Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin tại Thư viện

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Trang 29)

Cơ sở vật chất:

- Toà nhà TV Tạ Quang Bửu gồm có 10 tầng, TV Tạ Quang Bửu sử dụng từ tầng 1 đến tầng 5 với diện tích diện tích sử dụng là 1.800m2/tầng. Ngoài hệ thống các phòng làm việc, văn phòng, phòng hội thảo, TV Tạ Quang Bửu còn có hệ thống phòng phục vụ sau:

- 02 kho mượn về nhà, 06 phòng đọc tại chỗ, 02 kho đóng, 01 kho nén, 1 phòng đọc đa phương tiện, 03 phòng tự học, 01 phòng học nhóm

Với cơ sở vật chất như trên, hàng ngày, TV Tạ Quang Bửu có thể phục vụ cùng một lúc hơn 2.000 bạn đọc.

Hạ tầng công nghệ thông tin

Hiện nay, TV Tạ Quang Bửu có cơ sở công nghệ thông tin khá tốt với khoảng 150 máy tính cá nhân và 6 máy tính xách tay phục vụ cho công tác chuyên môn của cán bộ và người dùng tin (trong đó 100% máy tính được kết nối mạng Internet), 7 máy in, 4 máy photocopy, 2 máy scanner HP, 3 máy chủ do các hãng Sun Micro System và HP cung cấp phục vụ cho tra cứu OPAC, phần mềm tích hợp VTLS, trang web,… của TV Tạ Quang Bửu .

Thư viện hiện đang sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp VTLS - phần mềm quản trị thư viện hiện đại do Hoa Kỳ thiết kế. Ngoài ra, để xây dựng và quản lý các bộ sưu tập số, TV Tạ Quang Bửu còn sử dụng phần mềm mã nguồn mở Dspace.

- TV Tạ Quang Bửu được lắp đặt 2 cổng từ, 1 cổng RFID và các thiết bị an ninh khác như: camera giám sát tất cả các tầng và các phòng quan trọng của tòa nhà (24/24h), hệ thống kiểm soát vào - ra bằng thẻ từ, hệ thống quản lý tài liệu như: máy quét mã vạch, máy khử - nạp từ.

- TV Tạ Quang Bửu sử dụng hệ thống mạng cáp quang kết nối ra Internet với tốc độ đường truyền leased-line là 16 Mbps. Ngoài ra, từ tháng 6 năm 2006, trên cơ sở Trường ĐHBK HN là một thành viên của VINAREN (Vietnam Reseach and Education Network), TV Tạ Quang Bửu còn sử dụng mạng VINAREN kết nối với mạng TEIN2 (Trans-Eurasia Information Network - phase 2) với tốc độ đường truyền là 45Mbps.

Với cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại như trên, đặc biệt là với các phần mềm VTLS, Dspace, hệ thống máy tính, máy scan, đường truyền tốc độ cao TV Tạ Quang Bửu có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển TVS.

Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin trong họat động thư viện chính là cơ sở cho việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Căn cứ theo loại hình vật mang tin, nguồn lực thông tin của TV Tạ Quang Bửu được chia thành 2 nhóm chính như sau: tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại (tài liệu điện tử).

- Tài liệu truyền thống

Bảng 1.1: Thống kê tài liệu truyền thống theo loại hình

TT Loại hình Đầu tài liệu Số bản

1 Sách giáo trình 4.100 257.000 2 Sách tham khảo 128.570 155.460 3 Sách tra cứu 6.850 7.000 4 Báo - tạp chí 1.853 216.000 5 Tài liệu nội sinh (luận án, luận văn,

chuyên đề, đề tài NCKH,…) 8.800 8.800 6 Tổng cộng 150.173 644.260

+ Thành phần tài liệu truyền thống theo nội dung chuyên ngành

Trường ĐHBK HN là trường đại học khoa học kỹ thuật lớn trong cả nước. Do đó, tài liệu về lĩnh vực khoa học kỹ thuật chiếm 81%, ngoài ra các tài liệu về Khoa học xã hội và Văn học nghệ thuật chiếm 19%

81% 10%

9%

Khoa học kỹ thuật Chính trị xã hội Văn học nghệ thuật

Biểu đồ 1.1: Thành phần tài liệu truyền thống theo chuyên ngành

+ Thành phần tài liệu truyền thống theo ngôn ngữ

Người dùng tin là sinh viên chiếm số lượng cao nhất trong tổng số bạn đọc đến TV Tạ Quang Bửu. Do vậy, tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Việt vẫn là loại tài liệu được ưu tiên bổ sung (54%). Bên cạnh đó, là tài liệu bằng tiếng Anh, Pháp, Đức chiếm 26%. Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên hai năm cuối của Trường.

TL tiếng Việt (54%) TL tiếng Anh, Pháp, Đức (26%) TL tiếng Slavơ(15%) TL tiếng Trung(5%) 26% 15% 5% 54%

Biểu đồ 1.2: Thống kê tài liệu truyền thống theo ngôn ngữ

+ Thành phần tài liệu truyền thống theo thời gian xuất bản

Bảng 1.2: Thống kê tài liệu truyền thống theo năm xuất bản

Năm xuất bản Số lƣợng Tỷ lệ

Trước năm 1980 99.575 15% Từ năm 1980 - 2000 202.318 31% Từ năm 2000 - 2014 343.267 54%

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, do đó, thông tin cần cập nhật liên tục. Bạn đọc luôn đòi hỏi được sử dụng các tài liệu có năm xuất bản mới, đặc biệt là các sách tham khảo và tạp chí. Chính vì vậy, các tài liệu có năm xuất bản từ 2000 đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 54% bao gồm 333.267 cuốn. Tài liệu từ 1980 - 2000 có tỷ lệ ít hơn 31 % gồm 191.318 cuốn. Tuy nhiên, các tài liệu trước năm 1980 vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao là 15%. Nguồn tài liệu này đa phần là tài liệu bằng tiếng Nga và sách giáo trình bằng tiếng Việt chưa tái bản.

- Tài liệu điện tử:

Bảng 1.3: Thống kê nguồn tài liệu điện tử tính đến năm 2014

Loại hình Mô tả Số lƣợng

CSDL

- CSDL thư mục do Thư viện xây dựng

Hơn 50.000 biểu ghi

- CSDL toàn văn do Thư viện xây dựng

- CSDL đặt mua:

+ CSDL ScienceDirect (Computer Science Collection)

Bao gồm 118 đầu tạp chí về khoa học máy tính.

+ CSDL EbscoHost Bao gồm trên 17.000 tạp chí toàn văn trong 10 CSDL về khoa học, công nghệ, Xã hội nhân văn, Giáo dục, Kinh tế... + CSDL Proquest Bao gồm 4300 tạp chí Khoa học và công

nghệ toàn văn, 18.000 luận án, luận văn về các ngành khoa học. Đĩa CD, đĩa mềm - Sách điện tử - Tạp chí điện tử - Luận văn - Luận án khoảng 6.200 đĩa Băng

Casette Băng học ngoại ngữ 130 băng

So với loại hình tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử của TV Tạ Quang Bửu mới chỉ bắt đầu được quan tâm đầu tư từ năm 2006 đến nay. Do vậy, số lượng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là loại hình tài liệu đang được quan tâm phát triển và được NDT ưa thích.

1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu

1.3.1. Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện

NDT tại TV Tạ Quang Bửu bao gồm toàn thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên thuộc các hệ đào tạo khác nhau trong toàn Trường. Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức của Trường là khoảng trên 2.500 người. Trường hiện có hơn 30.000 nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của 33 ngành, 90 chuyên ngành đại học và sau đại học.

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường trong giai đoạn hiện nay, có thể phân chia người dùng tin tại TV Tạ Quang Bửu thành 4 nhóm chính: nhóm cán bộ lãnh đạo và quản lý, nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sinh và học viên cao học và nhóm sinh viên. Cơ cấu các nhóm người dùng tin của TV Tạ Quang Bửu được thể hiện trên biểu đồ 1.3 dưới đây.

* Nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo và quản lý:

Nhóm này bao gồm Ban giám hiệu, trưởng, phó các khoa, phòng ban, tổ bộ môn, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Nhóm này tuy chiếm tỷ lệ không cao (1%) trong số người dùng tin tại Trường ĐHBK HN nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Trường. Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý. Họ có rất ít thời gian khai thác tài liệu tại TV Tạ Quang Bửu mà chủ yếu là sử dụng các dịch vụ mượn tài liệu về nhà, sử dụng tài liệu trực tuyến hoặc sao in tài liệu gốc.

1% 5% 11% 83% Cán bộ quản lý Giảng viên và cán bộ nghiên cứu Nghiên cứu sinh, học viên cao học Sinh viên

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ Thành phần các đối tượng người dùng tin tại TV TQB

* Nhóm 2 - Giảng viên và cán bộ nghiên cứu:

Nhóm này chiếm tỷ lệ không nhiều (chỉ chiếm 5%), tuy nhiên, đây là nhóm NDT quan trọng, là những người có trình độ chuyên môn cao (đa số có trình độ trên đại học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, có thể sử dụng ít nhất 1-2 ngoại ngữ). Họ là chủ thể sáng tạo ra thông tin thông qua các bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu và các dự án,… Do tham gia giảng dạy nên họ phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Họ tạo ra các tài liệu nội sinh có hàm lượng tri thức rất cao, đồng thời sử dụng các tài liệu này trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy đặc biệt là tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

* Nhóm 3- Nghiên cứu sinh, học viên cao học:

Nhóm này chiếm tỷ lệ 11%. Đặc điểm của nhóm NDT này là họ sử dụng thư viện với cường độ cao, đặc biệt vào thời gian thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu, bảo vệ tốt nghiệp…. Họ là chủ thể sáng tạo ra các luận văn, luận án. Đồng thời họ cũng chính là những người có nhu cầu cao, khai thác và sử dụng nhiều nhất luận văn, luận án, đồ án, tiểu luận môn học, các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.

* Nhóm 4 - Sinh viên:

Sinh viên là nhóm người dùng tin chiếm tỷ lệ cao nhất (83%). Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học, sinh viên không còn học một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài. Chính vì vậy, sau giờ học, thư viện và phòng thí nghiệm là nơi sinh viên dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sử dụng. Do vậy, nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú và đa dạng.

1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện

Nhu cầu tin (NCT) là nhu cầu về những thông tin cần thiết cho người dùng tin, giúp họ giải quyết những vấn đề trong công việc, nghiên cứu. Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của người dùng, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ.

* Nhu cầu tin của nhóm 1 - nhóm cán bộ lãnh đạo và quản lý:

Do đặc thù và tính chất công việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là ra các quyết định. Thông tin đối với họ là công cụ để quản lý. Hình thức thông tin đa dạng, phong phú bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại. Thông tin họ cần là những thông tin mang tính chỉ đạo, pháp lý, có tính chuyên môn cao, vừa mang tính chính xác vừa mang tính thời sự. Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng sử dụng tốt các tài liệu nước ngoài, nhất là tài liệu tiếng Anh để làm nghiên cứu khoa học, giảng dạy cũng như phục vụ họat động quản lý. Vì không có nhiều thời gian để đến thư viện nên họ thường tra cứu qua CSDL và mượn tài liệu về nhà sử dụng.

* Nhu cầu tin của nhóm 2 - Giảng viên và cán bộ nghiên cứu:

Đây là nhóm người dùng tin có trình độ cao. Các giảng viên luôn tìm, cập nhật và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết, liên quan tới môn học để mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Do vậy, họ cần tài liệu chuyên sâu có tính thời sự về khoa học và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực Trường đào tạo để làm tài liệu nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ, giảng dạy, chủ yếu là tài liệu nước ngoài. Ngoài ra, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu thường sử dụng máy tính có kết nối internet trong Trường để truy cập tới Website Thư viện số, các trang web nước ngoài, CSDL về khoa học kỹ thuật.

* Nhu cầu tin của nhóm 3 - Nghiên cứu sinh, học viên cao học:

Nghiên cứu sinh, học viên cao học là người đã tốt nghiệp đại học nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Thông tin họ cần chủ yếu là tài liệu mang tính chất chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài họ nghiên cứu như sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn,... Họ thường sử dụng các CSDL, tài liệu nội sinh, đặc biệt là luận án, luận văn để tham khảo làm tiểu luận môn học, viết luận văn, luận án. Bên cạnh tài liệu bằng tiếng Việt, họ có nhu cầu cao sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học cũng như tốt nghiệp ra trường. Nhóm NDT này thường xuyên lên TV Tạ Quang Bửu vào thời gian chuẩn bị tốt nghiệp.

* Nhu cầu tin của nhóm 4 - Sinh viên:

Nhu cầu tin của sinh viên rất rộng và đơn giản. Họ thường sử dụng các thông tin mang tính dữ kiện, cụ thể, chi tiết. Quá trình đào tạo tại Trường chia thành 2 giai đoạn. Sinh viên hai năm đầu chủ yếu đọc các sách giáo trình đại cương, cơ bản ở phòng đọc sách giáo trình và tham khảo tiếng Việt. Sinh viên 3 năm cuối chủ yếu đọc các tài liệu chuyên ngành, sách tham khảo và sách tra cứu cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài đặc biệt là trước yêu cầu của học chế tín chỉ sinh viên phải tìm kiếm tài liệu trên các trang web, các CSDL online, tài liệu nội sinh tại Trường, tài liệu về chuyên ngành đào tạo mà sinh viên theo học.

Công tác đánh giá NCT của NDT phải tiến hành có định kỳ để có những giải pháp đáp ứng yêu cầu tin hiệu quả.

Để nắm được cụ thể nhu cầu tin của NDT, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra NCT của NDT Trường ĐHBK HN theo phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trong số NDT của Thư viện. Đã có 300 phiếu điều tra được phát tới các nhóm NDT, trong đó, số phiếu phát tới nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng viên là 30, số phiếu phát cho nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý là 20, học viên cao học và nghiên cứu sinh là 50 và sinh viên là 200 phiếu. Số phiếu thu về là 250 phiếu trên tổng số 300 phiếu phát ra, đạt tỷ lệ 83.3 %. Qua phân tích, xử lý phiếu điều tra, chúng tôi đã thu được kết quả về NCT của NDT ở trường ĐHBK HN như sau:

Bảng 1.4: Mức độ sử dụng Thư viện của người dùng tin

Đốitƣợng NDT

Mức độ sử dụng thƣ viện Thƣờng

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi SL (%) SL (%) SL (%)

CB nghiên cứu, giảng dạy 0 0 14 70 6 30 Cán bộ Quản lý 0 0 4 40 6 60 HV cao học 8 25.0 20 62.5 4 12.5 Nghiên cứu sinh 2 15.4 8 61.5 3 23.1 Sinh viên 103 58.8 53 30.2 19 10.8 Tổng số 250 phiếu 113 45.2 99 40.4 38 14.4 Qua số liệu tại bảng 1.4 ta thấy nhóm NDT là sinh viên lên Thư viện thường xuyên hơn so với các nhóm NDT khác. Do đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường nên sinh viên đã chủ động tìm đến thư viên để tự học tập, nghiên cứu.

70% nhóm NDT là cán bộ giảng dậy, nghiên cứu và 40% cán bộ quản lý cho biết họ thỉnh thoảng mới lên thư viện. Qua phỏng vấn trực tiếp thì nguyên nhân mà nhóm NDT này ít lên TV là vì họ cho rằng TV không có tài liệu chuyên môn sâu như họ mong muốn. Dưới đây là một vài ý kiến của họ:

“Thỉnh thoảng tôi có lên Thư viện Trường nhưng tôi thường dùng tài liệu của

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)