy ra tình trạng lãng phí, ít đầu tư cho phát triển sản xuất, cá biệt có tình trạng tham nhũng, vi phạm phát luật, làm thất thoát ngân sách.

Từ khi dự án thí điểm phân tích ngân sách xã được triển khai tại Hà Tỉnh cho thấy, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại địa phương đã được chính quyền quan tâm hơn, nhiều lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ và người dân tại các xã trong huyện đã được mở, nhờ vậy cán bộ đã hiểu biết rộng hơn về ngân sách, khả năng truyền đạt tới người dân dễ hiểu và tự tin hơn trước. Người dân cũng được tham gia các cuộc thảo luận tại thôn xóm do cán bộ Hội đồng nhân dân và trưởng thôn hướng dẫn, thông qua các nhóm tiết kiệm tín dụng, nhóm liên gia và các cuộc họp thôn. Nếu trước đây, các cuộc họp thường mất khá nhiều thời gian mà hiệu quả lại chưa cao do sự tham gia thiếu nhiệt tình của người dân mà một phần do người dân còn chưa hiểu rõ, hiểu đúng và ít quan tâm vấn đề ngân sách xã. Do không hiểu đúng và đủ về ngân sách cho nên người dân vẫn còn nhiều thắc mắc, chậm đóng nộp, thậm chí nghi ngờ về công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách của cán bộ. Nhưng qua hơn một năm thực hiện dự án, đến nay, không khí các cuộc họp bàn phân tích ngân sách xã người dân nhiệt tình tham gia, đưa ra nhiều câu hỏi chất vấn cụ thể, liên quan mật thiết đời sống hàng ngày và được nghe ý kiến trả lời của cán bộ. Một số câu hỏi chưa được giải đáp trực tiếp tại cuộc họp thì sẽ được phản hồi sau một thời gian ngắn. Do được hiểu biết hơn về các quy định, sử dụng và quản lý ngân sách nên ý thức nộp ngân sách của người dân cũng được nâng cao, tự giác hơn trước. Ví dụ, vụ hè thu 2005, 100% số hộ nông dân xã ở các xã thực hiện thí điểm mô hình phân tích đã nộp ngân sách đầy đủ và đúng hạn, không còn tình trạng châu ỳ, nộp chậm và thất thu nữa. Nhất là trong xã không còn xảy ra tình trạng khiếu kiện liên quan ngân sách nhà nước như trước.

Từ những kết quả đạt được của dự án Phân tích ngân sách xã ở Hà Tĩnh cho thấy, người dân có thêm hiểu biết về ngân sách, về các nội dung thu, chi và quy trình quản lý ngân sách xã. Những kiến thức đó giúp họ chủ động, sáng tạo hơn khi có các ý kiến đóng góp vào việc xây dựng, giám sát và quản

lý ngân sách xã. Mặt khác, phân tích ngân sách cũng là một hoạt động cụ thể hoá Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, hạn chế các vụ việc tiêu cực, đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tạo sự ổn định chính trị-xã hội ở cơ sở, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân đối với chính quyền. Thông qua phân tích ngân sách xã, người dân sẽ biết được các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ như: Chương trình 135, 134, 96 ... và những chi tiêu của ngân sách xã có hợp lý không, có thể xảy ra thất thoát không... Những việc của dự án đã làm được chính là một trong những kênh thông tin để người dân tiếp cận trong việc nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về ngân sách. Hoạt động phân tích ngân sách xã cũng có tác dụng thúc đẩy chính quyền cấp xã quan tâm hơn nữa vấn đề ngân sách để có những giải pháp xây dựng và phát triển nguồn thu hợp lý, có các cơ chế sử dụng và giám sát các khoản chi ngân sách tiết kiệm, đúng pháp luật. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng và quản lý ngân sách hiệu quả hơn, minh bạch và công khai hơn, góp phần vào việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và phát huy dân chủ cho người dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam (Lấy ví dụ tỉnh Nam Định) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w