-Kết quả kinh doanh đƣợc phản ánh chính xác trong từng thời kỳ đã giúp cho ban lãnh đạo Công ty đánh giá, theo dõi đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó đƣa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp Công ty nâng cao lợi nhuận.
Nhìn chung, quy mô nhiệm vụ kinh doanh của Công ty đi theo chiều hƣớng ngày càng mở rộng. Công ty bảo toàn và phát triển đƣợc nguồn vốn kinh doanh. Quy mô và nguồn vốn ngày càng tăng, từ đó mức lƣu chuyển hàng hóa cũng tăng, Công ty làm ăn có lãi góp phần tăng tích lũy cho Công ty và cho xã hội.
Có đƣợc những thành tựu này là nhờ vào sự nỗ lực của Ban Giám đốc và tập
thể nhân viên của Công ty. Bộ phận kế toán Công ty khá đồng đều, có trình độ cao, nhiệt tình trong công việc không ngừng tìm tòi, học hỏi để hoàn thiện và nâng cao kiến thức đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của Công ty. Do áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ, tính toán hiệu quả phù hợp, hạn chế các chi phí đầu vào, đầu ra, tích cực phòng ngừa rủi ro và chênh lệch giá nên doanh thu bán hàng của Công ty khá cao, lợi nhuận đạt đƣợc mục tiêu và ổn định.
3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những ƣu điểm đã đạt đƣợc, công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh còn một số tồn tại sau:
-Là một Công ty thƣơng mại tổng hợp, do kinh doanh nhiều mặt hàng, đầu tƣ phân tán nên lợi nhuận của các mặt hàng chƣa đem lại kết quả cao. Phần tiếp thị khách hàng chƣa đƣợc chú trọng.
-Công ty tiêu thụ hàng hoá chủ yếu theo phƣơng thức bán buôn nên hạn chế trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng. Tiêu thụ hàng hoá của Công ty bán ra chủ yếu là đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân.
-Công ty chƣa sử dụng phần mềm kế toán và quy trình trung chuyển giữa các phòng ban còn gặp nhiều khó khăn.