Cách chia nhóm

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học phổ thông nhằm tích cực hóa họat động học tập của học sinh thông qua nhóm halogen hóa học 10 nâng cao (Trang 26 - 27)

VI. Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài:

1.3.4.3. Cách chia nhóm

Tùy thuộc vào nội dung học tập, mức độ khó dễ của các nhiệm vụ học tập và trình độ của HS mà có các cách chia nhóm khác nhau, thường có các cách chia nhóm sau:

a. Chia nhóm ngẫu nhiên

Thường được tiến hành khi không cần sự phân biệt giữa các đối tượng HS, nhiệm vụ không khác nhau nhiều về nội dung, ít có sự chênh lệch về mức độ khó, cùng chung yêu cầu.

GV có thể chia theo tổ, theo bàn, theo đánh số ngẫu nhiên…Cách chia này có ưu điểm làm HS không phải di chuyển, hạn chế mất trật tự.

b. Chia nhóm theo trình độ:

- Chia HS thành nhóm có cùng trình độ: được áp dụng khi cần có sự phân hóa về mức độ khó, dễ của nội dung bài học cho từng đối tượng, thường chia thành bốn nhóm: giỏi, khá, trung bình, yếu.

Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 27

GV có thể có những yêu cầu khác nhau đối với từng nhóm trong cách giải quyết cùng một nhiệm vụ học tập, và có thể gợi ý cho nhóm yếu, đưa ra yêu cầu cao hơn cho những nhóm khá, giỏi.

*Ưu điểm: Tác động đến từng đối tượng trong lớp, khuyến khích, động viên các em, tạo hứng thú học tập cho cả lớp.

*Nhược điểm: Việc đánh giá đúng trình độ của HS để chia vào các nhóm là rất khó và phải thận trọng vì trình độ của HS có thể thay đổi theo thời gian và đôi khi ranh giới chưa rõ ràng. Một nhược điểm nữa là về mặt tâm lí, đòi hỏi GV phải hết sức khéo léo, tránh tâm lí tự ti cho nhóm kém và tự kiêu cho nhóm giỏi.

- Chia nhóm khác trình độ: thường được sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ: khi tổ chức thực hành ngoài lớp học, ôn tập, vận dụng kiến thức vào thực tế.

c. Chia nhóm theo sở trường :

Thường được tiến hành trong các buổi ngoại khóa, mỗi nhóm gồm những HS có cùng sở trường và hứng thú.

Tóm lại có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, GV phải cân nhắc dựa vào mục tiêu bài học, loại bài học, không gian

học tập, trình độ, sở trường của HS để chọn cách chia nhóm cho phù hợp.

Do điều kiện về cơ sở vật chất ở trường THPT nước ta hiện nay: bàn ghế cố định, không gian lớp học bị hạn chế nên đối với môn hóa học nói riêng và các môn học nói chung, cách chia nhóm phổ biến nhất là chia nhóm ngẫu nhiên. Để khắc phục nhược điểm của cách chia nhóm này, GV cần chú ý: nhiệm vụ giao cho các nhóm phải rõ ràng và phải điều hành sao cho mỗi HS của nhóm đều phải hoạt động tích cực, đảm bảo rằng các thành viên phối hợp hoạt động tốt.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học phổ thông nhằm tích cực hóa họat động học tập của học sinh thông qua nhóm halogen hóa học 10 nâng cao (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)