Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 35)

2.1.3.1. Khái niệm về bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc

đang bị truy nã

“Bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Phạm tội quả tang có đặc điểm là hành vi tội cụ thể, rõ ràng không cần thiết phải điều tra, xác minh”.15 Bắt người đang bị truy nã là bắt bị can, bị cáo hoặc người bị kết án trốn tránh việc điều tra truy tố xét xử và thi hành án đang lung bắt theo quyết định truy nã của cơ quan điều tra được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở chính quyền xã phường , thị trấn, và các nơi công cộng.

Từđó ta có thể hiểu bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người khi này đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bắt người đang bị truy nã là bắt người đã thực hiện tội phạm, đã bị khởi tố bị can, đang trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và đã bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh truy nã, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn và các nơi công cộng để truy bắt.

2.1.3.2. Đối tượng áp dụng trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị

truy nã

Bất kể người nào đang thực hiện tội phạm, thực hiện hành vi gây án hoặc sau khi thực hiện tội phạm bị phát hiện và đuổi bắt. Những người này bị cơ quan chức năng phát hiện và bị đuổi bắt hoặc bị người dân phát hiện hành vi phạm tội tiến hành bắt giữ.

Những đối tượng này là người đã bị cơ quan Công an ra quyết định truy nã hoặc theo quy chế về công tác truy nã của Bộ Công an. Bao gồm những bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết ởđâu; người bị trục xuất, người chấp hành án phạnt trục xuất bỏ trốn; người bị kết án phạt tù bỏ trốn; người bị kết án tù bỏ trốn.

2.1.3.3. Những trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định những trường hợp phạm tội quả tang bao gồm:

15

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

Trường hợp thứ nhất: Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc kết thúc việc phạm tội thì bị phát hiện. Hành vi đang thực hiện tội phạm có thể đã gây ra hậu quả vật chất như đã hủy hoại được một phần tài sản của người khác và vẫn đang hủy hoại tiếp. Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức thì mặc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm. Ví dụ : Hành vi đang đe dọa nạn nhân bằng dao, sung hoặc có thủ đoạn khác làm cho người đó lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm cướp tài sản nhưng chưa chiếm đoạt được. Hành vi đang thực hiện tội phạm có thể diển ra trong một ngắn như hành vi trộm cắp, cướp tài sản nhưng cũng có thể diễn ra trong một thời gian dài như hành vi tang trữ vũ khí quân dụng.

Trường hợp thứ hai: Ngay sau khi thực hiện tội phạm xong thì bị phát hiện. Đây là trường hợp vừa thực hiện tội phạm xong, người phạm tội chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn thì bị phát hiện. Trong trường hợp người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện ngay thì mặc dù không có vật chứng để lại cũng được coi là phạm tội quả tang. Ví dụ: Vừa đâm chết người đang nhét xác chết vào bao tải nhằm đưa đi chon giấu thì bị người thân thích của nạn nhân phát hiện. Trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng người phạm tội, tránh bắt nhầm người không thực hiện tội phạm. Ví dụ: Người vừa cướp giật túi xách của người khác bị người đó phát hiện hô hoán nên bỏ chạy, bị đuổi bắt và bắt được ngay lúc đó. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn thì không được xem là bắt quả tang mà có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp. Ví dụ: Người vừa móc túi lấy ví tiền của người khác bị người đó phát hiện và hô hoán nên bỏ chạy và bị đuổi bắt nhưng người đó đã chạy thoát, vìa hôm sau người bị hại gặp lại người này tại bến xe khách. Trường hợp này người bị hại không được bắt ngay người đó mà phải báo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét và có thể bắt khẩn cấp trong trường hợp thứ hai.

Đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã thì cũng được hướng dẫn thông qua thông tư 13/2012/TTLT- BCA- BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và luật thi hành án hình sự về truy nã. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định người đang bị truy nã là trường hợp phạm tội quả tang mà là một trường hợp riêng biệt. Bởi vì, người đang có lệnh truy nã là người thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

hoặc đang thi hành án phạt tù tại trại giam thì bỏ trốn. Trong thực tế người đang bị truy nã có thểđã bị khởi tố về hình sự, đã có tư cách tố tụng là bị can, bị cáo hoặc mới là người bị bắt đang trong quá trình xác minh lí do bắt hay người bị kết án về hình sự chưa thi hành án hoặc đang thi hành mà bỏ trốn. Hành vi của người đang bị truy nã không phải là hành vi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt nên người đang bị truy nã không phải là người phạm tội quả tang. Tuy vậy, trong thực tế việc ngăn chặn ngay người đang bị truy nã trốn tránh pháp luật cũng mang tính chất cấp bách như đối với việc ngăn chặn người phạm tội quả tang nên Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền, thủ tục bắt người đang bị truy nã cũng được áp dụng như bắt người phạm tội quả tang.

2.1.3.4. Thẩm quyền áp dụng bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy

Để phát huy tính tích cực của quần chúng trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm, để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội bảo vệ lọi ích tập thể và công dân. Do tính chất cấp bách của việc ngăn chặn tội phạm hoặc hành vi trốn tránh pháp luật, cũng như phát huy tính tích cực của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã theo pháp luật tố tụng hình sự quy định cho bất cứ người nào. Khoản 1 điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất”. Nhằm đảm bảo an toàn cho những người tham gia bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, khoản 2 điều 82 quy định: “Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”.

2.1.3.5. Trình tự, thủ tục tiến hành bắt người phạm tội quả tang hoặc bị truy nã

Đây là trường hợp bắt đòi hỏi sự nhanh chóng và kịp thời. Cho nên khi bắt người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã không cần lệnh của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào. Mọi công dân đều có quyền bắt, quyền tước vũ khí và hung khí của người bị bắt, nhưng không có quyền khám người vì việc khám người phải do cán bộ, chiến sĩ các lực lượng An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân hoặc điều tra viên thực hiện theo quy định tại điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã phải giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

điều tra có thẩm quyền. Công an xã, phường, thị trấn khi tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, được giữ lại người bị bắt ở trụ sở Công an xã, phường, thị trấn để lập biên bản và sau khi lập biên bản phải dẫn ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra cấp huyện hoắc cấp tương đương. Công an xã, phường, thị trấn không được xây dựng nhà tạm giữ dưới bất cứ hình thức gì để tạm giữ người bị bắt. Việc bắt một sốđối tượng khác ngoài việc tuân thủ các quy định về bắt người nói chung còn phải căn cứ vào một số quy định khác của pháp luật. Ví dụ như : Việc bắt người phạm tội là người thuộc các cơ quan dân cử nhưđại biểu quốc hội hoặc đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ngoài việc tuân theo các quy định ở các điều 80, 81, 82 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn phải bảo đảm một số thủ tục được quy định trong Hiến pháp và một số đạo luật khác. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt.

2.2. Bắt người trong một số trường hợp đặc biệt

2.2.1. Bt đại biu Quc hi và Hi đồng nhân dân

2.2.1.1. Khái niệm về Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Đại biểu quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Họđược bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho nhân dân cả nước là người thay mặt cho nhân dan thực hiện quyền lực nhà nước. Đại biểu hội đồng nhân dân là những đại biểu ưu tú ở địa phương được nhân dân tín nhiệm bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, là cầu nối giữa nhân dân địa phương với cơ quan quyền lực địa phương.

Đại biểu Quốc Hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đang giữ các chức vụ trong cơ quan quyền lực Nhà nước từ trung ương tới địa phương, họđại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Do vậy, việc bắt Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ngoài việc tuân theo các quy định các điều 80, 81, 82 Bộ luật tố tụng hình sự còn phải đảm bảo còn phải đảm bảo một số thủ tục khác được quy định trong Hiến pháp và một sốđạo luật có liên quan.

2.2.1.2. Trường hợp áp dụng bắt đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Ngoài những thủ tục được tại các điều Bộ luật tố tụng hình sự, Hiến pháp và một số đạo luật khác còn quy định các thủ tục bắt người đặc biệt, nếu người bị bắt là đại

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

biểu quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc bắt những người này phải đảm bảo một số thủ tục đặc biệt.

Theo nhưđiều 81 Hiến pháp 2013 đã quy định như sau:

“Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị

tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ

Quốc hội xem xet, quyết định”.16

Đại biểu quốc hội là những đại biểu có ưu đãi đặc biệt về mặt tư pháp, đại diện cho nhân dân tham gia lãnh đạo đất nước. Cho nên khi họ phạm tội không thể bắt lập tức nếu như không có sự đồng ý của một trong những chủ thể là Quốc hội hay Ủy ban thường vụ quốc hội. Vì thế mà khi họ phạm tội thì việc đầu tiên là phải thông báo cho hai chủ thể này để có được hướng chỉ thị trước khi tiến hành giam giữ.

Bên cạnh đó điều 58 Luật số 30/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về tổ chức Quốc hội quy định cụ thể:

“ Không có sự đồng ý của Quốc Hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ

phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xét và quyết

định”.17

Đây là một trong những đảm bảo về mặt tư pháp cho Đại biểu Quốc hội về mặt tư pháp hay là quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội. Do tính chất quan trọng của những hoạt động do Đại biểu Quốc hội và có lẽ là những người mang quyền lực do chính nhân dân giao cho, nên những tác động của cơ quan Nhà nước khác đến cá nhân đại biểu cần được tiến hành theo trình tự đặc biệt, phải được sự đồng ý của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với việc bắt đại biểu Hội đồng nhân dân phạm tội, Điều 44 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định “Trong thời gian Hội đồng

16

Xem điều 81 của Hiến pháp 2013

17

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

nhân dân họp, nếu không được sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp thì không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu vì phạm tội quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo ngay với chủ tọa kỳ họp. Giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữđại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”.18

Cũng như Đại biểu Quốc hội thì Đại biểu hội đồng nhân dân cũng có những ưu đãi khá khác biệt bởi vì những đại biểu này do nhân dân bầu ra đại diện cho nhân dân. Cho nên khi có những hành vi phạm tội xảy ra thì không thể tiến hành các biện pháp bắt giữ mà không có sựđồng ý của chủ tọa kỳ họp. Cũng như là phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa cùng với thông báo về việc bắt để có được chỉ thị tiến hành bắt

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 35)