Ở Việt Nam, chi Cựa gà (Paramignya Wight) thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) phân bố nhiều ở khu vực miền Trung, Trung bộ. Theo Phạm Hoàng Hộ [11] ở nước ta chi Paramignya có 7 loài:
Paramignya armata Oliv. var. andamanica King. (Cựa gà, Gai xanh, Quýt gai).
Paramignya griffithii Hook. F. (Xáo griffith).
Paramignya hispida Pierre ex Guillaum (Cựa gà nhám).
Paramignya monophylla Wight (Xáo một hoa).
3’,4’-dihydroxy-7-methoxy-8- (3-methylbut-2-enyl)-2’’-(1- hydroxy-1-methylethyl)-furano (4’’,5’’:6,5)-flavanone 3’,4’-dihydroxy-7-methoxy-8- (3-methylbut-2-enyl)- furano(4’’,5’’:6,5)-flavanone
Paramignya petelotii Guillaum. (Xáo petelot).
Paramignya scandens (Griff.) Craib. (Xáo leo).
Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum (Xáo tam phân).
Các nghiên cứu về hóa học của các loài trên ở nước ta trong thời gian trước còn rất hạn chế, chỉ trong những năm gần đây, do xuất hiện thông tin về khả năng trị bệnh ung thư và một số bệnh khác từ cây xáo tam phân (Paramignya trimera
(Oliv.) Guillaum) nên loài này mới bắt đầu được nghiên cứu về hóa học, hoạt tính sinh học, dược học tại Viện Dược liệu, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên…
Loài xáo tam phân là cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng; thân dài trên 4 m; đường kính khoảng 10 cm; gỗ hơi cứng có màu vàng, phần rễ có màu vàng đậm hơn. Thân và cành có nhiều gai nhọn, dài đến 7-8 cm. Lá đơn, mọc cách hay chụm ba; phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp, dài 8-12 cm, rộng 1-3 cm; lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành; đầu lá tù hoặc hơi lõm. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn; bên trong có nhiều điểm dầu. Cuống lá ngắn khoảng 4-6 mm. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, có mùi thơm dịu rất đặc trưng. P. trimera đã được phát hiện ở Bình Dương, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận. Gần đây khi thực hiện đề tài TN3/T14, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên cũng đã phát hiện loài này ở tỉnh Lâm Đồng.
Các công bố gần đây cho thấy xáo tam phân có chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoid, saponin, alcaloid và chủ yếu là coumarin và triterpenoid.
Từ rễ của P. trimera đã phân lập được 3 hợp chất coumarin là: Ostruthin, 8- methoxyostruthin, xanthyletin cùng với hai hợp chất acridon alcaloid là oriciacridon
và citrusinin-I [25],[26],[27]. O O O H C H3 CH3 CH3 Ostruthin