Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Trang 103 - 136)

3.2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nguồn lực thông tin

Muốn NDT biết đến và khai thác vốn tài liệu của Thư viện thì cần phải có công tác tuyên truyền, phổ biến nguồn lực thông tin. Đây là một họat động cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin, tạo nên sức hút đối người với người tin.

Để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thông tin có chất lượng là một điều không đơn giản, rất mất thời gian, công sức và tài chính. Bởi đó là kết quả của một chuỗi những công việc như điều tra nhu cầu tin, tổng hợp nhu cầu và tiến hành làm các công việc chuyên môn…Tuy nhiên, nếu như NDT không biết đến chúng thì rất lãng phí. Vì vậy, Thư viện cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới NDT bằng các hình thức như:

- Thông qua các lớp đào tạo hướng dẫn NDT, Thư viện không chỉ tuyên truyền nội quy sử dụng thư viện mà nên có bài giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ hiện có và sắp có của Thư viện. Điều đó kích thích sự tò mò đối với NDT.

- Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ trên website của Thư viện, tổ chức trưng bày giới thiệu sách mới, sách theo chuyên đề để NDT có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

- Tạo mối quan hệ của Thư viện với các viện, khoa, bộ môn chuyên môn. Đây là mối quan hệ 2 chiều. Thông qua các viện, khoa, bộ môn, Thư viện nắm băt được học liệu cần thiết theo đề cương môn học, thông tin về nguồn tài liệu giảng viên cung cấp, hay những công trình nghiên cứu mới, tác phẩm của giảng viên, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của chính các giảng viên, học viên, sinh viên cũng như tâm lý của NDT để từ đó có kế họach bổ sung và đề ra biện pháp, cách phục vụ tốt nhất, làm đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Như vậy, việc tạo nên cầu nối giữa thư viện và các khoa không chỉ đáp ứng nhu cầu cho NDT mà còn là cơ sở giúp thư viện có được sản phẩm và dịch vụ chất lượng hơn.

3.2.3.2. Tăng cường công tác chia sẻ nguồn lực thông tin Đối với Tài liệu truyền thống.

Thư viện có thể liên kết với các thư viện chuyên ngành khoa học kỹ thuật để để tiến hành trao đổi tài liệu. Ngoài ra mỗi năm Thư viện đều nhận được rất nhiều tài liệu biếu tặng từ cá nhân tổ chức trong và ngoài nước, tuy nhiên không phải tài liệu nào cũng phù hợp với nhu cầu của NDT của Thư viện nên những tài liệu không được xếp lên giá sẽ được liên hệ để trao đổi hoặc biếu tặng lại cho những thư viện có nhu cầu.

Đối với tài liệu số.

TLS là một nguồn tài liệu quan trọng, để làm giàu và phong phú tài liệu này trong tương lai TV TQB cần mở rộng họat động hợp tác, giao lưu thông tin, tiến hành trao đổi, chia sẻ với các cơ quan TT-TV khác. Tham gia vào các liên hiệp thư viện, các consortium TV TQB sẽ có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chia sẻ TLS. Trong năm qua TV TQB đã cùng tham gia liên hiệp thư viện các trường Đại học phía Bắc, Consortium do Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia đứng ra chủ trì để cùng mua CSDL Scient Direct.

- Một số lợi ích của Consortium:

+ Các đơn vị thành viên tiết kiệm được nhiều kinh phí

+ Nhờ có sự liên kết để cùng phối hợp bổ sung và trao đổi các nguồn tin điện tử, họat động thông tin của các đơn vị thành viên tránh được tình trạng biệt lập và khép kín.

+ Cung cấp cho người dùng tin khả năng vươn tới các nguồn tin điện tử phong phú và đa dạng. Đó là tiền đề kích thích sự phát triển nhu cầu tin của người dùng tin ở TV TQB.

+ Consortium làm tăng sức mua và làm tăng nguồn lực thông tin cho các đơn vị thành viên

+ Tạo ra một cơ chế buộc các đơn vị thành viên phải thường xuyên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đổi mới công nghệ cho phù hợp với nhu cầu trao đổi các nguồn thông tin điện tử

Việc tham gia vào Consortium phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin đặc biệt TLS là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của chính sách bổ sung và tạo lập TLS tại TV TQB.

Phải đẩy mạnh phối hợp, cùng tận dụng các sản phẩm số hoá của những cơ quan TT-TV khác, đặc biệt chú trọng tới các cơ quan có cùng diện chuyên đề bao quát. Trên cơ sở đó có thể tăng nhanh “nguồn tin số hoá” của cơ quan mình cũng như tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Các cơ quan TT-TV không chỉ sở hữu nguồn tin truyền thống mà còn thu thập, lưu trữ và phát triển rất mạnh

TLS. Hiện nay có nhiều trung tâm TT-TV có nguồn TLS rất mạnh như: trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia,… Do đó không chỉ giới hạn trong họat động trao đổi, chia sẻ tài liệu truyền thống TV TQB cần đẩy mạnh họat động số hóa tài liệu, đầu tư mua nhiều CSDL. Nếu những CSDL có thể dùng chung dải IP hoặc mua quyền truy cập theo các consortium để tiết kiệm và mang lại hiệu quả cho tất cả các thành viên, các bên tham gia thì TV TQB nên xem xét, cân nhắc và tham gia. Trong thời gian qua TV TQB đã tham gia nhiều consortium do đó thời gian tới TV TQB cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh họat động này. TLS là nguồn tài nguyên có giá trị, thu hút được đông đảo người dùng tin do đó cần thiết lập quan hệ và đưa ra những chính sách phối hợp với các đơn vị có tiềm lực mạnh về TLS hoặc các cơ quan, trung tâm TT-TV có cùng nhiều chuyên ngành đào tạo với Trường ĐHBK HN như: trường Đại học Công nghiệp, trường Đại học Điện lực Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Giao thông vận tải,… Trước hết có thể tiến hành trao đổi TLS trong các trường Đại học Bách Khoa ở cả nước, hệ thống các trường đại học khoa học kỹ thuật phía Bắc, sau đó là tiến tới trao đổi với các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội và trong cả nước.

3.2.3.3. Mở rộng phạm vi khai thác tài liệu số ra ngoài dải IP của Trường

Hiện tại, chính sách chung của Nhà trường cho phép người dùng tin được sử dụng, khai thác TLS miễn phí tuy nhiên chỉ trong phạm vi dải IP của Trường ĐHBK HN. Điều này làm hạn chế rất nhiều khả năng truy cập, khai thác TLS của người dùng tin. Do thời gian giờ hành chính cán bộ, sinh viên chủ yếu tập trung vào giảng dạy, học tập vì vậy thời gian ban ngày họ không thể dành nhiều hoặc không có thời gian để đến TV TQB khai thác tại chỗ TLS hoặc truy cập trong phạm vi IP của Trường. Người dùng tin có nhu cầu sử dụng TLS phục vụ cho học tập, giảng dạy nghiên cứu vào thời gian buổi tối tại nhà thì không truy cập được vào Website TVS. TV TQB cũng không phục vụ phòng đa phương tiện cho phép khai thác TLS tại chỗ và truy cập internet ngoài giờ hành chính. Do đó, họ bị hạn chế cả về không

gian và thời gian khai thác TLS. Như vậy, việc giới hạn phạm vi khai thác TLS chỉ trong dải IP Trường đã làm mất đi đặc điểm đa truy, mất khả năng truy cập 24/7 - một trong những đặc điểm nổi bật và có giá trị nhất của TLS. Với mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin không chỉ trong mà cả ngoài Trường ĐHBK HN trong thời gian tới Nhà trường và TV TQB cần phải tăng cường số lượng, chất lượng TLS, tổ chức khai thác hợp lý hơn, xem xét mở rộng phạm vi khai thác TLS nhằm tạo mọi điều kiện cho người dùng tin có thể khai thác, sử dụng TLS hiệu quả. Khi mở rộng đối tượng và phạm vi khai thác cần nghiên cứu, áp dụng chính sách khai thác TLS mới rõ ràng, đặc biệt chú ý tới vấn đề khai thác có phải trả phí hay không. Quy định cụ thể người dùng tin phải trả phí đối với những tài liệu nào, số tiền phải trả là bao nhiêu, phương thức thanh toán như thế nào,... Do kinh phí hiện nay còn hạn hẹp, Nhà trường cần kinh phí lớn để đầu tư phát triển TLS đồng thời đưa ra chính sách khai thác cụ thể, mở rộng đối tượng, phạm vi sử dụng Website TVS và có thể nghiên cứu thu phí để tăng nguồn kinh phí cho số hoá, mua TLS.

3.2.3.4. Tạo lập trang facebook/ fanpage

Để giới thiệu cho NDT biết đến NLTT của Thư viện, nhất là nguồn thông tin khoa học kỹ thuật để họ có thể khai thác và sử dụng, Thư viện cần tăng cường quảng bá, giới thiệu nguồn tin này. Một trong những cách quảng bá nhanh chóng, hiệu quả, không mất nhiều công sức và chi phí đó là quảng bá trên mạng xã hội.

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, nhiều mạng xã hội ra đời có tính tương tác cao và kết nối với con người một cách nhanh chóng. Một trong những mạng xã hội phổ biến nhất thu hút nhiều người tham nhất hiện nay là facebook. Thư viện có thể tạo lập một trang facebook hay fanpage của mình để kết nối với NDT và giới thiệu cho NDT những thông tin hữu ích. Khác với các website, facebook sẽ mang tính tương tác với NDT cao hơn, mặt khác NDT cũng có thể phản hồi ngay lập tức giúp Thư viện điều chỉnh họat động của mình cho phù hợp với nhu cầu của NDT.

3.2.3.5. Tăng cường đường truyền internet và hệ thống mạng không dây.

Bên cạnh hệ thống máy tính, đường truyền internet góp phần quyết định đến khả năng truy cập và khai thác thông tin của NDT. Các máy tính tại Thư viện được sử dụng từ năm 2006 đến nay luôn gặp phải những sự cố, bên cạnh đó đường truyền mạng dây nhiều khi chậm, không ổn định dẫn đến lỗi mạng, không truy cập được internet và phải thường xuyên nhờ đến đội ngũ cán bộ kỹ thuật.

Hiện nay Thư viện cũng đã tiến hành lắp đặt mạng không dây wifi cho NDT truy cập, nhưng số lượng modem còn hạn chế nên mới chỉ phủ sóng ở một số phòng tại Thư viện. Bên cạnh đó tốc độ mạng lại chậm và không ổn định khiến NDT không thể truy cập được CSDL.

Vì thế Thư viện cần phải nâng cấp hệ thống mạng dây cũng như mạng không dây wifi đồng thời phủ sóng wifi toàn Thư viện giúp NDT có thể truy cập vào những nguồn tin hữu ích. Mặt khác hệ thống mạng cần thường xuyên được kiểm tra, khắc phục sự cố kịp thời, đảm bảo mạng thông suốt.

KẾT LUẬN

Trường ĐHBK HN là nơi đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ, họat động của Thư viện nhà trường là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn liền với họat động đào tạo của trường. Việc đáp ứng thông tin cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên trong toàn trường là công tác chủ yếu của thư viện.

Trong gần 60 năm qua, cùng với sự phát triển của nhà trường vốn tài liệu của Thư viện cũng tăng lên nhanh chóng đòi hỏi Thư viện phải có những biện pháp tổ chức tài liệu khoa học và hợp lý giúp cho NDT có thể khai thác được NLTT của mình, đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo cung cấp tài liệu cho công tác đào tạo, NCKH và học tập của cán bộ và sinh viên góp phần đào tạo ra những kỹ sư khoa học và công nghệ chất lượng cao cho đất nước.

Tuy nhiên trong công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Một số kho tài liệu còn tổ chức chưa hợp lý, tài liệu trong các phòng còn bị phân tán, họat động khai thác tài liệu số bị giới hạn trong giải IP của Trường... làm ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ NDT

Trong những năm tới, Thư viện cần tăng cường hơn nữa các khẩu tổ chức họat động để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và chuyên sâu của NDT. Có như vậy Thư viện mới ngày càng phát triển và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của Trường ĐHBKHN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

Tài liệu chỉ đạo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính

quy theo hệ thống tín chỉ, Quyết định số 43/2007/QĐ - BGDĐT ngày 15/8/2007

2. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (2003), Quy chế mẫu tổ chức và họat động

thư viện trường đại học, Quyết định số 13/2008/QĐ - B VHTTDL ngày 10/3/2008

3. Nghị định số 72/2002/NĐ - CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện

4. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh thư

viện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5. Quyết định số 688/ĐH ngày 14/7/1986 của Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp Quy định về tổ chức và họat động của thư viện trường đại học.

Tài liệu chuyên môn

6. Hoàng Ngọc Chi (2011), Họat động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các

trường đại học khối kỹ thuật khu vực Hà Nội, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện,

Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 98tr.

7. Nguyễn Huy Chương (2011), Chia sẻ nguồn lực thông tin, kinh nghiệp thư viện Mỹ và giải pháp cho Thư viện Việt Nam, “Kỷ yếu hội nghị chia sẻ nguồn lực thông tin”, Hà Nội, Tr.5-11.

8. Trần Mỹ Dung (2004), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc

Gia Việt Nam, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Thư Viện Quốc Gia Việt Nam,

Hà Nội, 94tr.

9. Mạc Thùy Dương (2003), Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử

tại Thư viện Quân Đội, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn

Hóa Hà Nội, 99tr.

10. Greg R.Notess (1999), “Những lời khuyên về đánh giá các cơ sở dữ liệu web trên mạng”, tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 1), tr 15 - 18

11. Phạm Thị Thu Hà (2010), Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại Thư

viện Bộ Tư Pháp, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn Hóa Hà

Nội, 85tr.

12. Nguyễn Tiến Hiển, (1996), Tổ chức và quản lý công tác thông tin thư viện, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.

13. Hà Thị Thu Hiếu (2002), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung

tâm Thông tin thư viện Đại học Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện,

Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 85tr.

14. Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường

Đại học Bách Khoa Hà Nội, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học

Văn Hóa Hà Nội, 106tr.

15. Nguyễn Hữu Hùng (2000), Tổ chức quản lý họat động thông tin khoa học và công nghệ trước thềm thế kỷ XXI, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (số 1).

16. Nguyễn Hữu Hùng (2000), Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia phát triển công tác thông tin khoa học công nghệ trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện

đại hóa: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ

quốc gia, Hà Nội. 113tr.

17. Nguyễn Hữu Hùng (1998), Phát triển họat động thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (số 4), tr.2 - 7.

18. Nguyễn Hữu Hùng, Bài giảng về nguồn lực thông tin tại Khoa sau đại học Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.

19. Nguyễn Hữu Hùng (1995), Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 2) tr.11 - 14

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Trang 103 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)