Giáo án bài thực hành:

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học phổ thông nhằm tích cực hóa họat động học tập của học sinh thông qua nhóm halogen hóa học 10 nâng cao (Trang 78)

VI. Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài:

2.6.3. Giáo án bài thực hành:

Bài 39 : TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA HALOGEN A. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI HỌC:

1. Kiến thức cũ có liên quan:

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 79

Khả năng áp dụng dạy học hợp tác:

Dạng bài thực hành là dạng bài phát huy được hiệu quả cao của việc áp dụng PPDHHT.

B.KẾ HOẠCH BÀI HỌC:

1. Mục tiêu:

1.1 Về kiến thức: Khắc sâu kiến thức về

- Tính chất của axit HCl, tính tẩy màu của nước gia- ven. - Phương pháp nhận biết ion Cl- và axit HCl.

1.2. Về kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện cho HS các kĩ năng: - Thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác.

- Kĩ năng quan sát, nhận xét, giải thích các hiện tượng xảy ra. - Kĩ năng viết PTHH.

- Kĩ năng học tập và làm việc theo nhóm.

2. Chuẩn bị:

2.1 Giáo viên:

- Chuẩn bị phương án chia nhóm hợp lí: nên tránh xếp những HS hiếu động vào cùng 1 nhóm, tùy vào cơ sở vật chất mà GV lựa chọn cách chia nhóm hợp lí.

- GV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và hóa chất cho các nhóm thực hành, GV làm thử trước các TN.

- GV: chuẩn bị mẫu tường trình in sẵn, photo cho mỗi HS một bản.( hoặc viết vào bảng phụ, hoặc chiếu lên màn hình)

* Dụng cụ thí nghiệm( cho một nhóm HS):

+ Ống nghiệm:8- 12 + Lọ đựng các d2 hóa chất để nhận biết :4 + Cặp gỗ cặp ống nghiệm: 1 + Mảnh kính(hoặc chén sứ) : 2

+ Giá để ống nghiệm: 3 + Ống giọt: 5 + Thìa lấy chất rắn: 1

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 80

* Hóa chất: + Chất rắn: CuO bột, Cu mảnh, CaCO3, Zn viên, Mg mảnh, giấy quỳ tím, giấy màu, hoặc vải màu.

+ Các dung dịch: HCl (1:1), HNO3(10%), NaNO3 (10%), NaCl (10%), AgNO3 3%, CuSO45%, NaOH10%, nước Gia-ven.

Các dung dịch cần nhận biết đựng trong lọ có đánh số( theo GV quy định) * Mẫu bản tường trình: STT, tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, viết PTHH Nhận xét, kết luận …… …….. …… ………….. ……….. 2.2. Học sinh:

- Ôn lại những kiến thức cũ có liên quan, các thao tác TN0.

- Nghiên cứu nội dung bài thực hành trong SGK: đọc cách tiến hành, dự đoán hiện tượng, giải thích bằng PTHH.

2.3. Phương pháp dạy học: PPDHHT theo nhóm nhỏ trên lớp, kết hợp một số

PPDH tích cực khác như: đàm thoại gợi mở, thảo luận, …. 3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: ổn định trật tự lớp và chia nhóm. (4p)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chia nhóm, sắp xếp vị trí làm TN0

cho các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV, không tự ý lấy hóa chất làm TN0 ngoài bài học.

-HS lắng nghe, và theo sự sắp xếp của GV về đúng vị trí của nhóm mình.

-Các nhóm phân công công việc giữa các thành viên với nhau.

Hoạt động 2:(5p)

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 81

-Tiến hành các TN0 nghiên cứu + Tính axit mạnh của HCl

+ Tính tẩy màu của nước Gia-ven

- Giải bài tập thực nghiệm: nhận biết 4 dung dịch các chất: HCl, HNO3, NaCl, NaNO3.

* GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Kiến thức: tính chất chung của axit, tính chất nước Gia-ven, phương pháp nhận ra axit HCl, và muối clo.

- Chuẩn bị: giấy màu, vải màu.

Hoạt động 3: Nghiên cứu cách tiến hành, dự đoán hiện tượng, giải thích: (10p)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV phát mẫu tường trình và giao nhiệm vụ cho

các nhóm: dự đoán hiện tượng, giải thích, viết PTPƯ và những chú ý trong TN0.

-GV yêu cầu đại diện của 1 nhóm trình bày.

-GVnhận xét, chỉnh lí, nhấn mạnh thứ tự các thao tác TN0, làm mẫu các thao tác khó.

- HS nhận mẫu tường trình, nhận nhiệm vụ, triển khai hoạt động nhóm.

- Các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

Thí nghiệm 1: Tính axit của HCl

Các thao tác thí nghiệm:

Lấy 4 ống nghiệm sạch đặt vào giá ống nghiệm.

Ống 1: Cho 10 giọt d2 CuSO4 +10 giọt NaOH. Quan sát màu kết tủa. Nhỏ tiếp 2ml d2 HCl, lắc nhẹ.

Ống 2: Cho vào 1 ít bột CuO bằng hạt đậu và 20ml d2 HCl, lắc nhẹ, đun nóng nhẹ. Ống 3: 1 mảnh đá vôi + 20ml d2 HCl

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 82

Ông 4: 1 viên Zn + 20ml d2 HCl

Yêu cầu HS quan sát hiện tượng từng ống nghiệm, giải thích. Chú ý: không để d2 HCl và NaOH ra tay, quần áo.

Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven.

Các thao tác TN:

Đặt mảnh giấy màu (hoặc vải màu) lên mảnh kính (hoặc chén sứ). Nhỏ 10giọt nước Gia-ven thấm ướt một vùng giấy màu(hoặc vải màu). Để yên 2-3p quan sát, so sánh với vùng giấy không có nước Gia-ven.Quan sát, giải thích, nêu ứng dụng của nước Gia-ven trong thực tế.

Phần nội dung HS cần trình bày được và GV bổ sung được thể hiện trong bảng sau:

STT, tên TN

Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, viết PTHH Nhận

xét, kết luận 1. Tính axit của HCl Lấy 4 ống nghiệm sạch Ống1: Cho 10 giọt d2 CuSO4 +10 giọt NaOH. Nhỏ tiếp 2ml d2 HCl, lắc nhẹ. Ống 2: Cho 1 ít bột CuO bằng hạt đậu + 20ml d2 HCl, lắc nhẹ, đun nóng nhẹ. Ống 3: 1 mảnh đá vôi + 20ml d2 HCl Ông 4: 1 viên Zn + 20ml HCl Ống 1: xanh. Sau tan, d2 có màu xanh. Ống 2: tan, d2 có màu xanh Ống 3: CaCO3 tan, có Ống 4: Kẽm tan, có CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 2HCl + Cu(OH)2  CuCl2 +2H2O 2HCl + CuO  CuCl2 + H2O 2HCl + CaCO3  CaCl2 + CO2 + H2O 2HCl + Zn  ZnCl2 + H2 HCl có đầy đủ tính chất của axit, là axit mạnh

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 83 2. Tính tẩy màu của nước Gia- ven

Đặt mảnh giấy màu lên mảnh kính (hoặc chén sứ). Nhỏ 10giọt nước Gia-ven lên vùng giấy màu(hoặc vải màu). Để yên 2-3p quan sát, so sánh với vùng giấy không có nước Gia-ven

Giấy màu có ngấm nước Gia-ven bị mất màu

Nước Gia-ven ( NaCl, NaClO, H2O) có NaClO có Cl+ có tính oxi hóa mạnh. Nước Gia- ven có tính tẩy màu

Hoạt động 4: Tiến hành thí nghiệm:(15p)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV yêu cầu các nhóm phân công công

việc và lần lượt tiến hành các TN0.

- GV thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các nhóm.

- Các nhóm phân công công việc và tiến hành làm TN0. (nên luân phiên nhau làm các TN0 để mọi thành viên đều được rèn luyện thao tác làm TN0).

Hoạt động 5: Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch(8p) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV:phát phiếu bài tập cho các nhóm.

Yêu cầu các nhóm thảo luận, giải bài tập. Khuyến khích HS đưa ra nhiều cách giải sáng tạo.

GV: Gọi các nhóm trình bày kết quả. GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến các nhóm.

-Các nhóm nhận nhiệm vụ, phân công công việc.

HS trình bày kết quả. Theo dõi các nhóm trả lời.

Bài tập: Hãy nhận biết bằng phương pháp hóa học các dung dịch mất nhãn sau : HCl,

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 84

1. Giải lý thuyết: Các nhóm HS quan sát lọ đựng các dung dịch mất nhãn đã đánh số cần nhận biết: HCl, HNO3, NaCl, NaNO3. Thảo luận các nội dung:

+ Tính chất của các chất cần nhận biết. + Các hóa chất dùng để nhận biết.

+ Trình tự tiến hành TN0, dự đoán hiện tượng xảy ra.

+Các kết luận về chất được nhận biết từ hiện tượng dự đoán. + Lập các sơ đồ nhận biết( các phương án).

+ Các dụng cụ TN0 cần dùng.

2. Tiến hành TN : Các nhóm phân công công việc cho cá nhân. Tiến hành làm TN0.

Quan sát, ghi chép hiện tượng và xác nhận dự đoán đúng, ghi kết quả. Tiến hành TN0 2- 3 lần để kiểm tra lại kết quả

3. Báo cáo kết quả TN- kết luận:

……… ………

Các phương án HS có thể trả lời và GV có thể bổ sung cho HS: Phương án 1:

Sơ đồ nhận biết: HCl, HNO3, NaCl, NaNO3 + quỳ tím

Quỳ tím không đổi màu Quỳ tím chuyển màu đỏ NaCl, NaNO3. HCl, HNO3.

+ AgNO3 + AgNO3

Có trắng Không có trắng. Có trắng Không có trắng NaCl NaNO3 HCl HNO3

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 85

PTHH: AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3 PTHH AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3. Phương án 2:

Chất dùng Hiện tượng Kết luận Phương trình 1.AgNO3 Trắng HCl,

NaCl

AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3 AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3

Chuyển màu đỏ HCl 2.Quỳ tím

Không chuyển màu NaCl Chuyển màu đỏ HNO3 3.Quỳ tím

vào 2d2 còn

lại Không chuyển màu NaNO3 Phương án 3:

HCl, HNO3, NaCl, NaNO3

+ Kim loại (Zn, Mg)

Không có khí có khí NaCl, NaNO3. HCl, HNO3.

+ AgNO3 + AgNO3

Có trắng Không có trắng Có trắng Không có trắng NaCl NaNO3 HCl HNO3

PTHH:

Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

3Zn + 8HNO3 3Zn(NO3)2 +2NO + 4H2O AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 86

Phương án 4: Thứ tự ngược lại phương án 3.

- Dùng AgNO3  có kết tủa trắng  nhận ra nhóm 1 là HCl, NaCl. Còn lại không phản ứng là nhóm 2 gồm HNO3 và NaNO3.

- Dùng kim loại nhận ra axit trong từng nhóm do có khí thoát ra.

Hoạt động 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc, hoàn thành bài

tường trình. (5p)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV tổ chức cho các nhóm phát biểu đề xuất ý

kiến:

1.Có sự sai lệch nào giữa hiện tượng dự đoán và thực tế không? Nếu có hãy giải thích?

2.Đề xuất kinh nghiệm rút ra được sau khi làm TN0.

-GV yêu cầu HS bổ sung, hoàn thành tường trình ngay trên lớp, các nhóm thu bài tường trình.

-HS phát biểu ý kiến.

-HS hoàn thành bài tường trình -Các nhóm trưởng thu bài của các nhóm, kiểm tra số lượng và nộp cho GV.

Hoạt động 7: Thu dọn dụng cụ và hóa chất(3p)

Các nhóm trưởng phân công thành viên dọn dẹp dụng cụ và hóa chất của nhóm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ những nghiên cứu ở chương I, trong chương này, chúng tôi đã xác định các nguyên tác áp dụng và lựa chọn nội dung áp dụng PPDHHT vào quá trình dạy học. Trên cơ sở đó, chúng tôi triển khai việc áp dụng PP này vào các nội dung cụ thể trong chương V: Nhóm halogen, Hoá lớp 10 - nâng cao.

Trong quá trình đó, chúng tôi nhận thấy rằng khả năng áp dụng PPDHHT giảng dạy môn hóa học là rất lớn, và sẽ mang lại hiệu quả tốt. Nhưng nó đòi hỏi ở cả người dạy và người học sự cố gắng, nỗ lực cao, đặc biệt là sự khéo léo của người dạy trong việc lựa chọn nội dung áp dụng, lựa chọn hình thức nhóm, và trong khâu tổ chức dạy học.

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 87

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm:

Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất ở phần trước, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích:

- Bước đầu thử nghiệm sử dụng PPDHHT nhóm nhỏ trong DH hóa học ở trường THPT thông qua nhóm halogen, lớp 10- nâng cao.

- Qua kết quả thực nghiệm sư phạm đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng PPDH HT nhóm nhỏ trong DH hóa học ở trường THPT.

- Khẳng định tính đúng đắn của hướng đi và giả thuyết khoa học của đề tài.

2.Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm:

- Chọn và thiết kế các bài giảng thực nghiệm theo PPDHHT. - Chọn địa bàn, đối tượng để tổ chức thực nghiệm sư phạm.

- Tiến hành kiểm tra, chấm bài và xử lí phân tích kết quả thực nghiệm. - Điều tra ý kiến, nhận xét của GV và HS về PPDHHT đã triển khai.

- Rút ra kết luận về việc áp dụng PPDHHT vào nhóm halogen –Hóa lớp 10, nâng cao.

3. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm:

- Địa bàn thực nghiệm sư phạm: trường THPT Chí Linh- Hải Dương.

- Đối tượng thực nghiệm sư phạm: lớp thực nghiệm (TN): lớp 10A10, lớp đối chứng : lớp 10A9.

4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Tiến hành trao đổi về việc sử dụng PPDHHT trong DH hóa học ở trường THPT với các GV có nhiều kinh nghiệm.

- Giảng dạy ở lớp TN và lớp ĐC:

+ Lớp ĐC: chúng tôi tiến hành dạy học bằng các PPDH truyền thống, không sử dụng PPDHHT.

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 88

+ Lớp TN: chúng tôi tiến hành dạy học theo PPDHHT theo nhóm nhỏ có kết hợp với các PPDH khác, khai thác các phương tiện dạy học như : máy tính, máy chiếu, PHT.

- Các nội dung thực nghiệm sư phạm:

Chúng tôi giảng dạy các dạng bài, kiểu bài và được tạo điều kiện đối chiếu, so sánh giữa 2 lớp:

Bài 30: Clo

Bài 37: luyện tập chương V

Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất các halogen

- Trao đổi trực tiếp với HS và phát phiếu điều tra để thu thập ý kiến phản hồi về hai PPDH khác nhau. Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1.

- Kiểm tra: chúng tôi cho HS ở lớp TN và ĐC cùng làm một bài trắc nghiệm khách quan 10 phút về nội dung bài Clo và một bài kiểm tra 1 tiết vào cuối chương. Đề kiểm tra và đáp án chầm được trình bày ở phần phụ lục 3, 4.

- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10, sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 4 nhóm:

+ Nhóm giỏi đạt các điểm: 9, 10. + Nhóm khá đạt các điểm: 7,8.

+ Nhóm trung bình đạt các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu, kém đạt các điểm :<5. - Xử lí, phân tích kết quả TN sư phạm.

- So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá: 5.1. Kết quả các bài kiểm tra: 5.1. Kết quả các bài kiểm tra:

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 89

5.1.1.Lập bảng thống kê kết quả và vẽ đồ thị:

Bảng 1: Thống kê kết quả các bài kiểm tra:

Điểm Bài kiểm tra Lớp Số HS 04 5 6 7 8 9 10 x TN 46 0 2 3 9 17 9 6 8,00 Số 1 (10p) ĐC 46 0 5 7 16 14 2 2 7,15 TN 46 0 0 8 11 13 8 6 7,85 Số 2 (45p) ĐC 46 0 3 15 10 12 4 2 7,11

Bảng 2: Bảng tổng hợp phân loại kết quả điều tra HS qua cả hai bài kiểm tra. Bài kiểm tra 1(10p) Bài kiểm tra 2(45p) Xếp loại điểm TN ĐC TN ĐC Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 0 4(yếu) 0 0 0 0 0 0 0 0 5 6(t.bình) 5 10,87 12 26,09 8 17,39 18 39,13 7 8(khá) 26 56,52 30 65,22 24 52,17 22 47,83 9 10(giỏi) 15 32,16 4 8,69 14 30,44 6 13,04

Đồ thị 1: Đồ thị phân loại HS qua bài kiểm tra lần 1

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 90

Đồ thị 2: Đồ thị phân loại HS qua bài kiểm tra lần 2

0 10 20 30 40 50 60 YẾU TB KHÁ GIỎI

Phân loại học sinh

T lệ p hầ n tr ăm Lớp TN Lớp ĐC

Bảng 3a: Bài kiểm tra thứ nhất (10p):

Điểm xi trở xuống Lớp 04 5 6 7 8 9 10 Số HS 0 2 5 14 31 40 46 TN % 0 4,36 10,87 30,43 67,39 86,96 100 Số HS 0 5 12 28 42 44 46 ĐC % 0 10,87 26,09 60,87 91,30 95,65 100 0 20 40 60 80 100 120 Lớp TN Lớp ĐC

Đồ thị 3: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra lần 1 giữa lớp TN và ĐC

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 91

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học phổ thông nhằm tích cực hóa họat động học tập của học sinh thông qua nhóm halogen hóa học 10 nâng cao (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)