Xuất phát từ nhân thân của người nước ngoài, nên ngoài việc tuân theo quy định từ điều 79 đến 82 thì còn phải tuân theo các văn bản pháp luật khác. Bắt người nước ngoài phạm tội chia thành 2 trường hợp:
Thứ nhất, đối với người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự. Theo quy định tại điều 10 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ giành cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 thì viên chức ngoại giao thì viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm vê thân thể, họ không thể bị bắt dưới bất kì hình thức nào. Nếu họ phạm tội quả tang thì cơ quan có thẩm quyền chỉ lập biên bản, thu giữ vật chứng sau đó trả tự do cho họ và sau đó báo cáo ngay lên Bộ công an, cơ quan đại diện ngoại gaio biết để phối hợp quản lý. Đối với viên chức lãnh sự, nếu thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thỗ Việt Nam thì khi áp dụng biện pháp bắt người phải tuân thủ theo điều 27 pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan quốc tếđại diện cho Việt Nam năm 1993. Tuy nhiên phạm vi này hẹp hơn viên chức ngoại giao, theo đó, viên chức lãnh sự không được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam và bị bắt, bị tạm giam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phải thi hành một bản án, một quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về hình phạt tù và hình phạt hạn chế tự do thân thể. Bên cạnh đó việc bắt một thành viên của cơ quan lãnh sựu phải thông báo cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự biết, trường hợp bắt người này áp dụng đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự thì Bộ ngoại giao Việt Nam phải thông báo cho nước cử lãnh sự biết.
Thứ hai, đối với người nước ngoài không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự thì từng thời kỳ mà có văn bản pháp luật điều chỉnh khác nhau, như Công văn số 318/CV-BNV ngày 29/3/1992 của Bộ Công An về việc báo cáo xin ý kiến bắt, tạm giữ một số đối tượng đặc biệt , công văn số 81 ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân
biện pháp này
GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm
dân tối cao và hiện nay là quyết định số 1044/QĐ-BCA ngày 05/9/2007 về việc phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra. Theo đó thủ tục cũng được tiến hành cũng như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bên cạnh đó sau khi bắt những đối tượng này, các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tế thường có văn bản thông báo cho sở ngoại vụ theo dõi, xác định đối tượng đó có quốc tịch nước nào và thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao nước đó biết để phối hợp quản lý.