Hoàn thiện một số quy định của bộ luật tốt ụng hình sự

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 62)

Từ việc nghiên cứu tác giả thấy cần sửa đổi, hoàn thiện một số quy định bắt người trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành để đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác.

Hoàn thiện về mặt lập pháp như sau:

Thứ nhất, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự, với tên gọi của chếđịnh này là : “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam” nên đã dẫn đến cách hiểu “Bắt người là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam”. Theo tác giả cách hiểu như vậy không đúng bởi lẽ nếu coi “bắt bị can, bị cáo để tạm giam” là một biện pháp để thực hiện mệnh lệnh tạm giam thì việc cưỡng chế bị can, bị cáo thực hiện lệnh tạm giam dựa trên căn cứ pháp lí nào. Vì vậy xác định tên gọi của chế định này là “bắt tạm giam bị can, bị cáo”.

Theo quy định tại điều 80 Bộ luật tố tụng hình sựđối với trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam chưa quy định căn cứ bắt cho trường hợp này và những trường hợp không bắt tạm giam. Đối chiếu với quy định về các trường hợp bắt khác quy định như vậy là chưa thống nhất. Nên theo người viết cần bổ sung quy định này vào điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự như: Bắt tạm giam có thểđược áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp : bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” và “ đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp: bị can, bị cáo bỏ trốn và bịđuổi bắt theo lệnh truy nã; bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý phạm tội gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử ; bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh Quốc gia”.

Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định phạt tù dưới 2 năm thì không bị bắt để tạm giam; nhưng đối với các trường hợp bị can,

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng cách xa Cơ quan điều tra hoặc có tiền án tiền sự hoặc là lưu manh chuyên nghiệp có biểu hiện trốn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bắt tạm giam. Mặc dù, quan điểm hiện nay nên giảm thiểu các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nhưng việc quy định bắt để tạm giam đối với đối tượng này là rất cần thiết cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.

Khoản 3 điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các điều 81 và 82 của Bộ luật này” theo tác giả là chưa chính xác, không thống nhất mà phải quy định rõ “không được bắt tạm giam bị can, bị cáo vào ban đêm”.

Theo dự thảo sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự thì tại điều 81 khoản 2 điểm b có một ý kiến thay đổi như quy định thêm một số chức danh cụ thể có thẩm quyền bắt khi cần thiết như: “Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Trưởng đồn biên phòng, chỉ huy trưởng ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát bộđội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm ma túy bộđội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Cục phòng chống tội phạm ma túy bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng cảnh sát biển;Cụm trưởng cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy Cảnh sát biển; Trưởng phòng chống, chống tội phạm ma túy Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục kiểm ngư vùng”. Qua cách cụ thể này thì ta thấy được quy định sửa đổi này sẽ góp phần cụ thể các chức danh có thẩm quyền bắt người khi có người thực hiện hành vi phạm tội hơn nữa. Đồng thời cũng có thêm nhiều lực lượng hơn nữa kịp thời ngăn chặn tội phạm.

Thứ hai, về điểm c khoản 2 điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định về thẩm quyền xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là “Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới” và “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” quy định tại điểm b, c khoản 2 điều 81 của Bộ luật này” thì rất khó xác định được Viện kiểm sát cùng cấp như khi tàu bay đang bay trên bầu trời, tàu biển đang ở ngoài biển…Do đó, người viết cho rằng cần quy định bổ sung trong khoản 2 điều 81 với nội dung “đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 điều luật này, thẩm quyền để xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện kiểm sát nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký”. Quy định như vậy mới kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn chặn hành động gây khó khăn cản trở cho việc điều

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

tra, truy tố, xét xử. Đối với khoản 4 điều 81 Dự thảo thì cũng đưa ra hướng sửa đổi như “Việc bắt khẩn cấp của những người quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng tàu trở vềđầu tiên. Trường hợp thấy không có căn cứ bắt khẩn cấp, cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Trường hợp thấy có căn cứ bắt khẩn cấp, cơ quan điều tra phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn”. Ngoài ra còn quy định chi tiết thêm hồ sơ phê chuẩn lệnh bắt người: “Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp bao gồm: Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp. Lệnh bắt khẩn cấp, biên bản bắt người trong trường hợp khẩn cấp và các chứng cứ, tài liệu chứng minh căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều này”. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm “Biên bản ghi lời khai của người bị bắt do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập phải chuyển cho Cơ quan điều tra đểđưa vào hồ sơ vụ án”. Và thay đổi thời hạn xét phê chuẩn Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra đã nhận người bị bắt trong trường hợp quy định tại điểm c, khoản 2 điều này phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Người viết thấy được sự sửa đổi là hợp lý, bởi vì trước sự thay đổi đó nhằm thấy được quy trình đưa hồ sơ vụ án đi xét phê chuẩn, cũng như thay đổi thời hạn để kịp thời xét phê chuẩn bắt người hợp lý.

Thứ ba, tại dự thảo sửa đổi thì nó cũng đã đề cập hướng giải quyết mà người viết thấy rằng là rất phù hợp và cụ thể được vấn đề. Cũng như sẽ áp dụng có hiệu quả nếu sửa đổi theo hướng mà dự thảo đưa ra. Tại khoản 1 “Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay của người bị bắt và ra quyết định tạm giữ theo thẩm quyền hoặc trả tự do cho người bị bắt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi bắt người.

Tại khoản 2 sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp truy nã, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải tiến hành những hoạt động sau đây:

Lấy lời khai, lập danh chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt và gửi ngay thông báo kèm theo danh chỉ bản, ảnh của người đó cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đểđến nhận

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

người bị bắt; ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết. Trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ mà cơ quan đã ra quyết định truy nã chưa đến nhận người bị bắt thì phải gửi hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị gia hạn tạm giữđối với người bị bắt đến Viện kiểm sát cùng cấp. Thời hạn gia hạn tạm giữ và việc xét phê chuẩn gia hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 96 Bộ luật này. Qua quy định chúng ta có thể áp dụng nhanh chóng dễ dàng hơn khi áp dụng biện pháp bắt người.

Thứ tư, về tên gọi trường hợp bắt người đang bị truy nã theo quy định tại điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự, tác giả cho rằng nên quy định tên điều luật là “bắt người theo quyết định truy nã” sẽ chính xác hơn. Đối với trường hợp tại khoản 2 điều 82 này thì chúng ta cần nên quy định rõ ràng chi tiết trường hợp nào thì người nào người dân nên tiến hành bắt giữ người phạm tội. Hướng dẫn cụ thể người dân bắt giữ khi thấy người phạm tội có hung khí không quá nguy hiểm, nếu như thấy ảnh hưởng nghiêm trọng thì nên báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành bắt giữ đối tượng kịp thời. Cũng như, có thể hạn chế nguy hiểm cho người dân khi tham gia công tác phòng, chống tội phạm. Cho nên nếu không quy định quyền này một cách chính xác, chặt chẽ thì rất khó khăn khuyến khích người dân tích cực tham gia. Vì vậy, cần quy định thêm nội dung bất kì người nào cũng có quyền “lục soát tước vũ khí, hung khí của người bị bắt” trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, để phân biệt với biện pháp khám người theo quy định tại điều 182 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ năm, đối với trường hợp điều 85 của Bộ luật tố tụng hình sựđểđảm bảo quy định pháp luật được rõ ràng, thuận tiện cho việc áp dụng và bảo đảm quyền của người bị bắt, luật cần quy định rõ hơn nữa trường hợp nào bị coi là cản trở việc điều tra, trường hợp nào không cản trởđiều tra để thông báo theo quy định pháp luật về việc bắt người đối với gia đình người bị bắt. Ngoài ra trong dự thảo cũng có đề cập đến việc thông báo cho cơ quan ngoại giao đối với trường hợp bắt người nước ngoài. “Trường hợp là công dân bị bắt là người phạm tội nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan đại ngoại giaoViệt Nam để thông báo đến Đại xứ quán hoặc Lãnh sự quán của cơ quan nước mà công dân bị bắt. Thêm quy định này thì sẽ góp phần làm cho trường hợp bắt người nước ngoài phạm tội sẽ thực hiện dễ dàng hơn. Thủ tục giải quyết về trường hợp bắt này cũng sẽ giải quyết nhanh chóng hơn và góp phần làm cho cơ quan điều tra có thể tiến hành vụ việc thuận tiện hơn khi áp dụng bắt người nước ngoài phạm tội.

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

Thứ sáu, đối với cách quy định về bắt người chưa thành niên thì chúng ta cần phải đưa ra căn cứ quy định rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Khi nào thì có thể bắt bị can, bị cáo là người chưa thành niên để tạm giam, khi nào thì bắt khẩn cấp, bắt phạm tội quả tang, truy nã người chưa thành niên phạm tội khi có căn cứ quy định pháp luật. Quy định một cách chi tiết và hướng dẫn áp dụng cụ thể tại các điều luật trong Bộ luật tố tụng hình sự để dễ dàng thuận tiện hơn khi có trường hợp phạm tội xảy ra.

Thứ bảy, cần phải quy định thêm một số điều luật hướng dẫn việc bắt các đối tường đặc biệt như bắt Đại biểu quốc hôi, Đại biểu hội đồng nhân dân, các đối tượng người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam. Để có thể cụ thể hóa như áp dụng kịp thời, hiệu quả khi có các trường hợp phạm tội xảy ra. Góp phần giải quyết nhanh chóng khi có các điều luật hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, tác giả thiết nghĩ không nên quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, mà cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất, chi tiết việc bắt các đối tượng nêu trên phù hợp.

3.3.2. Hoàn thin v thc tin áp dng bin pháp bt người

Thứ nhất, đối với trường hợp bắt người nước ngoài thì chúng ta tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Người tiến hành bắt phải nắm rõ kiến thức pháp lý rõ ràng xem xét áp dụng thông qua các điều luật trường hợp nào có thể bắt và thủ tục áp dụng như thế nào. Thống nhất trình tự áp dụng bắt người trong các trường hợp pháp luật quy định. Phải tiến hành trình tự bắt người hợp lý, quy định rõ hơn thủ tục xử lý đối với người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao khi phạm tội quả tang. Bộ công an cần ban hành quy đinh: việc tiếp nhận tin báo về tội phạm có yếu tố nước ngòai, thủ tục xử lý và giải quyết. Cần có quy định riêng về thời gian kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm người nước ngoài thực hiện. Viện kiểm sát chỉ phê chuẩn lệnh bắt khi đã xác định rõ căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động tố tụng. Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ tài liệu vụ án, gặp trực tiếp hỏi kỹ càng điều tra viên, những người có liên quan đến vụ án, và cả người bị bắt về các tình tiết của vụ án để quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt. Trong trường hợp bắt người không có căn cứ thì Viện kiểm sát kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt. Mỗi Kiểm sát viên cần phải luôn đề cao trách nhiệm, ý thức pháp luật, ý thức chính trị trong quá trình thực thi công vụ của mình. Các cơ quan khác khi bắt người phải phối hợp với cơ quan điều tra giúp cho việc bắt được dễ dàng và đúng người hơn.

Và đối với cơ quan công an, các điều tra viên cũng như các áp dụng khác cần phải

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 62)