VI. Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài:
1.4.1. Vài nét về lịch sử hình thành, phát triển của phương pháp dạy học
hợp tác trên thể giới[ 2,11]
PPDH hợp tác nhóm đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu và đã được biết đến trong hệ thống PP:” dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
Trong số đó trước tiên phải kể đến một số nhà GD tiến bộ đi tiên phong ở thời Hy lạp cổ đại, thời kì phục hưng…., họ đã có những tư tưởng tiến bộ đề cập đến những yếu tố tích cực trong hoạt động DH. Năm 1791, PP học tập Ta- Lây- Răng ra đời rất chú trọng đến việc phát huy óc sáng tạo, cá tính độc lập suy nghĩ của HS.
Đến giai đoạn thể kỉ XVIII- XIX cũng có nhiều nhà GD như: Giăng-giac-rut- Xô( Pháp), Pextalozi, Disxtecvec, Usinxki( Nga), Fourrier, Cousinet, Dewey…đề cập đến việc GD, giảng dạy hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của người học và ít nhiều cũng đã khái quát tới hình thức học tập theo nhóm:
Theo nhà giáo dục Dewey thì ảnh hưởng của môi trường đến sự đào tạo con người có sắc thái rõ ràng, từ đó phải tạo cho HS một môi trường càng gần gũi với đời sống càng tốt. Hơn nữa, chỉ có sự làm việc chung với cả lớp mới giúp cho HS có thói quen trao đổi những kinh nghiệm thực hành, có cơ hội phát triển lý luận và năng lực trừu tượng hóa.
PP học tập tự do theo nhóm của Roger Cousinet (Pháp) nhận định: “phải tổ chức nhà trường sao cho trở thành một môi trường mà trẻ em có thể sống, sự làm việc chung thành từng nhóm tạo nên biện pháp phù hợp về mặt tâm lí học cũng như GD học”.
Nói đến PP học tập theo nhóm là phải nói đến Asakial, một nhà GD Balan lỗi lạc, ông đã viết cuốn sách: “ Học tập theo nhóm ở trường học”.
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 42
Trên thế giới, đặc biệt là các nước phương tây, PPDHHT đã được nghiên cứu rất nhiều, với các tên tuổi của các nhà GD lỗi lạc như đã nêu trên. Về sau này, nhiều nhà GD tiến bộ đã tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và phát triển lí luận về PPDHHT theo hai trường phái: trường phái cấu trúc với các tên tuổi như Aronson, Robert Slavin, Kagan, và trường phái nguyên tắc với tên tuổi của hai anh em Johnson( đã được trình bày cụ thể ở phần I.3.8).
Trong thực tiễn dạy học ở phổ thông, DH hợp tác theo nhóm được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả ở châu Âu và Bắc Mỹ từ những năm 80 và 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
1.4.2. Vài nét về việc nghiên cứu phương pháp dạy học hợp tác ở Việt Nam.
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về PPDHHT của giáo sư, tiến sĩ cũng như các nhà giáo có quan tâm đến PPDH này.
Giáo sư tiến sĩ Trần Bá Hoành có bài viết: “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “ phương pháp cùng tham gia” đã đề cập tới việc tổ chức học tập hợp tác theo nhóm nhỏ với ý nghĩa là một trong những PP tích cực, đồng thời trong cuốn sách “ lí luận cơ bản về dạy và học tích cực” và “ áp dụng dạy và học tích cực trong môn hóa học”, giáo sư tiến sĩ Trần Bá Hoành và một số tác giả khác cũng đã nhắc đến PPDHHT theo nhóm với vai trò là một trong ba PPDH tích cực cần được phát triển ở trường PT, và đã đưa ra cụ thể cách vận dụng PPDH này vào dạy học hóa học.
Tiến sĩ Vũ Hào Quang cũng đã đề cập nhiều đến việc phân nhóm và quản lí nhóm trong cuốn “xã hội học quản lí”.
Theo [8 ,12] và PPDH hiện đại của viện nghiên cứu sư phạm, cũng dành một phần khá nhiều để đưa ra và phân tích về PPDHHT theo nhóm.
Thời gian gần đây, trong nguồn tư liệu thư viện của trường ĐHSP Hà Nội nói chung cũng đã có một số đề tài khoa học, một số bài trích đã nghiên cứu PPDH hợp tác theo nhóm như:
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 43
- Luận văn thạc sĩ :“ Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học địa lí lớp 10 THPT- chương trình thí điểm ban KHTN” của tác giả Lê Thị Hải Anh, 2005, mã số : V-LA/6452, V-LA/7339.
- Bài trích :“ Phương pháp nhóm chuyên gia trong dạy học hợp tác”, TC- V/0001. - Luận văn thạc sĩ :“ Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng bài lên lớp” của Trần Thị Thu Huệ, V-LA/3702.
- Luận văn thạc sĩ: “ Dạy học kiến tạo- tương tác và vận dụng trong dạy học phần phi kim lớp 10, trung học phổ thông ban nâng cao” của tác giả Võ Văn Duyên Em. Hầu hết các tác giả đều cho rằng PPDHHT là PP tích cực, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng số lượng các tác giả nghiên cứu sâu về PP này còn
chưa nhiều và quan tâm ở những bình diện, những mức độ khác nhau.
1.4.3. Một vài nhận xét về việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác ở trường phổ thông:
Do điều kiện bị hạn chế về thời gian nên không thể tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng PPDHHT ở trường THPT nhưng qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sự đánh giá của một số tác giả có thể nhận thấy một điều rằng:
Trong các trường THPT hiện nay, đã có một số GV trong giờ lên lớp đã cố gắng tổ chức cho HS hoạt động tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Nhìn chung, đa số GV vẫn sử dụng các PP truyền thống, các PPDH tích cực trong đó có PPDHHT theo nhóm hầu như chưa được sử dụng, hoặc nếu có thì việc sử dụng chưa được hợp lí lắm, chưa khai thác được hiệu quả cũng như chưa phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của PP này.
Ngoài ra còn tồn tại tình trạng lạm dụng hoạt động nhóm, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH, rằng hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới. Đó là những quan điểm không đúng cần được điều chỉnh. Vấn đề kết hợp các PPDH với nhau và sử dụng chúng một cách phù hợp còn chưa được quan tâm đúng mức, trong đó có cả việc kết hợp các PPDHHT với các
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 44
PPDH khác. Tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- GV chưa thực sự hiểu rõ bản chất, biện pháp và cách tổ chức các PPDH tích cực nói chung và PPDHHT nói riêng.
- Một số GV có năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế hoặc chưa thực sự đầu tư cho việc chuẩn bị kế hoạch DH.
- Cơ sở vật chất còn bị hạn chế: bàn ghế chưa đồng bộ, không cơ động, không gian lớp học chật trội, phương tiện dạy học còn thiếu nhiều gây trở ngại lớn
cho việc áp dụng PPDHHT.
- HS chưa thực sự yêu thích môn học, chưa có được hứng thú với PP học mới. Thực trạng này cho thấy, phải chăng việc sử dụng các PPDH tích cực mới
chỉ dừng lại ở sự biến đổi về lượng thôi? Vậy làm thế nào để có sự biến đổi về chất? Đó là vấn đề lớn mà không ai có thể một mình làm được, nó đòi hỏi chúng ta, những người GV phổ thông, những người trực tiếp vận dụng những lí luận DH tích cực vào công việc của mình hãy cùng chung sức vào công việc nghiên cứu cũng như sử dụng chúng, để những lí luận quý giá đó phải được trải nghiệm thực tế. Nó đòi hỏi các em HS phải luôn luôn đào sâu tri thức để sẵn sàng tiếp nhận, hứng thú với PPDH mới. Không chỉ những thế, nó còn đòi hỏi sự quan tâm của nhà trường, của các cấp, các ngành GD, của toàn xã hội để tạo mọi điều kiện giúp việc áp dụng PPDHHT nói riêng và PPDH tích cực nói chung được triệt tiêu và đạt hiệu quả cao nhất.
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu trên, cho thấy PPDHHT là một PP tích cực, có nhiều ưu điểm, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao tại nhiều nước trên thế giới. Song bên cạnh đó còn có một số nhược điểm và ở Việt Nam việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn nên chưa được quan tâm đúng mức, chưa khai thác hết được hiệu quả dạy học.
Trong chương này chúng tôi đã tổng quan cơ sở lí luận của các vấn đề: - Cơ sở lí luận của PPSPTT: khái niệm, bản chất, các nguyên lí cơ bản. - Cơ sở lí luận của PP dạy học tích cực.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
Đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu bước đầu về thực trạng sử dụng PPDHHT theo nhóm nhỏ và PPDH tích cực ở trường THPT nói chung.
Đây là cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất sự vận dụng PPDH HT trong DH hóa học ở trường THPT phần nhóm halogen- Hóa học lớp 10- nâng
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 46
Chương 2
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA NHÓM
HALOGEN, HÓA HỌC LỚP 10- NÂNG CAO 2.1. Nguyên tắc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ[1, 9 ]
Giống như những PPDH khác, khi áp dụng PPDHHT cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung trong DH như: đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học, đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo tính khả thi….Ngoài ra, PP này còn có những đặc điểm riêng, vì vậy khi áp dụng cần tuân theo những nguyên tắc riêng sau:
a. Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức , điều khiển hoạt động nhóm của GV với tính chủ động, tích cực và tự giác của HS:
Sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò là một quy luật tất yếu và cơ bản của quá trình dạy học, hai hoạt động này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Theo định hướng DH tích cực nói chung và PPDHHT nói riêng, GV là người tổ chức và điều khiển hoạt động của HS, còn HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động thông qua nhóm học tập để thu nhận và chiếm lĩnh tri thức.
Do vậy, quy trình hoạt động nhóm trong PPDHHT cũng phải được xây dựng sao cho việc tổ chức, điều khiển của GV hài hòa với hoạt động học tập của HS.
b.Nguyên tắc thứ 2: Đảm bảo sự hài hòa giữa hình thức học cá nhân, học nhóm và học tập thể:
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ của cá nhân trong quá trình học tập, người ta phân chia hình thức hoạt động dạy học thành ba loại cơ bản: dạy học cá nhân, học nhóm và học tập thể. Một giờ học lên lớp sẽ trở nên đơn điệu và hiệu quả thấp nếu chỉ
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 47
sử dụng một trong ba hình thức trên. Điều đó vừa xa rời thực tiễn vừa bất lợi, khó khăn trong việc áp dụng các PPDH tích cực.
PPDHHT là PPDH tích cực cần có sự tồn tại và phối hợp của cả ba hình thức này, trong đó hoạt động nhóm là hoạt động chính. Nhưng nếu không có sự hoạt động của cá nhân thì hoạt động nhóm bị trì trệ, nếu chỉ chú trọng hoạt động nhóm mà không quan tâm đến hoạt động cá nhân thì sẽ xuất hiện thành phần ỷ lại, ăn theo,….nếu không có hoạt động tập thể thì cả lớp sẽ không thể đánh giá, rút kinh nghiệm, và trao đổi ý kiến giữa các nhóm với nhau được. Bởi vậy, khi áp dụng PPDHHT cần chú ý đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa ba hình thức học tập này với nhau.
c.Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc:
Bất cứ một PPDH nào cũng cần có hệ thống cấu trúc nhất định. PPDHHT
nhóm trong quá trình DH phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển nhóm của GV và cách thức tiến hành hoạt động của HS. Như ở nguyên tắc thứ nhất đã nêu, hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau, để đảm bảo mối quan hệ biện chứng đó thì đồng thời cũng phải đảm bảo tính hệ thống cấu trúc.
Muốn quy trình học tập nhóm đảm bảo tính hệ thống cấu trúc thì phải phân chia quy trình ấy thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm các bước, các thao tác phản ánh logic của quá trình DH. Đối với PPDHHT, tính hệ thống cấu trúc được thể hiện ở quy trình thực hiện một tiết học hoặc một buổi làm việc hợp tác như đã trình bày ở phần I.3.6.
d.Nguyên tắc thứ tư: phải đảm bảo tính thực tiễn:
Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động cơ và là nơi kiểm nghiệm tính sát thực , khoa học, hợp lí của lí thuyết. Bởi vậy, PPDHHT nhóm phải được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thực tiễn như:
- Những điều kiện cơ sở vật chất ở trường THPT. - Trình độ, đặc điểm của đội ngũ GV và năng lực HS.
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 48
e. Nguyên tắc thứ năm:
- Phải đảm bảo tính toàn diện trong quy trình tổ chức hoạt động nhóm. Tính toàn diện thể hiện:
- Phải tác động tới tất cả các thành tố của quá trình dạy học, làm cho các thành tố ấy vận động và phát triển nhằm tạo ra hiệu quả DH cao trên nhiều phương tiện.
- Hiệu quả về GD: Phải giúp người học chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng với hiệu suất cao nhất, sâu sắc nhất, đồng thời phát triển ở họ những phẩm chất trí tuệ, những kĩ năng xã hội cần thiết.
- Hiệu quả kinh tế: Sử dụng PP này không đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của thầy và trò cũng như sự đầu tư tồn kém của nhà nước nhưng lại góp phần đào tạo con người mới với những kĩ năng đáp ứng đòi hỏi phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.
2.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm: dạy học hợp tác theo nhóm:
Để có thể áp dụng được PPDHHT theo nhóm thì nội dung kiến thức( chính là nội dung học tập) được lựa chọn phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Nội dung kiến thức phải có sự liên hệ với những kiến thức cũ mà HS đã được trang bị, vì hoạt động nhóm phải dựa trên cơ sở các kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân.
+ Nội dung kiến thức đó có thể chứa đựng tình huống có vấn đề hoặc có nhiều cách hiểu, nhiều cách lí giải khác nhau, hoặc gắn liền với kiến thức thực tiễn, cần thu thập nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều kinh nghiệm hiểu biết, hoặc có tính khái quát cao…..
+ Nội dung kiến thức phải có một mức độ khó khăn nhất định mà một cá nhân khó có thể tự mình giải quyết được, đòi hỏi sự hợp tác cùng giải quyết. Có như vậy mới tạo hứng thú cho các thành viên trong quá trình hoạt động nhóm. Tuy nhiên, nội dung kiến thức không nên quá phức tạp để tất cả các thành viên đều có thể tham gia hoạt động nhóm, có như vậy mới hạn chế được hiện tượng ỷ lại, ăn theo…
Khoa Hóa Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Page 49
+ Cần chú ý về khối lượng kiến thức và thời gian của bài học, đặc điểm của các hoạt động nhóm là rất mất thời gian nên tùy theo nội dung kiến thức có thể áp dụng PPDH HT cho một số nội dung hoặc chỉ một nội dung nào đó để đảm bảo thời gian.
Đối với môn hóa học, PPDHHT có thể áp dụng cho tất cả các dạng bài: nghiên cứu bài mới( dạng bài lý thuyết- định luật, bài về chất và nguyên tố, bài hữu cơ), bài ôn tập, luyện tập, bài thực hành. Điều quan trọng là phải thiết kế các hoạt động sao cho