Đặc điểm của hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 27 - 30)

chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Thứ nhất: Xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một hoạt động tố tụng hình sự.

Bởi vì: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động tố tụng do Tòa án thực hiện, thông qua vai trò của Thẩm phán, Hội thẩm nhằm xác định một người có tội hay không có tội, lỗi của họ trong việc thực hiện hành vi phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác đối với họ. Hoạt động xét xử góp phần vào việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đây là một quá trình từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi giải quyết xong vụ án bao gồm nhiều hoạt động khác nhau: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong đó, xét xử là hoạt động mang tính quyết định “Không ai bị coi là có tội và phải chiu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 BLTTHS 2003).

Hơn nữa xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một hoạt động tố tụng hình sự còn vì nó có một đặc trưng khác với những hoạt động khác: TTHS là một trình tự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, của những người tiến hành tố tụng, của những người tham gia tố tụng vào quá trình giải quyết một vụ án hình sự từ khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trình tự hoạt động này không phải tùy tiện mà do luật điều chỉnh. Do vậy, nó là một trình tự TTHS. Việc giải quyết một vụ án hình sự chỉ có thể thông qua trình tự TTHS, dưới hình thức TTHS. Ngoài TTHS ra, vụ án hình sự không thể được giải quyết thông qua bất kỳ hoạt động nào khác. Một hành vi bị coi là tội phạm hay không phải là tội phạm, một con người cụ thể có bị coi là người phạm tội, có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội, phải chịu hình phạt hay không... chỉ có thể được xem xét, giải quyết trong TTHS.

Thứ hai: Hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một cấp xét xử.

Cấp xét xử là thuật ngữ phản ánh mỗi vị trí hoạt động đặc trưng của Tòa án, quan hệ của nó với vị trí khác trong hệ thống hoạt động của Tòa án.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS quy định Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử: Cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Theo đó xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một cấp xét xử bởi việc xét xử sơ thẩm phát sinh trên những cơ sở nhất định: Xét xử sơ thẩm phải tuân theo trình tự thủ tục giải quyết vụ án tại phiên tòa; việc xét xử kết thúc khi ra bản án để giải quyết nội dung của vụ án và được xác định như một giai đọan kết thúc quá trình giải quyết vụ án; kết luận một người có tội hay không có tội, hình phạt như thế nào?

Xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một cấp xét xử còn bởi trong quá trình xét xử phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử đó là: Xét xử công khai; xét xử trực tiếp bằng lời nói; không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc

lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đồng thời việc xét xử phải đảm bảo sự có mặt của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

Thứ ba: Hoạt động xét xử sơ thẩm hình sự vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy khi kết thúc Tòa án tuyên một bản án để giải quyết nội dung vụ án: Hoạt động xét xử nói chung, xét xử sơ thẩm nói riêng là loại hoạt động đảm bảo cho Tòa án thực hiện việc kiểm tra xã hội đối với hành vi của công dân, của cơ quan, của tổ chức và trên cơ sở đó sử dụng quyền lực được Nhà nước giao phó để áp dụng luật vào giải quyết các vụ việc theo trình tự, thủ tục luật định. Bản chất của xét xử chính là việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Vì vậy chỉ trong bản án mới xác định được một người là có tội hay không, nếu có phải chịu hình phạt gì, điều này không thể xác định dưới dạng các văn bản cá biệt khác – không phải là bản án.

Như vậy HĐXX sơ thẩm chỉ có thể ra một bản án sau khi nghị án, tuyên đọc công khai trước mọi người. Rõ ràng bản án chỉ là kết quả của hoạt động xét xử mà không thể là kết quả của bất kỳ hoạt động tố tụng nào khác.

Thứ tư: Hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một giai đoạn tố tụng bởi:

Giai đoạn TTHS là những bước nối tiếp nhau trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêngmang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng.

Trong TTHS nói chung, trong hoạt động xét xử nói riêng, xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được coi là giai đoạn đặc biệt quan trọng, giai đoạn trọng tâm. Trong các giáo trình về Luật TTHS, giai đoạn này là giai đoạn nối tiếp ngay sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, khi VKS ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng. Giai đoạn này gồm hai phần: Phần chuẩn bị xét xử và phần phiên tòa sơ thẩm.

Có thể hiểu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy là giai đoạn ( tiếp theo ) của quá trình TTHS, trong đó Tòa án có thẩm quyền sau khi nghiên cứu toàn diện, khách quan và đầy đủ hồ sơ vụ án, lần đầu tiên đưa vụ án hình sự ra xét xử công khai trước phiên tòa hình sự nhằm xác định có hay không có tội phạm xảy ra, một người có phải là người phạm tội hay không để từ đó đưa ra bản án, quyết định phù hợp với tính chất của vụ án mà VKS đã truy tố.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với tư cách là giai đoạn tố tụng độc lập vì là: Giai đoạn xét

xử sơ thẩm có nhiệm vụ riêng; có phạm vi chủ thể nhất định; có các trình tự thủ tục và hành vi tố tụng riêng; Kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm bằng văn bản pháp lý.

Thứ năm: Hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy là biểu hiện thực hiện chức năng cơ bản trong TTHS:

Chức năng TTHS là những định hướng lớn, cơ bản nhằm phân định các hoạt động trong lĩnh vực TTHS của các chủ thể khác nhau trong những phạm vi nhất định trên cơ sở phù hợp với mục đích, quyền và nghĩa vụ tố tụng của các bên tố tụng.

Trong TTHS có nhiều chức năng do nhiều chủ thể thực hiện và thực hiện nghĩa vụ khác nhau. Các chức năng cơ bản của TTHS có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, có cùng mục đích chung; cụ thể có ba chức năng: Chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử.

Trong các chức năng cơ bản của TTHS, chức năng xét xử được coi là chức năng trung tâm. Chức năng xét xử vụ án hình sự tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chỉ xuất hiện ở giai đoạn xét xử, là giai đoạn trung tâm, có tính chất quyết định. Tại đây với sự có mặt đầy đủ của tất cả các chủ thể, quá trình tranh tụng được tiến hành thông qua hoạt động của các bên buộc tội, bào chữa, với sự điều khiển của Tòa án. Trong suốt quá trình tranh luận tại phiên tòa, vai trò trung tâm và quyết định luôn thuộc về Tòa án, Tòa án có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về vụ án trên cơ sở các chứng cứ do các bên tham gia tố tụng đưa ra tại phiên tòa để kết thúc tố tụng. Chức năng xét xử trong hoạt động tố tụng của Tòa án có thẩm quyền nhằm xem xét, quyết định người bị buộc tội có tội hay không và trách nhiệm hình sự đối với người có tội [8, tr.16]. Chức năng xét xử bắt đầu từ khi Tòa án có thẩm quyền nhận hồ sơ vụ án và cáo trạng do VKS chuyển sang và vào sổ thụ lý của Tòa án. Chức năng xét xử kết thúc khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w