Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã

của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước

1.2.3.1. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Quy định quản lý thu BHXH ở mỗi nƣớc là khác nhau, có những quy định cụ thể riêng về mức đóng, điều kiện hƣởng, mức đƣợc hƣởng BHXH và phƣơng thức điều hành, quản lý thu BHXH bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nƣớc. Tuy vậy, về bản chất hoạt động thu BHXH ở các nƣớc là giống nhau, đều nhằm mục đích ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ khi họ gặp hoạn nạn, ốm đau, thai sản, nghỉ hƣu...., góp phần bảo vệ xã hội; trong quá trình thu, quản lý thu BHXH đều có sự tham gia tích cực, bắt buộc của chủ sử dụng lao động, ngƣời lao động và do Nhà nƣớc đứng ra tổ chức.

Qua những kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động quản lý thu BHXH ở một số nƣớc nhƣ: Nhật bản, Singapore, Đức có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Về cơ chế thu BHXH, hệ thống BHXH đƣợc thực hiện trên nguyên tắc có tham gia BHXH mới đƣợc hƣởng các chế độ BHXH. Nguồn thu của hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống BHXH đƣợc tập hợp chủ yếu từ các khoản đóng góp của ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động. Ngoài ra còn có s ự hỗ trợ của Chính phủ với mức đóng góp và hình th ức đóng góp khác nhau tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật. Về đối tƣợng tham gia BHXH là những đối tƣợng có công ăn việc làm, có thu nhập dƣới hình th ức tiền lƣơng hoặc tiền công mà thu nhập đó vuợt quá mức tối thiểu quy định của mỗi quốc gia. Có nƣớc còn thành lập từng loại quỹ BHXH khác nhau cho từng loại đối tƣợng lao động ở các khu vực kinh tế khác nhau. Mức đóng góp vào quỹ BHXH của mỗi nƣớc rất khác nhau phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế của mỗi nƣớc và mức đóng của ngƣời lao động bao giờ cũng thấp hơn mức đóng của chủ sử dụng lao động. Việc phân chia trách nhiệm đóng góp của ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động cũng khác nhau.

- Xây dựng chính sách BHXH phải dựa vào khả năng kinh tế và xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Hoạt động BHXH phải dựa trên nguyên tắc bắt buộc để thu hút càng nhiều đối tƣợng tham gia BHXH càng đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH. Có sự phân định khá rạch ròi gi ữa chức năng quản lý nhà nƣớc về BHXH và chức năng sự nghiệp của BHXH.

- Về mô hình tổ chức, có nhiều mô hình khác nhau: đa số các nƣớc đều giao việc quản lý nhà nƣớc về BHXH cho một bộ chức năng nhƣ: Bộ Lao động, Bộ phúc lợi xã h ội, Bộ tài chính ...còn ho ạt động sự nghiệp BHXH thƣờng do cơ quan chuyên trách thực hiện trong cả nƣớc.

- Các nƣớc đều có hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ thu nhập của ngƣời lao động thông qua hệ thống ngân hàng và trích nộp các khoản cũng đều thông qua ngân hàng.

- Với hệ thống quản lý hiện đại, các nƣớc phát triển hầu nhƣ không cần nói tới biện pháp chống thất thu. Tuy nhiên, một số lao động không làm việc trong Nhà máy, xí nghiệp mà hoạt động trong các lĩnh vực tƣ, thu nhập bằng tiền mặt không qua hệ thống ngân hàng, Nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc thu nhập, đây cũng là một thất bại trong công tác thu BHXH của các nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, Nhà nƣớc vẫn có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động BHXH, thông qua việc định hƣớng, xây dựng pháp luật, chính sách, khi cần thiết mới hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cho các quỹ, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc thanh tra, kiểm tra.

Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu những kinh nghiệm quý báu này để tổ chức thực hiện công tác thu BHXH ở Việt Nam, nhằm đem lại kết quả, hiệu quả cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời tham gia, bảo đảm đƣợc độ chính xác cũng nhƣ nguyên tắc quản lý tài chính chặt chẽ, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm quản lý thu BHXH hiệu quả hơn.

1.2.3.2. Bài học rút ra cho BHXH Quảng Ninh

Những địa phƣơng đạt đƣợc hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần đƣợc rút ra, đó là:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phƣơng trong công tác BHXH. Thực hiện phƣơng châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mƣu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tƣợng tham gia BHXH.

- Công tác dự báo phải đi trƣớc một bƣớc để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Đồng thời thƣờng xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phƣơng án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tƣợng tham gia BHXH tin tƣởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phƣơng châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhƣng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn đe, giáo dục chung.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tƣợng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH.

Chính sách BHXH là một chính sách xã hội đƣợc nhiều quốc gia coi trọng nhằm đảm bảo về mặt thu nhập cho ngƣời lao động, khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Chính sách BHXH cũng có tác dụng động viên công nhân, viên chức, quân nhân và ngƣời lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau yên tâm công tác sản xuất, chiến đấu góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy làm thế nào để đảm bảo đƣợc nguồn quỹ BHXH để thực hiện chính sách BHXH, trƣớc hết phải tăng đƣợc đối tƣợng tham gia BHXH, phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời,… thì mới đảm bảo đƣợc nguồn quỹ thực hiện chi trả các chế độ BHXH. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quản lý thu BHXH vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại.

Chính sách BHXH nói chung, chính sách thu BHXH nói riêng liên quan đến nhiều chính sách pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý thu BHXH còn đòi hỏi cán bộ BHXH phải có những hiểu biết căn bản về quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh doanh, tài chính doanh nghiệp. Ngay cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khi hệ thống chế tài xử phạt đủ sức răn đe các chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ về BHXH, thì vẫn cần thiết đối với cán bộ thu các kỹ năng vận động, thuyết phục vì suy cho đến cùng hoạt động cƣỡng chế là biện pháp cuối cùng trong chuỗi các biện pháp buộc ngƣời sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ về BHXH. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tƣợng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH không chỉ là đòi hỏi trƣớc mắt mà cả về lâu dài.

Việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH thực sự là cần thiết để nâng cao hiệu quả của chính sách BHXH góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho ngƣời lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng công tác thu BHXH của các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hoành Bồ diễn ra nhƣ thế nào?

(2) Các nhân tố nào ảnh hƣởng tác động đến công tác thu BHXH của các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hoành Bồ?

(3) Những giải pháp nào có thể góp phần thúc đẩy thu BHXH của các DN ngoài quốc doanh ở địa bàn huyện Hoành Bồ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của Luận văn, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiêm cứu cụ thể sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện ở huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh có 167 DN sản xuất kinh doanh thu hút hơn 15 nghìn lao động và 300 hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh đang hoạt động và có sử dụng lao động. Do điều kiện không thể nghiên cứu hết hoạt động BHXH của tất cả các DNNQD có hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu tình hình hoạt động BHXH đối với 50 DNNQD trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh để nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Trong đề tài này, tôi chọn điều tra mẫu DNNQD. Các nhóm phỏng vấn ngƣời sử dụng lao động, NLĐ.

Bảng 2.1. Số doanh nghiệp chọn điều tra, phỏng vấn

Đơn vị tính: DN

STT Đối tƣợng điều tra Tổng số DN Số DN chọn điều tra

1 Công ty TNHH 35 15

2 Công ty CP 35 15

3 DN tƣ nhân 52 15

4 DN có vốn ĐT NN 8 5

Tổng số 130 50

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Thông tin thu thập đƣợc giúp chúng ta thấy đƣợc thực trạng của vấn đề nghiên cứu tình hình thực hiện BHXH của ngƣời sử dụng lao động (chủ DN) tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế đó, giúp tác giả phân tích, làm rõ đƣợc hiện tƣợng qua đó đề xuất các ý kiến kiến nghị và giải pháp kịp thời.

Khảo sát, phỏng vấn NLĐ: Mỗi DN chọn mẫu lấy ý kiến của một số NLĐ xem nhận biết của họ về BHXH nhƣ thế nào và nguyện vọng tham gia BHXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc tại các DNNQD nhận thức về BHXH nhƣ thế nào, mức lƣơng hƣởng thực tế và mức lƣơng đóng BHXH ra sao, nguyện vọng và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện Luật BHXH.

Bảng 2.2. Số mẫu khảo sát, phỏng vấn

Đơn vị tính: người

STT Đối tƣợng điều tra Số ngƣời khảo

sát, phỏng vấn Lý do chọn mẫu

1 Công ty TNHH 40 Khảo sát theo khu vực

2 Công ty CP 40 Khảo sát theo khu vực

3 DN tƣ nhân 40 Khảo sát theo khu vực

4 DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 40 Khảo sát theo khu vực

Tổng số 160

(Nguồn: Tác giả điều tra)

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu

Thu thập thông tin, tƣ liệu (số liệu, tài liệu) là việc làm rất cần thiết, bao gồm thông tin, tƣ liệu thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tƣ liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đƣa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề ra các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và cơ sở.

2.2.2.1. Thông tin, tư liệu thứ cấp

Là những thông tin đã có sẵn, đƣợc các cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trƣớc và đã đƣợc công bố. Trong luận văn thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về số DN, số lao động, số DN, số NLĐ tham gia BHXH, số thu BHXH. Thông qua các sách, tạp chí, niên giám Thống kê, các báo cáo tổng kết của cơ quan BHXH huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh, Internets...

Thu thập tài liệu cấp thông qua các tài liệu tham khảo sách, báo, bài viết, công trình nghiên cứu về tình hình quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngoài quốc doanh ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) nói riêng và các địa phƣơng trong cả nƣớc nói chung. Các tƣ liệu này sẽ dùng để làm cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) trong giai đoạn 2010-2014.

2.2.2.2. Thông tin, tư liệu sơ cấp

Nguồn thông tin sơ cấp là nguồn thông tin chƣa đƣợc xử lý, tổng hợp đƣợc thu thập qua các cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn đối tƣợng nghiên cứu, Lãnh đạo BHXH tỉnh, BHXH huyện Hoành Bồ, Lãnh đạo UBND huyện Hoành Bồ, Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, các DN và NLĐ.

Phƣơng pháp điều tra, khảo sát dựa trên phỏng vấn trực tiếp qua phiếu điều tra. Chọn một số loại hình DN khác nhau trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh để tiến hành khảo sát lấy ý kiến về nhu cầu tham gia BHXH của các DN từ đó đánh giá về thực trạng công tác quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) trong giai đoạn 2010-2014.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu, tài liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra, khảo sát thƣờng là số liệu tổng hợp chƣa đồng nhất, vì vậy cần phải xử lý trƣớc khi phân tích, đánh giá.

Thông tin thứ cấp: Đƣợc xắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và

phân thành 3 nhóm: Những tài liệu về lý luận; Những tài liệu tổng quan về cơ sở thực tiễn; Những tài liệu tổng kết, kết quả nghiên cứu thực tiễn qua đó chọn lọc, khảo sát, kế thừa.

Thông tin sơ cấp: Thông tin thu đƣợc trong quá trình điều tra, phỏng

vấn đƣợc cập nhật vào máy tính sau đó đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel, sử dụng số tƣơng đối, số tuyệt đối.

2.2.4.Các phương pháp phân tích số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu thô, lập bảng phân tích. Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh:

Thống kê so sánh là phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh với nhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề.

Trong đề tài này, tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập đƣợc trên cơ sở các số liệu điều tra các đối tƣợng các nhóm DN. Sau

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)