Tăng cường phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Trang 93 - 95)

Có thể nói Thư viện Tạ Quang Bửu là một thư viện đại học lớn trên cả nước với vốn tài liệu vô cùng phong phú, trong đó có một lượng không nhỏ là sách ngoại văn.

Tuy nhiện, tài liệu của Thư viện hiện nay đang dần có dấu hiệu không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tin của bạn đọc do lượng sách trong kho đa phần là sách đã được bổ sung từ trước trong khi bản thân khoa học công nghệ và kỹ thuật phát triển từng ngày nên khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin mới của NDT. Trong những năm gần đây số lượng bổ sung tài liệu không còn được dồi dào do kinh phí có hạn, vì thế Thư viện đã tăng cường liên hệ và kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trao đổi, biếu tặng sách...Trong đó công ty DENSO là môt trong những nguồn tặng sách lớn cho Thư viện. Mặt khác lượng sách lưu chiểu từ Nhà xuất bản Bách Khoa cũng đóng góp một phần lớn trong việc làm phong phú nguồn tài liệu của Thư viện.

Qua quan sát của tác giả trong suốt 4 năm làm việc tại đây nhận thấy: Số lượng bạn đọc xử dụng sách photo làm tài liệu học tập và nghiên cứu còn rất nhiều, bên cạnh đó các phòng tự học luôn rất đông và quá tải (do các phòng tự học được phép

sử dụng tài liệu của mình), điều đó chứng tỏ nội dung tài liệu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của NDT.

Giải pháp được đưa ra ở đây là:

+ Kế họach bổ sung tài liệu hàng năm của Thư viện cần bám sát với công tác đào tạo của nhà Trường thông qua việc cán bộ bổ sung phải lấy được ý kiến cũng như danh sách tài liệu cần cho việc nghiên cứu, học tập qua các khoa, các viện, các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Trường.

+ Thực thi nghiêm ngặt chính sách nộp lưu chiểu: Bên cạnh nguồn bổ sung phải trả tiền, nguồn sách lưu chiểu mà Thư viện nhận được theo như quyết định số 688/ĐH ngày 14/7/1986 của Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp, tại điều 7 chương I có ghi rõ: “Thư viện trường đại học được quyền thu nhận những ấn phẩm do trường xuất bản, cũng như các luận án tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ khi luận án được bảo vệ tại trường, hoặc người viết luận án là cán bộ, học sinh của trường.[5 tr. 178]

+ Tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tặng lại sách cho Thư viện (đặc biệt là đối với cán bộ và sinh viên trong Trường trước đây vẫn chưa được ưu tiên nhắm đến).

+ Tăng cường tham gia các liên hợp bổ sung và chia sẻ nguồn tin +Tăng cường công tác số hóa tài liệu

Số hóa tài liệu sẽ làm giảm việc truy cập tới tài liệu gốc, bảo vệ được tài liệu gốc không bị hư hỏng bởi tần xuất của người sử dụng. Hiện nay nguồn lực thông tin của thư viện Tạ Quang Bửu phần lớn là tài liệu giấy, trong đó có rất nhiều tài liệu quý hiếm chỉ có 1 bản nhưng tần suất sử dụng cao, nhất là vào mùa thi số bản của tài liệu không đủ để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và bắt buộc người dùng phải lên thư viện đọc, trong khi các phòng đọc luôn không đủ chỗ ngồi. Do đó, việc số hoá tài liệu để người dùng có thể truy cập tới nguồn này thông qua hệ thống mạng, sẽ làm tăng hệ số sử dụng tài liệu và thuận lợi cho người sử dụng là không kể thời gian và không gian có thể truy cập tới nguồn tài liệu này bất cứ lúc nào.

Tài liệu được số hoá sẽ là cơ sở để trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện, tạo điều kiện cho người dùng tin ở khắp nơi có thể truy cập được tới nguồn tài liệu số hoá của thư viện Tạ Quang Bửu.

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)