Các yêu cầu khác:

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 69 - 70)

Yêu cầu về phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy:

Mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án và VKS cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có buộc tội thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa. Nếu VKS làm tốt chức năng buộc tội thì hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét xử và ngược lại. Ngay từ khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình phạt truy tố cũng như thủ tục tố tụng được tiến hành chặt chẽ đặt nền móng cho Toà án thực hiện hiệu quả hoạt động tố tụng. Tại phiên toà nếu KSV làm tốt vai trò công tố nhà nước thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử. Ngược lại Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Cơ sở của sự phối hợp chỉ khi xảy ra việc giải quyết vụ án hình sự và dựa trên các nguyên tắc cơ bản BLTTHS đã định, trong đó là nguyên tắc xác định sự thật vụ án và nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan tố tụng hình sự với các cơ quan, tổ chức nhà nước. Bên cạnh đó quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự còn xuất phát từ yêu cầu phải thực hiện đúng đắn thẩm quyền của người tiến hành tố tụng, do đó đòi hỏi có sự phối hợp hoạt động để đạt hiệu quả trong hoạt động tố tụng và áp dụng thống nhất căn cứ pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm [18].

Trên cơ sở đó Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả xác định cần phải xây dựng quy chế phối hợp giữa Tòa án và VKS trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng xét xử của Toà án và tăng cường yếu tố tranh tụng.

Yêu cầu về bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án thành phố Cẩm Phả nói riêng:

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã tăng cường lãnh đạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và phục vụ công tác; thực hiện nhiều chế độ, chính sách đối với cán bộ các cơ quan tư pháp. Do đó cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và chế độ chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán được đầu tư từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cải thiện đáng kể đời sống sinh hoạt cần thiết cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và trong mối tương quan về mức sống với các ngành khác, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc của ngành Tòa án nói chung và TAND thành phố Cẩm Phả nói riêng vẫn còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu; đời sống của cán bộ, Thẩm phán trong đơn vị còn gặp nhiều khó khăn. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị nhận định: “Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cấp huyện, nhiều nơi trụ sở còn chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu lại vừa lạc hậu…” [1].

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 69 - 70)