* Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà
Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15 ngày và được quét dọn sạch bên trong và bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng (formol 2 %).
Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, ... đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Ngoài ra, phải quây bạt kín quanh chuồng nuôi, trải đều trấu trên mặt sàn và chuẩn bị đèn úm.
* Công tác chọn giống
Để đảm bảo gà nuôi có sức sống và sinh trưởng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế thì khâu chọn giống có ý nghĩa lớn. Gà con được chọn phải đảm bảo các tiêu chí. Hoạt động sống động, biểu hiện bình thường. Chân thẳng đứng, ngón thẳng. Hai mắt sáng, mỏ thẳng và khép kín. Lông khô và bóng mượt. Màu sắc đặc trưng bình thường của giống. Khối lượng kích thước bình thường theo yêu cầu của từng giống, dòng. Bụng thon, gọn, mềm, rốn khô, khép kín hoàn toàn, lỗ huyệt bình thường.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tùy theo giai đoạn phát triển, khả năng sản xuất cho sản phẩm của từng giống mà áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
- Giai đoạn úm gà con: 1-21 ngày tuổi
Trước khi đưa gà vào nuôi 1 ngày chúng tôi tiến hành rải đệm (trấu) với độ dày 5 - 10 cm, các dụng cụ như: máng ăn, máng uống, bóng điện, chụp sưởi được chuẩn bị đầy đủ số lượng và đảm bảo kích cỡ cho từng giai đoạn phát triển của gà. Sử dụng quây gà bằng tấm cót có chiều cao 30 cm, chiều dài đủ để quây gà trong thời gian 3 tuần.
Sau khi gà con được chuyển về chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước đã chuẩn bị sẵn ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha Neobro + Han-lytevit C + Colistin-1200 + đường glucoza 5%. Để cho gà uống nước sau khoảng 1h thì bắt đầu cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 33-350C, sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 29-310C.
Chế độ nhiệt luôn phải được đảm bảo, nếu không gà dễ bị nóng quá hoặc rét quá. Từ đó dễ nhiễm bệnh và làm cho tỷ lệ sống thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chúng tôi thường xuyên theo dõi chế độ nhiệt và có sự điều chỉnh hợp lý. Nếu thấy gà tản ra xa chụp sưởi, gà há mồm xõa cánh, chân khô là gà bị nóng cần hạ nhiệt độ quây. Nếu thấy gà chụm vào nhau dưới bóng điện, không chịu ăn uống là gà bị rét thì cần giữ ấm cho gà. Còn thấy gà khỏe mạnh, chạy nhảy, nhanh nhẹn, ăn uống tốt đó là dấu hiệu cho biết nhiệt độ thích hợp, gà được ấm áp. Do vậy, chúng tôi thường xuyên theo dõi và khắc phục bằng cách điều chỉnh số lượng bóng và độ cao của bóng điện để đảm bảo nhiệt độ úm cho gà. Còn trong những ngày nóng thì hạ bạt quanh chuồng nuôi và phải giảm nguồn nhiệt. Trong giai đoạn úm chúng tôi sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh ProFeed - GT của công ty Japfa để cho gà ăn.
- Giai đoạn gà từ 21 – 49 ngày tuổi
Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ rất nhanh, ăn nhiều do vậy phải cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn uống tự do.
Thức ăn phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải được cọ rửa và thay nước ít nhất 2 lần/ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi đàn gà để phát hiện kịp thời, có biện pháp chữa trị những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng bệnh.
Chế độ nước uống: nước uống phải đảm bảo không màu, không mùi vị lạ, không có cặn lắng. Cho gà uống bằng gallon.
* Công tác thú y
- Công tác phòng bệnh cho đàn gà thịt
Vệ sinh chuồng trại
Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với các sinh viên thực tập khác trong trại thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế, máng ăn, máng uống. Trong thời gian nuôi gà toàn bộ sinh viên thực tập phải hạn chế đi lại tối đa, đặc biệt là không được qua lại giữa các chuồng nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Trước khi vào chuồng cho gà ăn phải đi qua hố sát trùng và thay quần áo lao động đã được giặt sạch, nhúng ủng qua nước sát trùng mới được vào chuồng.
Phòng bệnh bằng vắc xin
Tiêm vắc xin cho đàn gia cầm là chủ động bảo đảm an toàn dịch bệnh. Trước khi sử dụng vắc xin
Vắc xin không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng từ 8 - 12h, pha
Vắc xin phải đúng theo tỷ lệ quy định. Chúng tôi sử dụng vắc xin phòng bệnh cho đàn gà theo lịch phòng bệnh như sau:
Bảng 4.1: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt
Ngày tuổi Loại Văc-xin Phương pháp sử dụng
7 ngày tuổi Ma5 + Clone 30 Nhỏ mắt 1 giọt 14 ngày tuổi Cevac IBDL Bắn miệng 18 ngày tuổi Gumboro D78 Cho uống 21 ngày tuổi ND - IB Cho uống
Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà thí nghiệm, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện kịp thời gà có biểu hiện triệu chứng bệnh. Việc chẩn đoán được tiến hành thông qua quan sát triệu chứng và mổ khám bệnh tích để từ đó có hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập ở trại, chúng tôi phát hiện và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà như sau:
- Bệnh bạch lỵ gà con
+ Nguyên nhân: do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và
Salmonella pullinarum gây ra.
+ Triệu chứng: gà con biểu hiện kém ăn, lông xù, ủ rũ, phân loãng màu trắng, có phân dính quanh hậu môn. Đối với gà thường ở thể mãn tính.
+Ampicoli liều 1 g/lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày kết hợp B.complex liều 1 g/3 lít nước.
- Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)
+ Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra. Chúng ký sinh ở tế bào biểu mô ruột.
+ Triệu chứng: Tùy theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh và có những triệu chứng bệnh khác nhau.Thường gặp ở 2 thể:
Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con 4 - 6 TT. Gà bệnh có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu sôcôla, mào nhợt nhạt (do thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng sưng to, chứa đầy máu.
Cầu trùng ruột non: bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà ủ rũ, lông xù, cánh rũ, chậm chạp; phân màu đen như bùn, lẫn nhầy, đôi khi lẫn máu; gà gầy, chậm lớn; chết rải rác kéo dài, tỷ lệ chết thấp.
+ Điều trị: Haneba 30% liều 1,5 - 2 ml/lít nước uống dùng trong 4 - 5 ngày liên tục, nghỉ 3 ngày rồi lại dùng 5 ngày liên tục nữa.
Ngoài ra, để chống chảy máu, chúng tôi dùng kết hợp Gluco-K-C liều 12,5 g/lít nước uống.
Tham gia các công việc khác
Trong thời gian thực tập, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thí nghiệm, chúng tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh. - Chăm sóc đàn gà thí nghiệm
- Chọn lọc và phân loại trứng thương phẩm.
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc Số lượng
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Nuôi dưỡng, chăm sóc gà An toàn
Úm gà con 10000 9800 98,00
Nuôi dưỡng gà thịt Ross 508 10000 9250 92,50
2. Phòng bệnh An toàn
Newcastle + IB 9800 9800 100
Gumboro 9800 9800 100
3. Điều trị bệnh Khỏi