VI. Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài:
1.3.10. Kết hợp phương pháp dạy học hợp tác nhóm với các hình thức tổ
chức dạy học trên lớp và phương pháp dạy học tích cực khác:
Có thể kết hợp DH hợp tác theo nhóm nhỏ với học tập cá nhân và học tập
theo cả lớp. Nếu nội dung học tập đơn giản thì chỉ cần tổ chức dạy học cá nhân, nếu khó phức tạp thì tổ chức học tập theo nhóm. GV cần kết hợp DH hợp tác theo nhóm với các PPDH khác một cách nhuần nhuyễn, khéo léo. Việc kết hợp các PP nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của nhau. Mặt khác trong tiết DH chỉ dùng duy nhất một PPDH sẽ dẫn đến sự nhàm chán, HS không tập trung, từ đó dẫn đến kết quả học tập không cao.
DH hợp tác nhóm nhỏ có thể kết hợp với nhiều PPDH cơ bản dành cho hoạt động nhóm.Các PP ấy đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhóm, nhờ nhóm học tập mà các PP ấy phát huy tác dụng. Cụ thể:
a, Nhóm với các phương pháp thảo luận, tranh luận và hoạt động trao đổi.
Phương pháp thảo luận kết hợp PP hợp tác theo nhóm vô cùng phù hợp với độ tuổi trung học phổ thông. Hai PP này gắn bó mật thiết với nhau hòa với nhau
như một, khi nói đến thảo luận là nói đến thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm là một PPDH mà trong đó các thành viên trong nhóm trao đổi, bàn bạc về một vấn đề cụ thể, các ý kiến, ý tưởng, kinh nghiệm được đưa ra bàn bạc, thảo luận. Thông qua thảo luận nhóm các ý kiến đó sẽ được khẳng định, hoặc bác bỏ nhờ các thông tin hiểu biết của các thành viên, hoặc nhờ cách lập luận logic.
Tiến trình tháo luận nhóm diễn ra theo các bước giống như đã nêu ở phần I.3.6. Trong qúa trình sử dụng PP này, GV cần phải chú ý:
- Đưa ra yêu cầu chung bằng lời thông qua phiếu học tập(PHT), PHT phải đơn giản, rõ ràng, chiếu lên màn hình( nếu có) hoặc chép lên bảng.
- Giới hạn nhóm không vượt quá 10 người. - Thông báo thời gian thảo luận rõ ràng.
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 40
- Phân chia nhóm phù hợp.
* Hoạt động trao đổi, thảo luận theo nhóm giúp HS:
+ Chia sẻ thông tin với các thành viên khác trong nhóm.
+ Kiểm tra có phê phán các thông tin được cung cấp trong thời gian ngắn. + Đảm bảo vai trò lãnh đạo nhóm để trình bày chính xác vấn đề.
* Giúp HS phát triển những kỹ năng:
+ Quan sát, phân tích vấn đề, tổng hợp.
+ Đánh giá những giá trị và những thái độ của các thành viên khác trong nhóm thảo luận.
Như vậy với hình thức học theo nhóm, tùy quy mô và cách tổ chức mà có những PPDH khác nhau, nhóm trở thành điều kiện, môi trường để việc thảo luận và tranh luận đạt hiệu quả cao.
b, Nhóm với phương pháp động não: Phương pháp động não là PP dùng
để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, về vấn đề nào đó.
Khi vấn đề đặt ra khá phức tạp cần sự tư duy, thu thập nhiều ý tưởng sáng tạo thì việc kết hợp hình thức học tập nhóm với PP động não là vô cùng cần thiết,
GV cần chú ý:
- Lựa chọn và nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm. - Khích lệ HS đóng góp ý kiến.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. - Tổng hợp mọi ý kiến thắc mắc hoặc bổ sung.
c, Nhóm với phương pháp khai thác phương tiện trực quan:
Khi nội dung kiến thức phức tạp, với các sơ đồ, biểu bảng khó hay những thí nghiệm diễn ra nhiều giai đoạn thì việc quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, tổng hợp là rất khó khăn đối với cá nhân. Lúc này, hoạt động nhóm sẽ phát huy tác dụng, giúp các thành viên phân chia công việc cùng nhau quan sát, giải thích, bổ sung cho nhau những ý kiến…
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 41
Tóm lại, đúng như quan điểm của tác giả Trần Duy Hưng: ”Dạy học nhóm chỉ là trường hợp đặc biệt và phát triển cao của dạy học tích cực hướng vào HS. Nó chính là hệ tích hợp của nhiều PP gần gũi nhau như: PP thảo luận, PP dự án……..”