Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 29)

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

Thông qua quy định tại điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ta có thể thấy rõ hơn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Từ đó có thể hiểu rõ hơn thông qua khái niệm:

“Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là việc bắt người khi có căn cứđể cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc có căn cứ để cho rằng sau khi thực hiện tội phạm, người đó có hành vi bỏ trốn, cản trở việc điều tra khám phá tội phạm”.14

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách, qua xác minh ban đầu đã có tài liệu khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hoặc khẳng định một người đã thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm, mà xét thấy cần ngăn chặn họ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay sau khi thực hiện tội phạm, người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm. Đây là trường hợp bắt người có tính chất cấp bách nếu không thực hiện sẽ không kịp thời ngăn chặn việc thực hiện tội phạm, không chặn đứng được hành vi trốn tránh, gây khó khăn, cản trở điều tra.Trường hợp bắt khẩn cấp là trường hợp tội phạm đang hoặc đã được thực hiện mà cơ quan điều tra qua sự theo dõi kiểm tra, xác minh nguồn tin, thấy cần phải cấp bách ngăn chặn kẻ phạm tội gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc nhân dân, ngăn ngừa kẻ phạm tội chạy trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

2.1.2.2. Đối tượng về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Đối tượng áp dụng của bắt người trong trường hợp này là người chưa bị khởi tố về hình sự và bắt người trong trường hợp khẩn cấp được áp dụng đối với những người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Những người đã thực hiện tội phạm có hành vi bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm. Nhưng bên cạnh đó cũng không ngoại trừ cả những người đã bị khởi tố hay đã bị Tòa án đưa ra quyết định xét xử với tư cách là bị can, bị cáo của vụ án khác nếu hành vi của họ thuộc một trong ba trường hợp tại điều 81 của Bộ luật tố tụng hình sự làm căn cứđể bắt khẩn cấp.

Bắt khẩn cấp chính là bắt những đối tượng có hành vi phạm tội mà gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà nhiều người xét thấy cần phải bắt ngay để có thể ngăn chặn kịp thời. Có nhiều người chứng kiến hành vi đó và trong thấy họđang thực hiện và gây ra nhiều vụ việc đáng tiếc cần thiết phải bắt khẩn cấp ngay.

14

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

2.1.2.3. Những trường hợp áp dụng biện pháp bắt người khẩn cấp

Trường hợp khẩn cấp thứ nhất : Khi có căn cứđể cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đạc biệt nghiêm trọng. Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin biết người đó đang bí mật tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải bắt ngay trước khi tội phạm được thực hiện.Việc bắt trong trường hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:

Một là, có căn cứ khẳng định một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Những căn cứ này có thể do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác định qua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguồn tin do quần chúng cung cấp đã khẳng định người đó (hoặc những người đó) đang tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm như bàn mưu, tính kế, lập kế hoạch, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm. Những hành vi nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng đã đặt các lợi ích cho cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác định qua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguồn tin do quần chúng cung cấp đã khẳng định người đó ( hoặc những người đó ) đang tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm như bàn mưu, tính kế, lập kế hoạch, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm. Những hành vi nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bịđe dọa, cần thiết phải được bảo vệ kịp thời.

Hai là, tội phạm đang chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chuẩn bị thực hiện tội phạm còn một khoảng cách nhất định với việc thực hiện tội phạm đều cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, muốn bắt khẩn cấp một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm thì phải xác định tội phạm họđang chuẩn bị thực hiện phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ( các tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội). Theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là lên tới mười lăm năm tù, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức khung hình phạt cao nhất là trên mười lăm năm tù, tù chung thân. Do đó mà người chuẩn bị thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng sẽ không áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Bởi vì theo quy định của điều 17 Bộ luật hình sự thì “chỉ người nào chuẩn bị thực hiện

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”. Theo điều 17 của Bộ luật hình sự, chuẩn bị thực hiện tội phạm là việc một người hay một nhóm người nào đó tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Ngoài ra điều 17 Bộ luật hình sự còn quy định “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”. Do vậy đối với trường hợp này nhà làm luật chỉ quy định khi có căn cứ để cho rằng ai đó đang chuẩn bị thực hiện tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới có quyền bắt khẩn cấp.

Trường hợp khẩn cấp thứ hai: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Đây là trường hợp tội phạm xảy ra nhưng người thực hiện tội phạm không bị bắt ngay. Sau một khoảng thời gian, người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm, nếu cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong trường hợp này tính chất của tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện không đóng vai trò quyết định trong việc xác định lí do bắt khẩn cấp. Lí do phải bắt đối với người phạm tội ởđây chính là việc có đủ cơ sở để khẳng định người đó đã thực hiện tội phạm và nếu không bắt ngay họ sẽ trốn.

Việc bắt người trong trường hợp này phải đảm bảo hai điều kiện sau:

Một là, phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm có thể là người bị hại hoặc người khác đã chính mắt trông thấy người phạm tội và hành vi phạm tội được thực hiện và trực tiếp xác nhận với cơ quan có thẩm quyền đúng là người đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận phải mang tính chất khẳng định, chứ không thể “hình như” hoặc “nhìn giống như” người đã thực hiện tội phạm. Nếu việc xác nhận không phải do người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội thì không coi là điều kiện để bắt khẩn cấp, bởi lẽ nếu bắt trong trường hợp đó dễ dẫn đến việc bắt nhầm người không thực hiện tội phạm.

Hai là, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn. Những căn cứ cho rằng người phạm tội bỏ trốn thường là: Đang có hành động bỏ trốn, đang chuẩn bị trốn; không có nơi cư trú rõ ràng; có nơi cư trú nhưng ở quá xa; là đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn; chưa xác định được nhân thân của người đó. Đối với trường hợp khac thì vẫn tiến hành giải quyết vụ án mà không cần bắt khẩn cấp.

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

Trường hợp khẩn cấp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người đó thực hiện tội phạm nhưng qua việc phát hiện thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người mà người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thê hoặc tại chỗ ở của người mà người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người này bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì bắt khẩn cấp. Việc bắt trong trường hợp này cần đảm bảo hai điều kiện sau:

Một là, khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi ngờ thực hiện tội phạm. Qua những hoạt động như khám chỗở, khám người, xem xét dấu vết trên thân thể, kiểm tra, kiểm soát hành chính…cơ quan có thẩm quyền tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm. Những dấu vết của tội phạm được tìm thấy có thể là những vật chứng như công cụ phương tiện phạm tội, đối tượng của tội phạm… cũng như dấu vết của tội phạm trên thân thể của người bị nghi thực hiện tội phạm. Việc tìm thấy dấu vết của một tội phạm chỉđược coi là một điều kiện để bắt khẩn cấp.

Hai là, cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Khi có căn cứ cho rằng người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Những căn cứ cho rằng người bị nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn cũng tương tự như căn cứ cho rằng người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp thứ hai bỏ trốn. Tuy nhiên, nếu xác định người bị nghi thực hiện tội phạm không bỏ trốn nhưng lại có căn cứ cho rằng người đó đang tiêu hủy chứng cứ như đang xóa dấu vết tội phạm, đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đang tấu tài sản vừa lấy được hoặc đang có hành vi phạm tội làm giả chứng cứ làm sai lệnh các tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội gây khó khăn cho việc điều tra xác định tội phạm thì những hành vi đó vẫn được coi là điều kiện để bắt khẩn cấp.

2.1.2.4. Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Theo khoản 2 điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự thì những người có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

Tại điểm a khoản 2 điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự “Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp”. Như vậy ta có thể thấy Thủ trưởng, Phó thử trưởng các cơ quan điều tra các cấp sẽ có thẩm quyền áp dụng và ra lệnh bắt các đối tượng phạm tội trong trường hợp khẩn cấp để có thể ngăn chặn tội phạm. Kịp thời bắt những đối tượng có hành vi phạm tội nghiêm trọng gây ra hậu quả nghiêm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

Tại điểm b khoản 2 điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự “Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới”. Những người này sẽ có thẩm quyến bắt khẩn cấp trong trường hợp mà vụ việc xảy ra. Thông thường thì quân đội là một cơ quan có quy định sẽ được giải quyết những người trong cơ quan quân đội của mình, vì thế mà họ cũng được trao những thẩm quyền riêng biệt đó. Cho nên khi hành vi phạm tội xảy ra mà nó hậu quả nghiem trọng thì những người giữ chức vụ trên có quyền tiến hành bắt khẩn cấp.

Tại điểm c khoản 2 điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng”. Tương tự như các cơ quan quân đội thì những người chỉ huy các lĩnh vực được đề cập cũng được trao những thẩm quyền riêng biệt. Họ có thể bắt ngay những đối tượng có hành vi phạm tội gây hậu quả lớn để kịp thời ngăn chặn tội phạm.

2.1.2.5. Trình tự, thủ tục tiến hành bắt người khẩn cấp

Để tiến hành bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì trải qua trình tự, thủ tục như sau:

Thứ nhất, phải xin được lệnh bắt người. Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một văn bản pháp lý phản ánh và ghi nhận mọi hoạt động tố tụng, vì vậy nó phải tuân theo các quy định của pháp luật. Và theo như khoản 3 điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự “Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 điều 80”. Có nghĩa là lệnh bắt phải thể hiện đầy đủ những nội dung: “Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; Phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt; Phải có đủ chữ ký của người ra lệnh, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền”.

Thứ hai, phải tiến hành đọc lệnh và lập biên bản. Khi tiến hành bắt khẩn cấp, người thi hành lệnh bắt phải đọc và giải thích lệnh bắt cho người bị bắt; phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt, cư trú hoặc làm việc và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến( trừ trường hợp bắt khẩn cấp đối với người cư trú ở nơi khác, hoặc không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được nơi cư trú). Sự vắng mặt của những người nói trên làm cho việc bắt người trong trường hợp này nói chung không bảo đảm tính hợp pháp. Tùy theo thời gian và địa điểm bắt mà sự tham dự của họ có thể khác nhau: Nếu người bị bắt là cán bộ, nhân viên của một cơ quan nhà nước, đang trong giờ làm việc thì việc bắt phải có đại diện của cơ quan và một người cùng làm việc với người bị bắt chứng kiến; nếu

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 29)