2.2.1. Bắt đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
2.2.1.1. Khái niệm về Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Đại biểu quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Họđược bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho nhân dân cả nước là người thay mặt cho nhân dan thực hiện quyền lực nhà nước. Đại biểu hội đồng nhân dân là những đại biểu ưu tú ở địa phương được nhân dân tín nhiệm bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, là cầu nối giữa nhân dân địa phương với cơ quan quyền lực địa phương.
Đại biểu Quốc Hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đang giữ các chức vụ trong cơ quan quyền lực Nhà nước từ trung ương tới địa phương, họđại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Do vậy, việc bắt Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ngoài việc tuân theo các quy định các điều 80, 81, 82 Bộ luật tố tụng hình sự còn phải đảm bảo còn phải đảm bảo một số thủ tục khác được quy định trong Hiến pháp và một sốđạo luật có liên quan.
2.2.1.2. Trường hợp áp dụng bắt đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Ngoài những thủ tục được tại các điều Bộ luật tố tụng hình sự, Hiến pháp và một số đạo luật khác còn quy định các thủ tục bắt người đặc biệt, nếu người bị bắt là đại
biện pháp này
GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm
biểu quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc bắt những người này phải đảm bảo một số thủ tục đặc biệt.
Theo nhưđiều 81 Hiến pháp 2013 đã quy định như sau:
“Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị
tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ
Quốc hội xem xet, quyết định”.16
Đại biểu quốc hội là những đại biểu có ưu đãi đặc biệt về mặt tư pháp, đại diện cho nhân dân tham gia lãnh đạo đất nước. Cho nên khi họ phạm tội không thể bắt lập tức nếu như không có sự đồng ý của một trong những chủ thể là Quốc hội hay Ủy ban thường vụ quốc hội. Vì thế mà khi họ phạm tội thì việc đầu tiên là phải thông báo cho hai chủ thể này để có được hướng chỉ thị trước khi tiến hành giam giữ.
Bên cạnh đó điều 58 Luật số 30/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về tổ chức Quốc hội quy định cụ thể:
“ Không có sự đồng ý của Quốc Hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ
phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xét và quyết
định”.17
Đây là một trong những đảm bảo về mặt tư pháp cho Đại biểu Quốc hội về mặt tư pháp hay là quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội. Do tính chất quan trọng của những hoạt động do Đại biểu Quốc hội và có lẽ là những người mang quyền lực do chính nhân dân giao cho, nên những tác động của cơ quan Nhà nước khác đến cá nhân đại biểu cần được tiến hành theo trình tự đặc biệt, phải được sự đồng ý của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đối với việc bắt đại biểu Hội đồng nhân dân phạm tội, Điều 44 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định “Trong thời gian Hội đồng
16
Xem điều 81 của Hiến pháp 2013
17
biện pháp này
GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm
nhân dân họp, nếu không được sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp thì không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu vì phạm tội quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo ngay với chủ tọa kỳ họp. Giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữđại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”.18
Cũng như Đại biểu Quốc hội thì Đại biểu hội đồng nhân dân cũng có những ưu đãi khá khác biệt bởi vì những đại biểu này do nhân dân bầu ra đại diện cho nhân dân. Cho nên khi có những hành vi phạm tội xảy ra thì không thể tiến hành các biện pháp bắt giữ mà không có sựđồng ý của chủ tọa kỳ họp. Cũng như là phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa cùng với thông báo về việc bắt để có được chỉ thị tiến hành bắt những người này.
Theo như điều 58 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2007 còn quy định: “Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
Qua điều luật ta thấy đại biểu Quốc hội là những người đại diện cho nhân dân tham gia vào việc xây dựng pháp luật. Nên đây là những người có vị trí địa vị pháp lí đặc biệt nên khi tiến hành bắt họ thì sè thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua đây thì Viện kiểm sát sẽ hướng dẫn quá trình bắt cũng như đưa ra quyết định bắt để có kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội.
2.2.1.3. Trình tự, thủ tục tiến hành bắt đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Nhằm thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẵng trước pháp luật, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện xử lý nghiêm minh, việc bắt đại biểu Quốc hội cũng phải được tiến hành và phải tuân thủđầy đủ các căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Trong thực tiễn trường hợp này ích xảy ra song cũng không phải là không có. Nếu như những người này phạm tội thì tùy trường hợp họ có thể bị bắt để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt trong trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt tuân theo quy định chung theo các điều 79, 80, 81, 82 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội thì đại biểu Quốc hội được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.song không phải thế mà đại biểu Quốc hội sẽ không bị xử lý nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Để đảm bảo nguyên tắc pháp chế mọi công dân bình đẵng trước pháp luật thì mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý, không phân biệt đối xử. Xuất phát từ tư cách đại biểu Quốc hội, Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội quy định về việc
18
biện pháp này
GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm
bắt giam, truy tốđại biểu Quốc hội phải có sựđồng ý của Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nói tóm lại là việc bắt đại biểu Quốc hội phạm tội ngoài việc tuân theo các đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự còn phải tuân theo các quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội.
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân về nguyên tắc họ không được hưởng quyền miễn trừ nhưđại biểu Quốc hội. Nhưng khi cần áp dụng biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự thì phải thì tuân thủđiều 27 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Đây là những quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chức năng giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, giám sát hoạt động cơ quan nhà nước được tốt, chứ không nhằm bảo vệ một cá nhân nào.
2.2.2. Bắt người chưa thành niên phạm tội
2.2.2.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật Việt Nam cũng chưa có một quy địnhhay định nghĩa cụ thể về người chưa thành niên. Tuy vậy, trong thực tiễn đời sống, chúng ta điều hiểu rằng: người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình. Do đó, người chưa thành niên dễ bị chi phối bởi tác động bên ngoài và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn.
Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định liên quan đến người chưa thành niên:
Đối với pháp luật hình sự tại Điều 12 có quy định: “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từđủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” 19
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do cố ý, cũng không phải chịu trách nhiệm hình sựđối với các tội rất nghiêm trọng do cố ý. Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự cũng dành hẳn một chương XXXII để quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.
19
biện pháp này
GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm
Từ những quy định nêu trên của pháp luật ta có thể thấy được:
Một là, đối với những người dưới 18 tuổi đều được coi là người chưa thành niên khi họ tham gia tố tụng tại Tòa án.
Hai là, những người chưa thành niên cũng được phân chia thành các độ tuổi khác nhau và từ sự phân chia này có thể xác định được tư cách tham gia tố tụng tại Tòa án, xác định được tội danh, xác định được có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Ba là, trừ người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì những người chưa thành niên khác khi tham gia tố tụng đều có người đại diện hợp pháp theo pháp luật hoặc người giám hộ.
Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm về người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Họ có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp theo pháp luật hoặc người giám hộđể tham gia tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng. Người chưa thành niên phạm tội là người ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi còn chịu sự tác động điều kiện bên ngoài. Do đó quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải được tiến hành hết sức thận trọng, cụ thể, chính xác trên cơ sở xem xét đầy đủ các yếu tố của bản thân, những điều kiện bên ngoài tác động đến người đó.
2.2.2.2. Trường hợp áp dụng bắt người phạm tội chưa thành niên
Thứ nhất, bắt bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội để tạm giam. Tức là sau khi có lệnh tạm giam hoặc quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Căn cứ bắt bị can, bị cáo là người chưa thành niên, ngoài quy định tại điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự về những trường hợp chung bắt bị can, bị cáo, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định thêm về trường hợp bắt bị can, bị cáo là người chưa thành niên tại điều 303 ta có thể thấy:
• Trường hợp một, điều kiện để bắt bị can, bị cáo là người chưa thành niên từđủ 14 tuổi đến 16 tuổi là:
Phải có lệnh bắt của người có thẩm quyền. người chưa thành niên chưa bị bắt để tạm giam phải là bị can, bị cáo phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
• Trường hơp hai, điều kiện để bắt bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi là:
biện pháp này
GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm
Phải có lệnh bắt người của người có thẩm quyền; phạm tội nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, bắt người chưa thành niên trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang được quy định về điều kiện bắt như các điều kiện bắt người chưa thành niên là bị can, bị cáo cũng là:
• Trường hợp một, điều kiện để bắt bị can, bị cáo là người chưa thành niên từđủ 14 tuổi đến 16 tuổi là:
Phải có lệnh bắt của người có thẩm quyền; người chưa thành niên chưa bị bắt để tạm giam phải là người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
• Trường hợp hai, điều kiện để bắt bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi là:
Phải có lệnh bắt người của người có thẩm quyền; phạm tội nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng .
2.2.2.3. Trình tự, thủ tục bắt người chưa thành niên pham tội
Về nguyên tắc, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chửa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họđược thực hiện trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Nếu không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
Đối với những vụ án là người thành niên thì trước tiên phải xác định chứng cứ về độ tuổi: độ tuổi của người tham gia tố tụng là người thành niên cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp độ tuổi của bị can, bị cáo quyết định họ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không; chính vì tầm quan trọng này mà độ tuổi của bị can, bị cáo được tính theo ngày. Điều tra, truy tố, xét xửđối với người chưa thành niên theo như điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự : “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối vơi người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống
biện pháp này
GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm