0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh sản phẩm nước uống Sanna

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG SANNA CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒA (Trang 55 -84 )

2.2.1.1. Phân tích môi trường bên trong

Tổ chức quản lý của Công ty

Trình độ nguồn nhân lực của Công ty:

Với một truyền thống hoạt động lâu năm của Công ty tại Việt Nam, Công ty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa đã thu hút nhiều lao động có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt huyết. Công ty cũng luôn coi nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp cũng như sản phẩm. Chính vì lý do đó, Công ty luôn có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đầy đủ về số lượng cả về chất lượng.

Bảng 2.4 : Cơ cấu lao động của Công ty năm 2014 Công ty và chi nhánh tại Khánh Hòa Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh HCM Các chi nhánh khác CHI TIÊU Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng 3.168 68 199 4 329 7 849 18 1.Giới tính Nam 1.763 56 81 41 125 38 381 45 Nữ 1.405 44 118 59 204 62 468 55 2.Trình độ ĐH và TĐH 620 20 46 23 97 29 203 24 CĐ và TC 640 20 58 29 109 33 294 35 Khác 1.908 60 95 48 123 37 352 41 3.Thời hạn lao động Vô thời hạn 540 17 25 13 14 4 18 2 1 - 3 năm 1.859 59 154 77 294 89 792 93 2,5 - 6 tháng 769 24 20 10 21 6 39 5

Nguồn: Phòng Tổng hợp - Công ty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa

Qua bảng trên ta nhận thấy:

Về mặt số lượng: Công ty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa hầu như có mặt trên

các tỉnh thành của cả nước Việt Nam, và đã thu hút một lượng lớn công nhân viên lao động trên khắp cả nước, với tổng số nhân viên lao động đến hết năm 2014 là 4.545 người (trong đó CB – CNV Nhà máy NGK Sanna có 126 người).

Về mặt chất lượng: tại tỉnh Khánh Hòa, Công ty có 620 người có trình độ đại học

và trên đại học, chiếm 20%, trình độ cao đẳng và trung cấp có 640 người, chiếm 20% và 1.909 người là nhân viên lao động phổ thông, chiếm 60% trong tổng số lao động. Từ đó đã cho thấy nguồn lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông chiếm, tuy vậy, những vị trí chủ chốt của Công ty luôn được nắm giữ với những người có trình độ, kỹ

thuật cao phù hợp cơ chế thị trường nhằm tạo những bước đi vững chắc cho sự phát triển ổn định của Công ty.

Về mặt cơ cấu: Công nhân viên Nam tại Khánh Hòa chiếm 56% và Nữ 44% nữ.

Có sự chênh lệch về mặt giới tính là do tính chất của công việc, Công ty đã thu hút một số lượng lớn nhân viên lao động Nam làm việc trên các hang đảo yến để bảo vệ yến sào và quần đảo Việt Nam, Nhân viên Nữ của Công ty chủ yếu tập trung nhiều tại đơn vị Nhà máy Nguyên Liệu với chuyên môn là làm sạch các tổ yến sau khi thu hoạch từ các hang đảo yến.

Về công tác đào tạo: Công ty áp dụng nhiều hình thức đào tạo để nâng cao tay

nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.

-Đối với người mới tuyển dụng: phòng Hành chính – Nhân sự đào tạo kiến thức cho người lao động về mô hình tổ chức sản xuất và quản lý, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và những năm sắp tới; chế độ tiền lương, tiền thưởng; nội quy lao động của Công ty và các vấn đề khác để nhân viên thực hiện tốt công việc.

-Đối với công nhân lao động trực tiếp: hàng năm Công ty có tổ chức các khoá học và thi nâng cao tay nghề cho lao động trực tiếp. Đối với việc đào tạo này thường là sự kết hợp giữa phòng Hành chính - Nhân sự và phòng Kỹ thuật Công nghệ.

-Đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, kỹ sư: nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các đợt tập huấn, các khoá đào tạo ngắn hạn do các đơn vị có chuyên môn tổ chức hoặc qua các đợt thăm quan, học tập ở nước ngoài. Lực lượng cán bộ kỹ thuật chủ chốt được nâng cao trình độ theo các hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Tóm lại, yếu tố nguồn lao động là một trong những lợi thế của Công ty. Điều này có tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của Yến sào nói chung và của sản phẩm nước uống Sanna nói riêng trong cả hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận thực tế rằng, các đối thủ cạnh tranh như nước uống Lavie, Aquafina, Sapuwa và Vikoda cũng đã xây dựng được một lực lượng cán bộ công nhân viên hùng hậu và có trình độ cao không thua gì nước uống Sanna, nếu không muốn nói là hơn. Đặc biệt với Lavie và Aquafina, là hai Công ty nước ngoài phát triển mạnh và có thị phần chiếm hơn 70% đến 80% thị trường Việt Nam, nhân viên của họ có kỹ luật, trình độ, am hiểu thị trường, thái độ làm việc nghiêm túc và tuân thủ quy trình tốt hơn hẳn các Công ty của Việt Nam. Cùng với đó, thì những Công ty của nước ngoài luôn là những Công ty luôn có những công nghệ vượt bật. Điều đó giúp cho họ có một sức mạnh tổng thể để có thể nghiên cứu, phát triển, sản xuất cũng như đưa ra thị trường những sản

phẩm mang hàm lượng chất xám cao, có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Năng lực tài chính

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn: tính tới thời điểm 31/12/2014, tổng doanh thu của Công ty đạt 3.903 tỷ đồng, doanh thu của Công ty tăng qua các năm, so với năm 2013 Công ty chỉ đạt 3.167 tỷ đồng. Qua số liệu trên có thể thấy mức tăng trưởng của Công ty là khá cao. Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty luôn ở mức khá an toàn và phù hợp. Công ty chú trọng thông qua việc thường xuyên kiểm soát hết sức chặt chẽ tiền mặt tồn kho và công nợ.

Trình độ công nghệ kĩ thuật, cơ sở hạ tầng:

Hiện nay, Công ty đã xây dựng một Nhà máy sản xuất sản phẩm nước uống đóng chai, tọa lạc dọc theo trục đường Quốc lộ 1A, thuộc thôn Mỹ Thạnh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Với quy mô diện tích khuôn viên rộng lớn, nhà xưởng hiện đại, cách xa khu dân cư, nguồn nước sử dụng để sản xuất đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT. Các dòng sản phẩm của Nhà máy được tổ chức sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ tiên tiến nhất của Châu Âu, tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt được quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế IZO 9001:2008, HACCP.

Quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai Sanna Hệ thống xử lý nguồn nước:

Nguồn nước giếng khoan được bơm lên, qua hệ thống xử lý nước nguồn bằng lọc sỏi cát thạch anh để loại bỏ cặn bẩn, huyền phù, cặn lơ lửng và xử lý chlorin nồng độ 0,5 ppm. Sau đó, nước bán thành phẩm được sục ozon tuần hoàn và chứa trong Tank Inox chuyên dùng cho ngành thực phẩm. Nước được bơm qua hệ thống Tank lọc cát và Tank lọc than để loại bỏ tạp chất, chất gây màu và mùi. Nước sau khi đi qua Tank lọc than sẽ được làm mềm bằng hệ thống trao đổi ion loại bỏ các ion kim loại nặng, sau đó nước sẽ đi qua bộ lọc tinh với 12 cột lọc, kích thước lọc khoảng từ 1µcron và được chứa trong Tank trung gian làm bằng Inox SU 304. Từ Tank chứa nước được bơm với áp lực cao qua bộ lọc thẩm thấu RO nhằm loại bỏ hầu hết vi sinh vật và kim loại nặng còn sót lại. Sau khi đi qua màng lọc RO nước được diệt khuẩn bằng hệ thống tia cực tím và được chứa vào Tank thành phẩm làm bằng Inox. Đến đây nước hoàn toàn trở thành nước uống đóng chai đạt tiêu chuẩn QCVN 6 – 1 : 2010/BYT.

Hình 2.7: Quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai Sanna

Nguồn: Nhà Máy NGK Sanna_Công ty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa Dây chuyền sản xuất chai PET:

Chai PET phục vụ sản xuất được nhập từ các nhà cung cấp uy tín và đạt chất lượng trong nước, được kiểm tra đánh giá chặt chẽ định kỳ. Chai Pet được cấp vào dây chuyền

Kiểm tra rửa bình Nước giếng khoan Lọc sỏi cát Xử lý chlorin Nước bán thành phẩm Tank làm Tank làm Tank chứa Tròng nhãn Đèn kiểm tra Tròng nhãn Đèn kiểm tra Tròng nhãn Tank làm Tank làm

Sục ozon tuần hoàn

Tank làm Tròng nhãn Cấp chai PET Tank làm Co nhãn Tròng nhãn Tròng nhãn Đèn kiểm tra Tank làm Tank làm Tank làm Rửa tiệt trùng bình Tròng nhãn Đèn kiểm tra Tròng nhãn Đèn kiểm tra Tròng hãn Tank làm

sản xuất bởi đội ngũ công nhân vận hành chuyên nghiệp. Chai được dẫn vào hệ thống máy rửa chai và tại đây chai được tiệt trùng bằng nước ozôn và được chuyển vào hệ thống máy chiết tự động, nước được chiết vào chai và đóng nắp. Hệ thống này được cách ly với môi trường bên ngoài, có hệ thống diệt khuẩn bằng đèn UV trong không khí. Nước được bơm vào máy từ Tank thành phẩm trong phòng xử lý nước qua hệ thống đường ống inox 304 dùng trong thực phẩm. Nước sau khi đóng chai thành phẩm sẽ được kiểm tra bằng mắt qua hệ thống đèn soi chai, sau đó chai sẽ được tròng nhãn cổ chai và nhãn thân chai. Chai thành phẩm sẽ đi qua hệ thống sấy để co nhãn, sau khi qua dàn sấy chai được phun số indate ngày sản xuất và hạn sử dụng sau đó được đóng thùng và indate thùng rồi nhập kho.

Hoạt động marketing

Các yếu tố quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của một sản phẩm. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt cách thức quản lý thì sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực quản lý của doanh nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý sản xuất, quản lý nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị tài chính - kế toán, quản trị cung ứng, quản trị kho bãi và các yếu tố hậu cần.... Một doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt tất cả các lĩnh vực trên để có thể nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin nêu ảnh hưởng của năng lực quản trị marketing tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm nước uống Sanna.

-Kênh phân phối:

So với các đối thủ cạnh tranh về kênh phân phối sản phẩm nước uống đóng chai, thì nước uống Sanna có kênh phân phối khá vượt trội tại thị trường thành phố Nha Trang – Khánh Hòa. Với hệ thống kênh phân phối được hình thành trong một thời gian dài và ổn định đã tạo ra lợi thế rất lớn cho Công ty trong việc đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Hệ thống kênh phân phối của Công ty được tập trung ở cả 3 miền: Bắc, Trung và Nam. Riêng tại thị trường Khánh Hòa có số lượng kênh phân phối nhiều nhất có tới 28 hệ thống cửa hàng trực thuộc Công ty và 15 hệ thống các nhà phân phối – đại lý.

-Quang hệ công chúng

Hoạt động tuyên truyền về sản phẩm nước uống Sanna được thực hiện khá thường xuyên và rầm rộ như một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty. Các chương trình tài trợ ngoài việc làm khách hàng quen thuộc với sản phẩm của hãng thì cũng giúp cho khách hàng hiểu biết hơn về Công ty cũng như nâng cao uy tín, hình ảnh của Công ty.

Công ty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa không chỉ mạnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương mà còn là đơn vị hưởng ứng tích cực “Đề án Xã hội hóa (XHH) ngành Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Khánh Hòa” vì sự lớn mạnh của ngành Thể thao tỉnh. Với nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ 4 - 5 tỷ đồng/năm phục vụ cho các hoạt động thể thao, Công ty đã chủ động thực hiện một cách hiệu quả công tác XHH hoạt động TDTT tỉnh. Qua tổng kết 4 năm thực hiện Đề án XHH TDTT Khánh Hòa (giai đoạn 2007 - 2010), cùng với các địa phương Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa…, Công ty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa là một trong những đơn vị điển hình làm tốt công tác XHH lĩnh vực thể thao và được lãnh đạo các sở, ban ngành, tỉnh đánh giá khá cao.

Từ năm 2007 đến nay, bằng việc tiếp nhận tài trợ cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa, đội bóng chuyền trẻ Sanna, đội bóng đá Futsal Sanna, đội bóng chuyền bãi biển, Ban lãnh đạo Công ty đã không ngừng quan tâm đến việc đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên - VĐV (đặc biệt là nguồn VĐV trẻ)… Chỉ sau hơn 5 năm, các đội bóng đặt dưới sự quản lý của Công ty đã gặt hái được nhiều thành công tại các giải đấu quốc gia, khu vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành Thể thao Khánh Hòa.

Hình 2.8: Đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa giành Huy chương Bạc tại giải vô địch toàn quốc năm 2011 diễn ra tại Nha Trang.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của phong trào thể thao tỉnh, Công ty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ kinh phí cho đội điền kinh Khánh Hòa thi đấu.

Tất nhiên, với các đối thủ cạnh tranh chính như Aquafina, Lavie, Vikoda... thì họ cũng đẩy mạnh các hoạt động quan hệ công chúng không thua kém gì so với Công ty tại Việt Nam chưa nói là hơn. Ví dụ như Công ty Pesico Việt Nam tài trợ cho các hoạt động

thi đấu thể thao, biểu diễn thời trang. Tên tuổi của Aquafina đã đồng hành với các giải quần vợt nhà nghề như Heineken Tennis, Tournament, Toyota Women Open hoặc các giải golf chuyên nghiệp như GANNON Vietnam Open Championship… Tuy nhiên, thành công nhất trong việc thu hút sự chú ý của giới trẻ đối với thương hiệu Aquafina là “điệp vụ” tài trợ cho chương trình “Thời trang & Cuộc sống” trên Đài Truyền hình TPHCM... Trong khi đó, Sapuwa lại tài trợ cho các lễ hội hội như chương trình ”đám cưới hoa” Festival Hoa Đà Lạt_ Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện kinh tế, văn hóa du lịch mang tầm cở Quốc tế, được tổ chức tại Thành phố Đà Lạt từ ngày 15/12/2007 đến ngày 22/12/2007, với nhiều chương trình phong phú, hấp dẫn như: Hội chợ triễn lãm hoa, Hội chợ du lịch thương mại, Lễ hội đường phố và đặc biệt là chương trình “Đám cưới Hoa”. Trong lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ hai năm 2007. Công ty Sapuwa rất hân hạnh là nhà tài trợ nước uống cho toàn bộ chương trình “Đám Cưới Hoa” với sự hiện diện của 114 Cô dâu chú rễ trong nước, Việt Kiều và Quốc tế, khách mời và thân nhân của Cô dâu chú rễ… tổng cộng hơn 1.000 người tham dự. Ngoài việc tài trợ nước uống cho lễ hội, Công ty Sapuwa cũng đã cử CB-CNV trực tiếp phục vụ nước uống trong suốt thời gian diễn ra chương trình với số lượng là 1.500 thùng nước tổng giá trị tài trợ trên 100.000.000 đồng; Công ty còn tài trợ thêm nhiều chương trình như tài trợ toàn bộ nước uống giải khát cho Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội...

-Quảng cáo

Các đối thủ cạnh tranh hiện nay khi mới ra đời hoặc trong quá trình phát triển đều sử dụng phương thức quảng cáo qua truyền hình là chủ yếu. Có thể thấy rõ điều đó trên các kênh truyền hình hiện nay. Ví dụ như Aquafina và Lavie chủ yếu tập trung quảng cáo vào các giờ vàng trên các kênh truyền hình ưa thích như VTC7, VTV3....

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG SANNA CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒA (Trang 55 -84 )

×