Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng. Nó được thể hiện bằng sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa phần khối lượng tăng lên so với trung bình cộng khối lượng giữa 2 lần khảo sát. Nó biểu hiện tốc độ sinh trưởng của đàn gà. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà khảo nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm (g/con)
Giai đoạn (Tuần tuổi) Lô 1 Lô 2 Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) Sinh trưởng tương đối (%)
Sinh trưởng tuyệt
đối (gam/con/ngày) Sinh trưởng tương đối (%) 0-1 19,73 124,13 20,38 125,89 1-2 41,47 89,19 42,19 88,86 2-3 55,62 58,52 57,27 58,91 3-4 84,29 51,08 99,92 56,84 4-5 84,29 33,81 77,05 29,15 5-6 94,45 27,89 101,82 28,79 6-7 90,05 20,90 87,13 19,44 0-7 67,13 69,39
Số liệu bảng 4.4 cho thấy: nhìn chung gà ở cả 2 lô có sinh trưởng tuyệt đối tăng dần. Điều này là phù hợp với quy luật phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở cả 2 lô gà thí nghiệm có sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở tuần 5 - 7. Nhìn chung, sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm biến thiên theo đúng quy luật sinh trưởng của gia cầm.
Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà, chúng tôi minh hoạ bằng hình 4.2 và hình 4.3
0 20 40 60 80 100 120 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 0-7 Tuần tuổi (g/con/ngày) Lô 1 Lô 2
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
Qua hình 4.2 cho thấy gà thí nghiệm có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao ở các tuần 5 6 và 7. Đây là thời điểm gà đạt khối lượng cao nhất tương đương với việc có thể xuất bán để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta cũng phải phụ thuộc theo nhu cầu của người tiêu dùng và cân trọng của gà lúc đó. 0 20 40 60 80 100 120 140 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 Tuần tuổi (%) Lô 1 Lô 2
Qua hình 4.3 cho thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở tuần 1 là cao nhất sau đó giảm dần qua các tuần tuổi. Gia cầm non sinh trưởng nhanh, sau đó giảm dần theo tuổi. Sinh trưởng tương đối của 2 lô qua các tuần tuổi có sự khác nhau, chứng tỏ rằng mỗi giống so khả năng sinh trưởng là khác nhau .
Điều này đặt ra vấn đề là kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc gà giai đoạn còn nhỏ là hết sức quan trọng để khai thác tiềm năng sinh trưởng của gà, đặc biệt là chế độ nhiệt, chế độ ẩm.
Từ kết quả theo dõi về chỉ tiêu sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm cho thấy rằng thời gian nuôi càng dài thì chỉ tiêu này càng giảm. Vì vậy, việc chọn giống có tốc độ sinh trưởng nhanh, thành thục về khả năng sản xuất thịt sớm, thời gian nuôi ngắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.