Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 57 - 66)

sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Những hạn chế vướng mắc: Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn những hạn chế tồn tại. Những thiếu sót được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau và có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình xét xử sơ thẩm:

Thứ nhất: Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn nhiều thiếu sót do nguyên nhân chủ quan số ít Thẩm phán không sâu, đánh giá mức độ hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án chưa đúng dẫn đến việc bản án tuyên mức hình phạt đối với bị cáo chưa nghiêm, chưa đủ tính răn đe giáo dục như: Vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy có bị cáo tàng trữ 1,24 gam Heroine bản án tuyên phạt 30 tháng tù, trong khi đó bị cáo tàng trữ 0,43 gam Heroine bản án cũng tuyên phạt 30 tháng tù. Không những thế nhiều Thẩm phán tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao, tự tin vào năng lực của bản thân không nghiên cứu hồ sơ dẫn tới nhiều vụ án còn để quá hạn luật định, việc ra quyết định xét xử không đúng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Các quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn nhất là biện pháp tạm giam đối với bị can phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đang bị tạm giam có khi Thẩm phán “quên” không ra Lệnh tạm giam làm ảnh hưởng tới việc quản lý, theo dõi bị can của Trại tạm giam hay trong những trường hợp bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, luật không quy định trong thời hạn bao lâu yêu cầu bị can lên Tòa án làm giấy cam đoan

và nhận lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nên khi có quyết định xét xử Tòa án mới triệu tập bị cáo làm các thủ tục theo quy định của pháp luật. Đây là một vấn đề thường xảy ra với những Tòa án mà có số lượng án thụ lý hàng năm lớn trong đó có Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả.

Đối với việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả trong những năm qua chiếm tỷ lệ không đáng kể, tuy nhiên việc trả hồ sơ một số vụ án còn không đúng theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Thông tư số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010. Mối quan hệ phối hợp giữa KSV và Thẩm phán chưa tốt nên có vụ án do thiếu những tình tiết không quan trọng, không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc trong khi nghiên cứu Thẩm phán không nghiên cứu kỹ nên có những vấn đề đã được đề cập trong quá trình điều tra Thẩm phán vẫn nêu trong Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc ra Quyết định trả hồ sơ mà không trao đổi, bàn bạc trước với KSV để bổ sung dẫn tới việc VKS giữ nguyên quyết định truy tố, chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để xét xử theo quy định. Những phân tích trên phần nào cho thấy việc trả hồ sơ của Tòa án còn hạn chế, đòi hỏi Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả sớm có biện pháp khắc phục đảm bảo thủ tục trả hồ sơ theo quy định trong thời gian tới.

Thứ hai: Một số Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà xét xử vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thiếu kinh nghiệm xét xử còn nhiều lúng túng khi xử lý các tình huống trong phần bắt đầu phiên toà. Có Thẩm phán quên giới thiệu HĐXX, KSV hoặc có giới thiệu nhưng giới thiệu nhầm họ, tên. Đối với những vụ án tàng trữ trái phép các chất ma túy có triệu tập thêm người làm chứng nhưng lại không yêu cầu họ cam đoan không khai báo gian dối; đối với vụ án có bị cáo là người chưa thành niên có triệu tập người đại diện hợp pháp nhưng không hỏi về mối quan hệ giữa họ với bị cáo....

Thư ký phiên tòa trong các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy do chủ quan không thực hiện theo quy định tại Điều 41 BLTTHS và quy định chung của thủ tục tố tụng tại phiên tòa theo khoản 1 Điều 197 BLTTHS làm ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa, trong vụ án hình sự tàng trữ trái phép chất ma túy Thư ký không kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập

đến phiên tòa nên khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu báo cáo danh sách những người được triệu tập thì không nắm được ai có mặt, ai vắng mặt.

Thứ ba: Việc tranh tụng tại phiên tòa đối với vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn mang nặng tính hình thức. Diễn biến phiên tòa không đáp ứng được chiến lược cải cách tư pháp về nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hầu như các bị cáo không được trình bày ý kiến hay tranh luận với đại diện VKS, có vụ án mua bán trái phép các chất ma túy tại phiên tòa bị cáo không thừa nhận phạm tội nhiều lần, chủ tọa phiên tòa và KSV công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra và lời khai của người làm chứng để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo. Hoặc có những trường hợp trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy chủ tọa phiên tòa, KSV không để bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án mà thường đặt ngay về câu hỏi phạm tội của họ. Nếu bị cáo muốn trình bày quan điểm của mình về bản Cáo trạng thì thường được chủ toạ phiên toà giải thích: “Vấn đề cần trình bày sẽ được trình bày trong phần tranh luận”. Điều này sẽ khiến người tham gia tố tụng cảm thấy như bị tước đi quyền mà BLTTHS đã cho phép họ đó là quyền được trình bày ý kiến về bản Cáo trạng.

Vai trò của KSV trong quá trình xét hỏi vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn mờ nhạt, trong suốt quá trình xét hỏi KSV chỉ trình bày bản cáo trạng, không xét hỏi bị cáo vì cho rằng hành vi phạm tội đã được thể hiện rõ trong hồ sơ, hơn nữa đây là loại tội thường được bắt quả tang, khẩn cấp nên họ không ý thức được mình là một bên không thể thiếu của quá trình tranh luận tại phiên tòa. Việc hỏi để chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án vẫn do chủ toạ phiên toà thực hiện dường như HĐXX đã trở thành người buộc tội, tự mình làm thay công việc của Kiểm sát viên.

Thứ tư: Đường lối xử lý đối với vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn chưa nhất quán, chưa đáp ứng yêu cầu nên hiệu quả của hoạt động xét xử sơ thẩm chưa cao, ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự công bằng của pháp luật và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nhiều bản án có khuynh hướng nặng về trừng trị đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương hoặc do nhận thức sai lệch về yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị nên quyết định hình phạt không tương xứng với tội phạm đã thực hiện. Vẫn còn tình trạng cùng một hành vi phạm tội với tính chất mức độ như nhau nhưng

đường lối xét xử chưa đúng quy định của pháp luật, mức hình phạt không giống nhau không tương xứng với hành vi phạm tội, không đảm bảo tính khách quan, công bằng do tính chất răn đe, trừng trị không nghiêm. Có những vụ án lại không nắm vững các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, chưa làm rõ các tình tiết vụ án nên nội dung bản án sơ sài, không mang tính hiệu quả cao.

Thứ năm: BLTTHS năm 2003 quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chưa cụ thể, chưa đồng bộ, chưa làm nổi bật cơ chế thủ tục tố tụng riêng nên việc tiến hành tố tụng vẫn bị thủ tục chung lấn át. Thực tế tại Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả thời gian qua do số lượng Thẩm phán còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên nên chưa thể đáp ứng được đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 301 của BLTTHS. Về quyền bào chữa của người chưa thành niên cũng chưa được thực hiện nghiêm túc do tâm lý của Thẩm phán không muốn có luật sư tham gia vào quá trình tố tụng của vụ án do mình thụ lý nên họ thường lách luật bằng cách tư vấn vận động người chưa thành niên phạm tội và người đại diện hợp pháp của họ từ chối mời luật sư. Vì vậy người chưa thành niên có thể không được những người tiến hành tố tụng đối xử phù hợp với tâm lý lứa tuổi, không được hưởng đầy đủ các chính sách hình sự do Nhà nước quy định nên mất đi cơ hội được giáo dục cải tạo để tái hoà nhập cộng đồng.

Thứ sáu: Cách viết bản án hình sự sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy, chưa phân tích đánh giá vai trò, tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo trong vụ án đồng phạm, chưa đúng với hướng dẫn tại nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004, các quan điểm của người tham gia tố tụng còn chưa được đánh giá phản ánh cụ thể. Việc giao bản án cho các cơ quan tiến hành tố tụng còn chậm quá thời hạn luật định.

Biên bản phiên tòa chưa thể hiện hết diễn biến của phiên tòa nhất là phần tranh luận, không nêu rõ quan điểm tranh luận, đối đáp của đại diện VKS và những người tham gia tố tụng.

Thời gian nghị án trong biên bản nghị án và thời gian kết thúc phiên tòa có sự chồng chéo lẫn nhau. Ví dụ: Biên bản nghị án kết thúc 10 giờ thì biên bản phiên tòa cũng kết thúc 10 giờ...

Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc:

Thứ nhất: Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ Thẩm phán, Thư ký và HTND Tòa án nhân dân thành phố Cẩm còn thiếu trình độ chuyên môn, năng lực còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu xét xử vụ án hình sự tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Một bộ phận nhỏ Thẩm phán có trình độ pháp luật và nghiệp vụ xét xử còn yếu, trong quá trình tiến hành hoạt động còn lúng túng, chưa bám sát được tiến độ vụ án, không kịp thời phát hiện những chứng cứ còn thiếu hoặc phát hiện những vi phạm trong quá trình thu thập chứng cứ của CQĐT, VKS để yêu cầu điều tra bổ sung kịp thời. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Thẩm phán chưa theo kịp với sự phát triển về nội dung nhiệm vụ và lượng án hình sự cũng như tổ chức hoạt động.

Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả có 13 Thẩm phán trong đó có 5 Thẩm phán trẻ với tinh thần trách nhiệm cao, năng nổ nhiệt tình có kiến thức song thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, bỏ qua những sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự vào việc giải quyết vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn lúng túng đặc biệt là những vụ án điểm, án lưu động đối với các bị cáo có nhân thân xấu, có tiền án, phạm tội với khối lượng ma túy lớn. Tại phiên tòa xét hỏi một cách qua loa, chưa đầy đủ, chưa làm rõ được những tình tiết liên quan đến vụ án.

Tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán, Thư ký được phân công xét xử, chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu trách nhiệm không kiểm tra kỹ khi ban hành các văn bản pháp luật như bản án, biên bản phiên tòa, các quyết định khác dẫn đến sai sót phải đính chính, sửa đổi bổ sung hoặc bị VKS kiến nghị rút kinh nghiệm.

Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả với tổng số 20 HTND chưa qua lớp bồi dưỡng kiến thức pháp lý, kỹ năng xét xử, chỉ mới tham gia tập huấn nghiệp vụ, hơn nữa phần lớn HTND còn đương chức làm công tác kiêm nhiệm. Vì vậy việc đầu tư vào nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa nhiều, chưa đảm bảo kỹ lưỡng nên khi ra phiên tòa nhiều Hội thẩm hầu như không xét hỏi nếu có chỉ là giáo dục hành vi phạm tội của bị cáo vì thế thiếu sự chủ động trong hoạt động xét xử.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra còn chưa thường xuyên. Lãnh đạo Tòa án trực tiếp chỉ đạo giải quyết án chưa sâu, chưa giám sát các hoạt động của Thẩm phán, thiếu kiểm tra tiến độ nên hiệu quả chỉ đạo còn hạn chế và không kịp thời. Do vậy vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng chậm được khắc phục, dù đã có những quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng những khó khăn vướng mắc tháo gỡ giúp Thẩm phán giải quyết vụ án có tính chất phức tạp.

Trình độ của KSV tham gia phiên toà còn chưa đồng đều, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp theo hướng nâng cao chất lượng tranh tụng hiện nay.

Sự phối hợp công tác giữa Tòa án thành phố Cẩm Phả và các cơ quan tổ chức có liên quan đặc biệt sự phối hợp liên ngành Công an- VKS- Tòa án còn chưa thật sự chặt chẽ, đồng bộ, có trường hợp còn đùn đẩy trách nhiệm, nể nang, né tránh, ngại va chạm, bỏ qua sai lầm, vi phạm nghiêm trọng của CQĐT, VKS dẫn đến tình trạng vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Thứ hai: Nguyên nhân khách quan:

Là những nguyên nhân nằm ngoài khả năng của chủ thể tiến hành tố tụng. Do đó những người tiến hành tố tụng dù được trang bị kiến thức năng lực chuyên môn cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang lại. Những nguyên nhân đó bao gồm:

- Hệ thống pháp luật và những văn bản quy phạm pháp luật về trình tự thủ tục cũng như vấn đề xử lý vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ nên chưa đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp. Thực tế cho thấy chính sách pháp luật chưa hoàn thiện đã làm cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật tố tụng hình sự gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xét xử sơ thẩm:

Bộ luật hình sự quy định khung hình phạt đối với vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quá rộng vì vậy việc xét xử, áp dụng hình phạt của HĐXX còn mang tính tùy nghi, có khi quá nhẹ và cũng có khi quá nặng dẫn đến việc so sánh hình phạt giữa các bản án đối với loại tội này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng xét xử.

Bộ luật tố tụng hình sự thực định (Bộ luật TTHS năm 2003) cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này chưa thật đầy đủ, chặt chẽ nên làm cho quá trình giải quyết và việc thực hiện các hoạt động TTHS của các cơ quan tiến hành tố

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 57 - 66)