Hoạt tính sinh học của chi Paramignya

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học và KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH học của LOÀI xáo LEO(PARAMIGNYA SCANDENS(GRIFF )CRAIB)ỞLÂM ĐỒNG (Trang 30 - 32)

Hầu hết dược tính của chi Paramignya được biết đến thông qua các nghiên cứu trên loài Paramignya monophylla vốn được biết là loài cây thuốc được sử dụng trong dân gian ở nhiều nước châu Á [18].

Jayaweera (1982) đề cập đến loài P. monophylla như một loại thuốc bổ, lá được nghiền sơ dùng đắp bên ngoài vết thương do rắn cắn và dùng cho vật nuôi ăn khi bị chứng huyết niệu hoặc mất máu từ bụng [19].

Nghiên cứu của Kumar và cộng sự (1998) cho thấy trong vỏ rễ của loài này có chứa các chất 5-methoxy-8,8-dimethyl-10-(7-hydroxy-3,7-dimethylocta-1,5-dien-3- yl) pyranocoumarin và 5-hydroxy-8,8-dimethyl-10-(7-hydroxy-3,7-dimethyl octa- 1,5-dien-3-yl) pyranocoumarin [18]. Các hợp chất này thuộc nhóm coumarin (những dẫn chất α- pyron có cấu trúc C6-C3) và nhóm hợp chất này có những hoạt tính sinh học giá trị như đã nói ở trên. Niyaz (1995) khi nghiên cứu các hợp chất hóa học của P. monophylla đã phân lập được một số hợp chất coumarin như poncitrin, nordentatin, 5-hydroxy- và 5-methoxy-8,8-dimethyl-10-(3',7'- dimethylocta-1',6'-dien-3'-yl)-2H,8H-benzo[1,2-b: 5,4-b']dipyran-2-one [20]. Ngoài

ra, quả của P. monophylla chứa flindissone, deoxyfiindissone và 4 hợp chất tirucalladiene như 3-oxotirucalla-7,24-dien-23-ol, 3-oxotirucalla-7,24-diene-21,23- diol cũng như dẫn xuất 3β-hydroxy của chúng nên cũng cho thấy hoạt tính sinh học khá lý thú của loài này [21].

Wattanapiromsakul et al. (2000) khi nghiên cứu vỏ thân cây P. griffithii ở Thái Lan đã phân lập được 5 hợp chất là: Amoradicin, 3’,4’-Dihydroxy-7-methoxy-8-(3- methylbut-2-enyl)-furano (4”,5”:6,5)-flavanone, 3’,4’-Dihydroxy-7-methoxy-8-(3- methylbut-2-enyl)-2’”-(1-hydroxy-1-methylethyl)-furano-(4”, 5”: 6, 5)-flavanone, 3-Oxo-tirucalla-7,24-diene-21-al, 6-(2-Hydroxyethyl)-2,2-dimethyl-2H-1-benzo- pyran [22].

Ngoài ra, Wiart (2006) đề cập P. scandens có khả năng sinh tổng hợp các prenylated flavanone như amoradicin. Cho đến nay, tính chất dược lý của nó vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, flavonoid nói chung có khả năng kháng khuẩn hoặc gây độc tế bào (cytotoxic). Ở Malaysia, rễ của loài này sắc uống có tác dụng làm giảm đau bụng dưới, còn toàn bộ cây sắc uống để trị bệnh giang mai [23].

Theo Phạm Hoàng Hộ (2005), các loài thuộc chi Paramignya ở Việt Nam được dùng trong y học cổ truyền như sau:

Paramignya armata Oliv. var. andamanica King - Cựa gà, Gai xanh, Quýt gai. Lá và quả đun sôi uống chữa viêm phế quản, ho…[12]

Paramignya monophylla Wight - Xáo một hoa., chống siêu khuẩn R.D in vitro, trị bạch đái hạ [11].

Với cây Xáo tam phân (Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum.), Viện Dược liệu (2012) đã phân tích bước đầu và thông báo cho thấy loài P. trimera có các thành phần flavonoid, saponin, alkaloid và chủ yếu là coumarin và triterpenoid. Các thí nghiệm cho thấy Xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; ức chế, tiêu diệt đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung

thư cổ tử cung). Thí nghiệm cũng cho thấy với độc tính thấp, Xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng [24].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học và KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH học của LOÀI xáo LEO(PARAMIGNYA SCANDENS(GRIFF )CRAIB)ỞLÂM ĐỒNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)