Thực trạng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn thành phố Cẩm Phả,

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 46 - 52)

mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tiếp theo của hoạt động xét xử. Phiên tòa xét xử sơ thẩm có đạt được mục đích của việc xét xử là nhằm ra một bản án, quyết định phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội hay không điều đó phụ thuộc vào việc HĐXX đánh giá các chứng cứ, tình tiết tài liệu liên quan làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án đó đến đâu, từ đó đưa ra các phán quyết của mình. Các phán quyết của HĐXX được thể hiện thông qua hai hình thức văn bản đó là quyết định và bản án hình sự. Bản án và quyết định của Tòa án là kết quả của một quá trình nhận thức chân lý.

Bản chất của phiên tòa xét xử chính là việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Vì vậy chỉ trong bản án mới xác định được một người là có tội hay không, nếu có

phải chịu hình phạt gì, điều này không thể xác định dưới dạng các văn bản cá biệt khác – không phải là bản án. Bản án hình sự sơ thẩm là một văn bản tố tụng, là phán quyết của HĐXX dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm ( giữa bên buộc tội và bên bào chữa ). Đây là một văn bản tố tụng được HĐXX thông qua trong phòng nghị án sau khi hoạt động xét xử đã trải qua các bước thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án, nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Thông qua việc phân tích một số bản án vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trong thời gian 05 năm ( 2009-2013 ) bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phần nào đánh giá mức độ áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của Tòa án thành phố Cẩm Phả có khách quan, công bằng, đường lối xét xử có đúng quy định pháp luật không?... Từ đó xác định được mức độ đạt được mục đích của xét xử vụ án hình sự và hiệu quả xét xử đối với VAHS đó như thế nào?

Trong 05 năm ( từ 2009-2013 ) Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả đã đưa ra xét xử 403 vụ án ma túy. Phiên tòa xét xử các vụ án ma túy đảm bảo thực hiện đúng đường lối xét xử, đáp ứng nhiệm vụ chính trị địa phương mang tính tuyên truyền, giáo dục cao đồng thời quyết định hình phạt của bản án nghiêm khắc có tính răn đe, trừng trị. Đối với người phạm tội tâm phục, khẩu phục việc xét xử đúng người, đúng tội, đối với nhân dân là tiếng chuông cảnh tỉnh được dư luận xã hội đồng tình. Tuy nhiên thời gian qua có một số vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đặc biệt là các vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và mua bán trái phép chất ma túy bị kháng cáo, kháng nghị. Từ năm 2003-2009 Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả có: 05 vụ kháng cáo, kháng nghị trong đó có 02 vụ kháng nghị và 03 vụ kháng cáo; trong đó 02 vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy bị cáo kháng cáo; 03 vụ án mua bán trái phép chất ma túy bị cáo kháng cáo và VKS kháng nghị [ Bảng phụ lục 2.2.5]. Qua xét xử phúc thẩm bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả xét xử còn sai sót, việc áp dụng điều luật chưa đúng, phần quyết định hình phạt của bản án có vụ quá nặng, có vụ lại quá nhẹ, mức hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo tạo dư luận không tốt trong xã hội, không đảm bảo tính công bằng, không đáp ứng được mục đích của hình phạt cũng như công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt là tội phạm về ma túy. Cụ thể:

+ Quyết định hình phạt quá nhẹ: Là việc Tòa án đã quyết định áp dụng loại và mức hình phạt nhẹ hơn so với loại và mức hình phạt mà lẽ ra người phạm tội phải chịu theo quy định của pháp luật:

- Vụ án: Đỗ Tuấn Ngọc, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo điểm b, e khoản 2 Điều 194 BLHS ( Bản án số 104/2012/HSST, ngày 04.5.2012 ): Đỗ Tuấn Ngọc, sinh ngày: 28.9.1993 (khi phạm tội bị cáo chưa đủ 18 tuổi), ngày 12.2.2012 Đỗ Tuấn Ngọc khu vực Rạp Hát ngoài trời thành phố Cẩm Phả có hành vi bán trái phép 0,3 gam Methamphetamine cho một thanh niên không quen biết thì bị cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm thành phố Cẩm Phả bắt quả tang, mở rộng điều tra Ngọc khai ngoài bán cho một thanh niên không quen biết ở khu vực Rạp ngoài trời, Ngọc và Phạm Tuấn Anh ( sinh ngày: 23.10.1995; Trú tại: Tổ 5, khu 4, phường Cẩm Trung, thành phố Cẩm Phả ) đã bán cho hai đối tượng ở khu vực tổ 21A, khu Nam Thạch A, phường Cẩm Thạch mà Tuấn Anh không biết tên. Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khởi tố bị can và VKS truy tố Đỗ Tuấn Ngọc phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy. Đối với Phạm Tuấn Anh có hành vi cùng Ngọc bán trái phép chất ma túy nhưng khi Tuấn Anh bị bắt thì chưa đủ 16 tuổi nên cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với Phạm Tuấn Anh.

Tại bản án số 104/2012/HSST, ngày 04.5.2012 Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả đã áp dụng điểm b, e, khoản 2 Điều 194; Điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69; Khoản 1 Điều 74 BLHS. Xử phạt Đỗ Tuấn Ngọc 24 tháng tù. Với nhận định bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu, sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, có thái độ ăn năn hối cải. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ ốm nặng, bố không có việc làm nên Tòa án đã xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Trong vụ án này, bị cáo xét xử với 2 tình tiết định khung của khoản 2 Điều 194 BLHS; Điểm b: phạm tội nhiều lần ( 3 lần ); điểm e: Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội. Mặc dù khoản 1 Điều 74 BLHS quy định: “ đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức hình phạt tù như điều luật quy định”. Tuy nhiên mức hình phạt 24 tháng tù trong trường hợp này là quá nhẹ, không nghiêm, không đảm bảo sự công bằng cũng như mặt bằng pháp luật nói chung. Mặt khác việc nhận định vận dụng các tình tiết hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ bị cáo ốm nặng, bố không có việc làm để xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không đúng quy định tại khoản 2 Điều

46 BLHS. Những tình tiết đó chỉ có ý nghĩa trong việc thi hành án phạt tù. Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại theo quyết định kháng nghị của VKS xử phạt bị cáo Ngọc 60 tháng tù.

- Vụ án: Lưu Thị Hằng, Đỗ Đăng Khoa, Trần Minh Đức, phạm tội: Mua bán trái phép chất ma túy theo điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS ( Bản án số 188/2013/HSST, ngày 20.9.2013 ): Đỗ Đăng Khoa và Nguyễn Minh Quân có quen biết ngoài xã hội. Chiều ngày 16.4.2013, Quân gọi điện cho Khoa hỏi mua 02 gam ma túy tổng hợp, Khoa đồng ý bán với giá 3.000.000đ. Do đang có việc bận nên Khoa cho Quân số điện thoại của Hằng để lấy ma túy. Sau khi thỏa thuận mua bán ma túy với Quân, Khoa gọi điện cho Hằng bảo Hằng bán cho Quân 02 gam ma túy tổng hợp, Hằng đồng ý, Khoa nhắn tin số điện thoại di động của Quân cho Hằng. Sau đó Hằng lấy một túi nilon ma túy tổng hợp đưa cho Trần Minh Đức (là chồng Hằng) để Đức mang đi bán cho Quân, đồng thời cho Đức số điện thoại của Quân để liên hệ địa điểm giao hàng. Khoảng 18 giờ cùng ngày, Đức gọi điện cho Quân hẹn gặp ở khu vực đường thị đội phường Cẩm Tây, Cẩm Phả. Đức đến điểm hẹn thấy Quân ngồi trong xe taxi hạ kính cửa xuống. Đức ném túi ma túy vào trong xe cho Quân sau đó cả hai đi. Đến sáng ngày 17.4.2013 Quân đến nhà Hằng trả tiền mua ma túy. Đến khoảng 3 giờ ngày 18.4.2013, Quân lại gọi điện cho Khoa hỏi mua 02 gam ma túy tổng hợp và bảo Khoa đem ma túy đến cổng nhà trọ Hải Đào, Khoa đồng ý bán với giá 3.000.000đ. Khoảng 3 giờ 30 phút cùng ngày Khoa điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 14M-4858 đến cổng nhà trọ Hải Đào gọi điện thoại cho Quân ra, Khoa đưa cho Quân một túi ma túy và trả trước cho Khoa 2.300.000đ còn nợ lại số tiền 700.000đ

Tiếp đó khoảng 19 giờ cùng ngày Quân lại gọi cho Khoa hỏi mua ma túy tổng hợp lúc đó Khoa đang ngủ ở nhà Hằng và trong nhà Hằng còn có Phạm Duy An đến chơi. Thấy Khoa không nghe điện thoại Hằng cầm điện thoại thì Quân hỏi mua 02 gam ma túy tổng hợp, Hằng đồng ý bán với giá 3.000.000đ. Sau khi thỏa thuận mua bán với Quân, Hằng bảo Phạm Duy An mang ma túy đến nhà trọ Hải Đào để bán cho Quân. Đến khoảng 20 giờ 20 phút cùng ngày khi An điều khiển xe gần đến nhà trọ Hải Đào thì bị công an phát hiện bắt quả tang. Bản án số 188/2013/HSST, ngày 20.9.2013 của Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả áp dụng điểm b, p khoản 2 Điều 194 BLHS; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 53 BLHS xử phạt Lưu Thị Hằng 8 năm tù; áp dụng điểm b khoản 2 Điều 194 điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 53 BLHS xử phạt Đỗ

Đăng Khoa 7 năm tù; Áp dụng khoản 1 Điều 194 điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 53 BLHS xử phạt Phạm Duy An 24 tháng tù.

Trong vụ án trên bị cáo Hằng có 2 tình tiết định khung hình phạt, nhân thân xấu, là đối tượng chuyên mua bán trái phép chất ma túy nhưng Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả lại áp dụng khoản 2 Điều 46 ( nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi ) làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, mức hình phạt bị cáo được hưởng quá nhẹ so với hành vi mà bị cáo thực hiện. Vì thế VKS kháng nghị bản án trên yêu cầu không áp dụng tình tiết nuôi con dưới 36 tháng tuổi làm tình tiết giảm nhẹ hình phạt và đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ quyết định kháng nghị của VKS, xử phạt bị cáo Hằng mức án 9 năm 6 tháng tù.

+ Quyết định hình phạt quá nặng: Là việc Tòa án ra quyết định áp dụng loại và mức hình phạt nặng hơn so với loại và mức hình phạt mà đáng lẽ ra người phạm tội phải chịu theo quy định của pháp luật. So với quyết định hình phạt nhẹ hơn mức độ hành vi thì quyết định này ở Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả xảy ra ít hơn.

- Vụ án: Nguyễn Văn Lập, phạm tội: Tàng trữ trái phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 194 ( Bản án số 91/2011/HSST, ngày 29.4.2011 ): Lập nghiện ma túy từ đầu tháng 01/2011. Khoảng hơn 13 giờ 00 phút ngày 24.01.2011 Lập đi đến đường đất đỏ thuộc khu vực tổ 3 khu Đập Nước 1, phường Cẩm Thủy, Cẩm Phả mua 01 gói ma túy của một thanh niên không quen biết với giá 100.000đ mục đích mua ma túy để sử dụng, khi bị cáo đang đứng đợi xe buýt thì bị lực lượng công an phường Cẩm Thủy kiểm tra hành chính thu giữ trong người của Lập 01 gói ma túy. Tại kết luận giám định kết luận chất bột có trong 01 gói giấy thu của Lập là Heroine có trọng lượng 0,122 gam. Tại bản án số 91/2011/HSST, ngày 29.4.2011 Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả áp dụng khoản 1 Điều 194; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt 24 tháng tù.

Trong vụ án trên hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với bị cáo quá nghiêm khắc bởi sau khi bị bắt bị cáo khai báo thành khẩn, có thái độ ăn năn hối cải. Bản thân bị cáo là lao động chính trong gia đình, hiện phải nuôi 2 con nhỏ, vợ ốm đau không đủ sức lao động; gia đình thuộc diện hộ nghèo; bị cáo có bố đẻ là người có công với đất nước đã được tặng thưởng huy chương chiến thắng hạng nhì vì đã có công trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bố đẻ bị cáo đang là thương binh loại A hạng 5/6. Tòa

án áp dụng mức hình phạt 24 tháng tù đối với bị cáo là quá nặng, chưa xem xét hết đến các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét, chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo và sửa một phần bản án cho bị cáo hưởng mức án 18 tháng tù.

- Vụ án: Nguyễn Văn Thuận, bị VKS truy tố về tội: Mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 194 BLHS. Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả Quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo Nguyễn Văn Thuận, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS. Nội dung vụ án: Khoảng 23 giờ ngày 19.5.2012, tại khu vực Bến Gio, phường Cẩm Trung, Cẩm Phả. Phạm Thế Minh có hành vi mua 15 viên thuốc lắc của Nguyễn Văn Thuận rồi mang đến quán karaoke DJ club thuộc tổ 53, phường Cẩm Trung, Cẩm Phả cho 9 người bạn sử dụng. Đến 3 giờ 20 ngày 20.5.2012 bị công an phát hiện thu giữ vật chứng. Đến 6 giờ 20 phút cùng ngày công an thành phố Cẩm Phả tiến hành bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Thuận thu giữ trong người Thuận 27 viên nén màu hồng có tổng trọng lượng 7,83 gam. Tại cơ quan điều tra Thuận khai ngày 10.5.2012 Thuận mua 50 viên thuốc lắc của một người không quen biết tại thành phố Móng Cái, Thuận sử dụng hết 8 viên, bán cho Phạm Thế Minh 15 viên còn 27 viên chưa bán được cho ai thì bị bắt.

Tại phiên tòa VKS vẫn giữ nguyên quyết định truy tố bị cáo ở khoản 1 Điều 194 BLHS, VKS có quan điểm hành vi phạm tội của bị cáo không thể truy tố ở điểm b (mua bán nhiều lần) khoản 2 vì hành vi của bị cáo thể hiện một lần bán ma túy cho Phạm Thế Minh, 27 viên thuốc lắc còn lại chưa bán được cho ai nên không thể coi là bị cáo đã bán ma túy nhiều lần.

Trong vụ án trên bản án của Tòa án nhận định: Bị cáo có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy để bán lại cho đối tượng khác nhằm kiếm lời, hành vi xảy ra vào ngày 19.5.2012 bị cáo đã thực hiện xong, mục đích đã đạt được. Sau đó bị cáo bị bắt khẩn cấp, công an thu giữ của bị cáo 27 viên thuốc lắc còn lại, tại cơ quan điều tra bị cáo khai báo tàng trữ số ma túy trên với mục đích để bán. Mặc dù hành vi thứ hai chưa xảy ra nhưng bị cáo đã có sẵn kế hoạch đối với số ma túy còn lại do chưa thực hiện được hành vi bán cho người khác là nằm ngoài ý chí chủ quan của bị cáo. Bản án số 21/2013/HSST, ngày 20.2.2013 Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả áp dụng điểm b ( mua bán nhiều lần ), khoản 2 Điều 194; Điểm b khoản 1 Điều 46 xử phạt 7 năm tù.

Trong trường hợp này Tòa án có phần nhận định chưa đúng với bản chất vụ án, không xem xét đầy đủ các tình tiết trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa. Việc bị cáo tàng trữ 27 viên thuốc lắc mục đích là bán lại song chưa kịp bán thì đã bị công an bắt khẩn cấp theo lời khai của Phạm Thế Minh tức là về mặt chủ quan bị cáo mong muốn thực hiện đến cùng đối với số ma túy còn lại song

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w