2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình tội tàng trữ, vậnchuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy từ thực tiễn thành chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy từ thực tiễn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở thành phố CẩmPhả, tỉnh Quảng Ninh Phả, tỉnh Quảng Ninh
Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam cách thành phố Hạ Long 30km, với địa giới hành chính: Đông giáp huyện Vân Đồn; Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long; Nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn; Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP, Thành lập thành phố Cẩm Phả trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 48.645,0 ha, dân số trên 195.800 nhân khẩu hầu hết là người Kinh ( 95,2% ), còn lại đáng kể là người Sán Dìu ( 3,9% ), mật độ dân số xấp xỉ 517 người/km2. Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dân số Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường nam đông hơn nữ ( 59% và 47% ). Toàn thành phố chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã trong đó 13 phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Mông Dương và 03 xã: Dương Huy, Cộng Hòa, Cẩm Hải. Địa hình của thành phố Cẩm Phả chủ yếu là đồi, núi. Núi non chiếm 55,4% diện tích. (Trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh: Núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); Vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố Cẩm Phả rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, đáng kể đến là than đá với tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh). Ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dầy, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Ngoài than, antimon ở Khe Sim - Dương
Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý. Với đường bờ biển dài hơn 50km thuận lợi để phát triển ngành nghề khai thác hải sản. Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, ở Cẩm Phả còn phát triển mạnh về tài nguyên du lịch như: Đền Cửa Ông - nơi linh thiêng hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Cẩm Phả còn có nhiều cảnh đẹp: Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Gần đây ở khu đảo Vũng Đục phát hiện những hang động kỳ thú. Ngoài Hòn Hai - Đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ, ngơi của công nhân mỏ. Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn, trong những năm qua thành phố Cẩm Phả luôn có sự tăng trưởng kinh tế vững mạnh đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Là thành phố trẻ, một trong 4 đầu tàu phát triển KT-XH trọng điểm của tỉnh, thời gian qua với rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như: Công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại, dịch vụ, du lịch... Cẩm Phả trong nhiều năm gần đây, theo số liệu thống kê bình quân 5 năm ( 2007-2011 ), GDP tăng từ 12,5%, thu ngân sách trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước ( năm 2011 thu ngân sách đạt 16.000 tỷ đồng ) [49]. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, trình độ dân trí cũng ngày càng nâng cao.