Nghĩa vụ của người bị bắt người

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 53)

Đối với việc bắt người được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh lệnh bắt, không được có hành vi động kháng cự hoặc gây trở ngại cho lệnh bắt. Mọi hành động chống đối với người thi hành công vụ thi hành lệnh bắt người hợp pháp đều bị xử lý theo pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể, người có hành vi chống lại việc thi hành lệnh bắt có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội được quy định trong Bộ luật hình sự như sau:

Thứ nhất, nếu chỉ có hành các hành vi chống đối nhằm cản trở việc thi hành lệnh bắt như đóng cửa không cho người thi hành lệnh bắt vào nhà, xô đẩy, phá phách, la hét,… thì có thể bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

Thứ hai, nếu giết người thi hành lệnh bắt thì có thể bị xử lý về tội giết người (theo điểm d, khoản 1, điều 93 Bộ luật hình sự ) hoặc chỉ gây thương tích cho người thi hành lệnh bắt thì xử lý về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (theo điểm k, khoản 2 hoặc khoản 3, khoản 4 điều 104 Bộ luật hình sự).

Thứ ba, nếu xâm hại tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe hoặc đe dọa xâm hại tính mạng …người thi hành lệnh bắt, nhằm chống lại chính quyền nhân dân thì bị xử lý về tội khủng bố (theo các khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 84 Bộ luật hình sự).

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI

TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.1. Thực tiễn áp dụng bắt người trong tố tụng hình sự

Trong những năm gần đây công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đã đạt được nhiều sự tiến bộ hơn cụ thể là: Bắt là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, tạm thời tước bỏ một phần quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số quyền khác của người bị bắt trong một thời hạn nhất định, nhằm ngăn chặn tội phạm tiếp diễn, ngăn ngừa việc người phạm tội trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Có thể nói trong những năm gần đây việc áp dụng các biện pháp bắt đã có sự tiến bộ rõ rệt. Những trường hợp bắt oan, bắt sai về thủ tục đã giảm đáng kể; những trường hợp không đáng bắt, bắt không được, không bắt cũng được nay không áp dụng lệnh bắt đã làm tăng tỉ lệ khởi tố hình sự, đáng chú ý là từ khi áp dụng Nghị quyết. Tỷ lệ bắt, xử lý hình sự cao hơn. Thể hiện sự nâng cao năng lực của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, đã đáp ứng nhiều yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền; giữ vững ổn định chính trị; trật tự an toàn xã hội; bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đa số các hoạt động bắt đều có căn cứ và đúng pháp luật. Tình trạng bắt oan người vô tội, bắt không có lệnh của người có thẩm quyền giảm đáng kể. Các ngành tư pháp đã có nhiều báo cáo tổng kết đánh giá báo cáo trình Quốc hội để có giải pháp khắc phục. Đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp. Trong những năm gần đây, hoạt động của các cơ quan tư pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp luật các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nhìn chung thời gian qua các thủ tục pháp luật trong bắt để tạm giữ đã được thực hiện nghiêm túc hơn, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan và người có thẩm quyền trong việc bắt giữ, Viện kiểm sát các cấp đã tăng cường kiểm sát việc bắt giữ cho nên chất lượng bắt để tạm giữ đã được nâng cao, các vi phạm trong hoạt động bắt để tạm giữ như : lạm dụng trong việc bắt, tạm giữ; bắt, tạm giữ không có căn cứ ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, thì công tác ngăn chặn bắt người vẫn còn một số điểm hạn chế của nó như là: Công tác bắt nói riêng và áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung vẫn còn nhiều vụ việc oan sai gây hậu quả nghiêm trọng, làm xôn xao dư luận quần chúng. Tuy nhiên tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp vẫn chưa chuyển biến kịp để đáp ứng kịp những yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm… công tác bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử còn yếu kém. Vẫn còn tình

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

trạng sai phạm trong hoạt động tư pháp dẫn đến những trường hợp oan sai. Khi đã xác định oan sai lại chưa có cơ chế bồi thường thiệt hại dấn đến oan ức và gây khó khăn đối với cuộc sống của người bị xử lý oan sai, đáng chú ý là nhiều trại giam, nhà tạm giữ xuống cấp nghiêm trọng. Việc bắt để tạm giữ trong thời gian qua về cơ bản đã đảm bảo các thủ tục pháp luật, đã hạn chế tình trạng bắt, giữ oan, sai.

Trong thực tiễn áp dụng vẫn còn một sốđiểm hạn chế chẳn hạn như mặc dù pháp luật đã có những quy định cụ thểđối tượng, điều kiện áp dụng, thẩm quyền và trình tự , thủ tục tiến hành đối với từng trường hợp bắt nhưng thực tế khi áp dụng vẫn còn tồn tại tình trạng bắt tùy tiện, vi phạm trình tự, thủ tục tiến hành làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có thể kể như vụ việc:

Trường hợp chị Trương Thị Thu Vân (xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, Hậu giang) và hai người em ruột là Trương Tấn Tài, Trương Tấn Phước (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) bị công an Châu thành bắt nhầm. Qua xác minh của Công an tỉnh Hậu Giang, đêm 23/12/2010 anh Tài được chị Vân bảo đi đón cháu gái đi chơi về xuống xe trước cửa trạm xăng dầu Hòa Hà gần chợ Long Thạnh. Khi anh vừa xách vali của cháu để lên xe máy thì có hai người mặc thường phục đến nói rằng anh lừa gạt con gái chởđi bán dâm nên khóa tay còng lại đánh đập. Em anh Tài là anh Phước chở bà Vân từ huyện Châu Thành sang đón con gái cũng bị nhóm người còng tay đưa về trụ sở Công an xã Long Thạnh lấy lời khai. Đến nửa đêm, họ mới được thả ra vì Công an phát hiện bắt sai đối tượng. Sau sự việc trên, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo thanh tra ngành kết hợp với lãnh đạo Công an huyện Châu Thành Tiến hành kiểm điểm, kỷ luật những cán bộ có liên quan đến vụ việc trên đồng thời tiến hành xin lỗi công khai đối với ba chị em ông Trương Tấn Tài.25

Hay trường hợp của anh Phạm vũ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng): Tháng 4/ 2006, anh Phạm Vũ bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích(chém trọng thương một thanh niên). Đến tháng 5/2006, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng đã ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt tạm giam anh Vũ của Công an Huyện Đức Trọng. Tuy nhiên đến tháng 9/2006, thủ phạm cố ý gây thương tích đã ra tự thú và anh Vũđược cho tại ngoại. Ngày 17/8/2011 Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Đức Trọng đã công khai xin lỗi

25

htpp://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cong-an-bat-nham-3-chi-em-khi-truy-quet-mai-dam-2184138.html [truy cập ngày 03.11.2014]

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

anh Vũ trước cộng đồng dân cư và bồi thường cho anh 101 triệu đồng vì đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam oan sai đối với anh.26

Từ những ví dụ trên ta thấy được tình hình bắt để tạm giữ trong thời gian qua cũng đã phản ánh một thực trạng là việc bắt để tạm giữ vẫn còn một số vi phạm cụ thể: Một là, cơ quan điều tra một số nơi vẫn còn lạm dụng bắt khẩn cấp, bắt khẩn cấp chưa vận dụng đúng quy định tại điểm b, c khoản 1 điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Bắt khẩn cấp không có đủ căn cứ khởi tốđể trả tự do, bắt khẩn cấp cả trong trường hợp người phạm tội ra đầu thú hoặc do nghi vấn mời lên, gọi hỏi rồi ra lệnh bắt khẩn cấp rồi bắt giữ luôn, có trường hợp đáng ra bắt theo quy định tại điều 80 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới đúng pháp luật nhưng cơ quan điều tra ra lệnh bắt khẩn cấp.

Hai là, đối với các trường hợp bắt người phạm tội quả tang không khởi tố hình sự, trả tự do xử lý hành chính còn chiếm tỷ lệ cao, công tác phân loại bắt giữ ban đầu ở cấp phường, xã chưa đảm bảo quy định, cơ quan điều tra khi tiếp nhận người bị bắt đã không thực hiện đúng các quy định tại điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về việc lấy lời khai của người bị bắt trong thời hạn 24 giờ để quyết định có tạm giữ hay không.

Ba là, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng như việc phê chuẩn lệnh bắt này trong thời gian qua nhiều địa phương đã cố gắng bảo đảm bắt đúng người, đúng tội, hạn chế đến mức thấp nhất oan, sai. Tuy nhiên có nơi việc bắt giam, phê chuẩn lệnh bắt để tạm giam chất lượng còn chưa tốt. Bắt tạm giam rồi đình chỉ điều tra vì chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa đủ chứng cứ buộc tội. Việc bắt người chưa thực sự hiệu quả. Thực tế xảy ra trường hợp mang lệnh bắt khẩn cấp đi bắt đối tượng nhưng không bắt được ngay vì nguyên nhân khách quan. Mặc dù có lệnh bắt nhưng khi triển khai bắt thì không bắt được vì bị can, bị cáo để bỏ trốn, có trường hợp phải một thời gian dài mới bắt được.

Bốn là, bên cạnh những vi phạm bắt người trong một số địa phương vẫn còn có những trường hợp rụt rè, thiếu kiên quyết trong việc bắt những phần tử tội phạm nguy hiểm cần phải bắt giữ và xử lý, làm cho quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng vào cơ quan pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự đã trải qua ba lần sửa đổi, bổ sung tuy nhiên

26

http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/to-tung/doi-boi-thuong-hon-600-trieu-dong-vi- bi-khoi-to-tam-giam-oan [truy cập ngày 03.11.2014]

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

qua các lần bổ sung điều mà mọi người quan tâm là trách nhiệm của cán bộ thực thi trong các cơ quan tố tụng gây ra oan sai cho người dân sẽ bị xử lí như thế nào thì còn chưa được quy định một cách thuyết phục. Cán bộ thực hiện bắt người không có lệnh bắt, khi bắt không tôn trọng trình tự thủ tục bắt, bắt người không có sự chứng kiến của chính quyền, không lập biên bản khi bị bắt. Những việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, gây bức xúc cho dư luận xã hội.

Năm là, khi bắt người thì không lập biên bản hoặc lập biên bản không có chữ ký của người chứng kiến. Vi phạm pháp luật khi bắt người sẽ dẫn đến tình trạng bắt nhười tràn lan, không đảm bảo được mục đích của biện pháp ngăn chặn. Để lại hậu quả rất nặng nề cho nạn nhân và gia đình họ, gây cho họ những thiệt hại lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Không những thế nó còn xâm phạm đến các quyền tự do dân chủ, gây ảnh hưởng lớn đến nạn nhân và gia đình họ, tạo ra ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân. Bên cạnh nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tố tụng, đường lối và chính sách của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hơn nữa, những sai phạm trong việc bắt người của cơ quan tố tụng bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để nói xấu chếđộ và chống phá Nhà nước.

Sáu là, trình độ chuyên môn của người có thẩm quyền quyết định về việc bắt người hoặc người liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt người còn hạn chế. Điều đó thể hiện ở việc nắm bắt và vận dụng các quy định của pháp luật thiếu chính xác, lệnh lạc dẫn đến sự tùy tiện vô trách nhiệm hoặc có thái độ coi thường pháp luật, lạm dụng quyền lực, thiếu tôn trọng các quyền và lọi ích hợp pháp của công dân. Vẫn xảy ra những trường hợp đặt thành tích cũng như là lợi ích cá nhân lên trên hết, sẵn sàng ra những quyết định bắt người trái pháp luật , đồng thời cũng có rất nhiều trường hợp do non kém về nghiệp vụ, hạn chế chuyên môn đã bắt cả người không phạm tội

3.2. Vướng mắc, bấp cập của việc bắt người trong tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời đã khắc phục những điểm hạn chế trong các quy định bắt người của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.

Về mặt lập pháp thì biện pháp bắt người gặp phải một số bắt cập như :

Thứ nhất, theo điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bắt bị can, bị cáo để tạm giam :

Ngay tên gọi của điều luật là “bắt bị can, bị cáo để tạm giam” đã dẫn đến cách hiểu sai là “Bắt người là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam”, gây nhầm lẫn với trường hợp cưỡng chế bị can, bị cáo để thực hiện lệnh tạm giam. Cần phải hiểu rằng

biện pháp này

GVHD: Ths. Trần Hồng Ca SVTH: Phạm Thị Huyền Trâm

lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam không thể thay thế hay đánh đồng với lệnh tạm giam. Điều 80 không quy định căn cứ cho trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhưđối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp (điều 81) và bắt phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (điều 82) dẫn đến khó khăn cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng trong việc xác định trường hợp nào cần phải bắt bị can, bị cáo để tạm giam và sự thống nhất trong quy định giữa các điều luật. Ngoài ra theo khoản 3 điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự thì “không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các điều 81 và 82 của Bộ luật này” gây ra cách hiểu khó khăn khi áp dụng.

Thứ hai, điểm c khoản 2 điều 81 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định : “người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, khoản 3 điều 81 lại có những quy định khiến cho việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp của người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng không có khả thi. Bởi nếu theo khoản 3 điều 81 sẽ không thể nào có được đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành việc bắt người chứng kiến, hoặc phải đảm bảo được thủ tục như có lệnh, đóng dấu…việc đó rất khó thực hiện. Hơn nữa theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì đối tượng bị bắt trong trường hợp khẩn cấp sẽđược áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ. Thời hạn tạm giữ ởđây tối đa không quá 9 ngày (điều 87), nếu đối tượng bị bắt khẩn cấp do người chỉ huy tàu bay, tàu biển ra lệnh bắt thì có những tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng cả hàng tháng trời và lúc đó là quá thời hạn tạm giữ theo luật định thì sẽ giải quyết như thế nào. Trả tự do hay tiếp tục tạm giữ.

Một phần của tài liệu đề tài bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)