Thực trạng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy từ thực tiễn thành phố Cẩm

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 41 - 46)

mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy từ thực tiễn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về mặt khách quan cũng như chủ quan nhưng có thể nói trong những năm qua Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả đã có nhiều cố gắng từng bước vượt qua để nâng cao chất lượng xét xử, chất lượng áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được đưa ra xét xử kịp thời đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tộ phạm đồng thời hiệu quả xét xử sơ thẩm được tăng cao.

Để tìm hiểu chất lượng xét xử trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh việc tìm hiểu thông qua các số liệu giúp ta nhận định rõ hơn thực trạng chuẩn bị xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả từ năm 2009 đến năm 2013 cụ thể:

Thứ nhất: Quyết định đưa vụ án ra xét xử:

Qua thực tiễn xét xử 05 năm từ năm 2009 đến năm 2013 Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả thụ lý 405 vụ án/421 bị cáo, giải quyết theo thẩm quyền và đưa ra xét xử 403 vụ án với 419 bị cáo về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy. Hàng năm số lượng vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy đưa ra xét xử cao chiếm 99,5% so với số vụ án đã thụ lý, điều này thể hiện sự cố gắng của cán bộ Thẩm phán, Thư ký trong hoạt động xét xử nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án.

Theo thống kê trong thời gian 5 năm ( 2009-2013 ) TAND thành phố Cẩm Phả đã đưa ra xét xử 1288 vụ án các loại với 1772 bị cáo trong đó các vụ án tàng

trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy đã xét xử là 403 vụ án với 419 bị cáo. Mặc dù tội phạm về ma túy được quy định trong Bộ luật hình sự chưa đến 4% tổng số các điều luật được quy định về tội phạm ( 10/344 điều ) song số tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trên địa bàn thành phố Cẩm Phả chiếm đến 31,29% tổng số vụ án đã xét xử.

Nếu đặt số án đã giải quyết của vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trong số án đã giải quyết của tội phạm hình sự nói chung ta thấy: Năm 2009 xét xử 75 vụ/ 266 vụ chiếm 28,19% nhưng năm 2010 xét xử 63 vụ/232 vụ tỷ lệ xét xử giảm 1,03% những năm sau đó lại có chiều hướng tăng lên tăng 2,98 % ( năm 2011-2012) và đến năm 2013 giảm còn 6,84% nhưng tội phạm về ma túy vẫn còn ở mức tăng 1,81% so với năm 2009 [ Bảng phụ lục 2.2.2 ].

Việc phân tích về hoạt động xét xử các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009 đến năm 2013 thông qua việc tìm hiểu từng loại tội phạm cụ thể trong tổng số tội phạm về ma túy sẽ đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện, chính xác thực trạng chuẩn bị xét xử sơ thẩm tại TAND thành phố Cẩm Phả trong những năm qua [ Bảng phụ lục 2.2.3 ].

Đối với vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy: Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả đưa ra xét xử 255 vụ án với 258 bị cáo đạt tỷ lệ 62,96% số vụ án trong tổng số các vụ án ma túy. Cụ thể:

Năm 2009 TAND thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giải quyết 38 vụ án với 39 bị cáo, đạt tỷ lệ 50,67% số vụ án. Những năm tiếp theo, các con số tương ứng là: Năm 2010 giải quyết 31 vụ án với 31 bị cáo đạt tỷ lệ 49,2% số vụ án; Năm 2011 giải quyết 62 vụ án và 63 bị cáo đạt 72,9% số vụ án; Năm 2012 giải quyết 73 vụ án với 74 bị cáo đạt 73,5% số vụ án; Năm 2013 giải quyết 51 vụ án với 51 bị cáo đạt tỷ lệ 61,4% số vụ án.

Đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy: Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả đã đưa ra xét xử 146 vụ án và 159 bị cáo đạt tỷ lệ 36,05% số vụ án trong tổng số án ma túy đã giải quyết Cụ thể:

Năm 2009 Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thụ lý và giải quyết 37 vụ án với 38 bị cáo, đạt tỷ lệ 49,3%. Năm 2010: thụ lý, giải quyết 32 vụ/32 bị cáo đạt tỷ lệ 50,8% Năm 2011 thụ lý, giải quyết 23 vụ án và 29 bị cáo đạt 27,1%. Năm 2012 thụ lý và giải quyết 24 vụ án với 26 bị cáo đạt tỷ lệ 24,7 %. Năm 2013 giải quyết 30 vụ/34 bị cáo đạt tỷ lệ 38,6%.

Đối với vụ án vận chuyển, chiếm đoạt chất ma túy: 0 vụ đạt tỷ lệ 100%.

Trong khoảng thời gian 5 năm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ lớn 62,96% trong số các tội phạm về ma túy, năm thấp nhất là năm 2010 chiếm 49,2% và năm cao nhất là năm 2012 chiếm 73,5%. Số các vụ án đã đưa ra xét xử phản ánh khá chính xác sự gia tăng nghiêm trọng của thực tế. Số vụ án đưa ra xét xử đối với vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ trung bình là 0,49%, vụ án vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy chiếm tỷ lệ 0%.

Các con số cho thấy xét về mặt vị trí địa lý thành phố Cẩm Phả có vị trí tương đối thuận lợi song những đối tượng phạm tội ma túy chủ yếu là các con nghiện, tầng lớp thanh thiếu niên ham chơi, đua đòi, việc tàng trữ, mua bán chủ yếu phục vụ nhu cầu cho bản thân, vì thế mà các vụ án về vận chuyển hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy hầu như không có. Vụ án mua bán trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ 36,05% sau vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy cho thấy đây là loại tội có tính chất nghiêm trọng, mục đích mua đi bán lại để chuộc lợi, kiếm lời. Hành vi của chúng rất liều lĩnh, thủ đoạn tinh vi một vài trường hợp gắn với hành vi tổ chức sử dụng ma túy.

Nhóm tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy. Sự gia tăng tội phạm ma túy cũng có sự tác động nhất định đến hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gây mất trật tự an toàn xã hội là nguyên nhân phát sinh nhiều loại tội phạm khác như trộm cắp, giết người cướp của....đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện hút... gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Thông qua các con số thống kê về số lượng, tỷ lệ án giải quyết của TAND thành phố Cẩm Phả, cho thấy tỷ lệ Quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy hàng năm rất cao. Mặc dù tội phạm ma túy có nhiều vụ án đơn giản song nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương về công tác đấu tranh với loại tội này đội ngũ cán bộ Thẩm phán

Tòa án trong quá trình tiến hành hoạt động tố tụng nghiên cứu hồ sơ, phân tích đánh giá, các tình tiết liên quan đến vụ án đặc biệt dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo để đưa ra một trong những quyết định chính xác vừa phục vụ yêu cầu đấu tranh tội phạm vừa nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng hình sự. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành Tòa án trong việc giải quyết nhanh các vụ án hình sự đặc biệt là những vụ án về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy, đảm bảo việc áp dụng pháp luật về nội dung và áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng, đảm bảo tuân thủ các trình tự thủ tục giải quyết vụ án.

Thứ hai: Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, các Thẩm phán nghiên cứu kỹ hồ sơ, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ cả về tính hợp pháp các thủ tục tố tụng, chứng cứ chứng minh tội phạm đồng thời chú trọng phát hiện các thiếu sót về thủ tục tố tụng cũng như các tài liệu chứng cứ khác. Ngoài ra các Thẩm phán còn trao đổi kịp thời với KSV giữ nguyên quyền công tố để khắc phục các thiếu sót về thủ tục mà không nhất thiết phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo thống kê từ năm 2009-2013 TAND thành phố Cẩm Phả trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung các vụ án hình sự là 57/99 bị cáo, được VKS chấp nhận 45 vụ án chiếm tỷ lệ 78,95% số vụ án hình sự; Trong đó số vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trả hồ sơ để điều tra bổ sung 02vụ/02 bị cáo chiếm tỷ lệ 100%. Trên thực tế việc trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung ở loại tội này hầu như không có vì hành vi phạm tội quá rõ ràng, tội phạm bắt quả tang, khẩn cấp. Vì thế cơ quan tiến hành tố túng đôi khi còn chủ quan bỏ qua những tình tiết của vụ án, những thủ tục tưởng chừng như đơn giản một mặt gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia tố tụng mặt khác vi phạm thủ tục tố tụng, bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án không cao nên không ảnh hưởng đến tỷ lệ giải quyết vụ án nhưng lại dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả từ năm 2009- 2013 số lượng các vụ án hình sự trả hồ sơ cho VKS không chấp nhận là 12 vụ/57 vụ chiếm tỷ lệ 21,05 %. Số lượng các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy ra Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và được VKS chấp nhận 02 vụ/02 vụ chiếm tỷ lệ 100%. [ Bảng phụ lục 2.2.4 ]

Thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Cẩm Phả, tỷ lệ trả hồ sơ hàng năm không cao điều này cho thấy các Thẩm phán phần nào đã tuân thủ trình tự thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung, căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng, Thông tư hướng dẫn đặc biệt là Quy chế phối hợp giữa Tòa án và VKS kịp thời giải quyết các vấn đề trong việc trả hồ sơ đồng thời hạn chế việc trả hồ sơ tràn lan, không đúng quy định kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể tham gia tố tụng. Trong năm 2013 Tòa án trả 02 hồ sơ đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy. Các vụ án mà Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung đều có căn cứ pháp luật tố tụng, tuy nhiên có một vụ án không nhất thiết phải làm thủ tục trả mà vẫn đảm bảo trình tự tố tụng nhưng thay vì trao đổi với VKS để bổ sung, khắc phục những thiếu sót trong thủ tục tố tụng thì Thẩm phán lại ra Quyết định trả hồ sơ dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết do hồ sơ điều tra bổ sung chưa xong. Chẳng hạn: Vụ án Nguyễn Tuấn Anh, phạm tội: Mua bán trái phép chất ma túy ( khi phạm tội Tuấn Anh còn ở độ tuổi vị thành niên ). Ngày 15.01.2013 Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung với lý do vi phạm về thủ tục tố tụng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo được lựa chọn người bào chữa, như vậy với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa. Trong vụ án này bị can có đơn đề nghị yêu cầu người bào chữa nhưng không có chữ ký đồng ý của người đại diện hợp pháp đồng ý mời người bào chữa. Thiếu sót về thủ tục tố tụng này có thể bổ sung được nhưng Tòa án lại ra Quyết định trả hồ sơ nên dẫn đến tình trạng thời gian giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của những ngươi tham gia tố tụng.

Trong đó có vụ án: Vũ Đình Hùng bị VKS truy tố về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sau khi thụ lý hồ sơ Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ ra Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung với lý do bỏ lọt tội phạm và yêu cầu VKS làm rõ hành vi tàng trữ trái phép 20 viên ma túy tổng hợp ( số ma túy trên đủ về lượng để khởi tố về tội tàng trữ trái phép chất ma túy ). Tòa án trả hồ sơ yêu cầu VKS làm rõ hành vi cất giấu 20 viên ma túy tổng hợp của Hùng với mục đích gì?

Nội dung vụ án: Vũ Đình Hùng nghiện ma túy tổng hợp MDMA, ngày 09.01.2013 Hùng mua 70 viên ma túy tổng hợp về để sử dụng dần, ngày 18.01.2013 Hùng bán cho Đức 50 viên ma túy. Cùng ngày Đức bị đội cảnh sát điều tra bắt quả

tang đang sử dụng ma túy. Tại cơ quan điều tra Đức khai Hùng là người bán ma túy cho Đức. Ngày 31.3.2013 Đội cảnh sát điều tra về ma túy bắt giữ Hùng và thu trên người số 20 viên ma túy tổng hợp. Sau khi thực hiện đối chất giữa Hùng và Đức. Hùng thừa nhận đã bán số ma túy trên cho Đức. Viện kiểm sát truy tố Hùng về tội mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 194 BLHS.

Việc trả hồ sơ của Tòa án đối với 02 vụ án mua bán trái phép các chất ma túy nói riêng và các vụ án hình sự nói chung đều được VKS chấp nhận và đạt tỷ lệ tương đối. Thông qua việc thống kê các số liệu của Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả hàng năm, điều này có thể nhận định trình độ năng lực của đội ngũ Thẩm phán đều được nâng cao qua các thời kỳ, trong thời gian chuẩn bị xét xử các Thẩm phán tận dụng triệt để thời gian làm việc tập trung nghiên cứu đưa ra đường lối giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, đảm bảo thời hạn xét xử.

Chuẩn bị xét xử là một giai đoạn của TTHS, việc thực hiện tốt giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy nói riêng là điều kiện cần và đủ cho các hoạt động tố tụng hình sự tiếp theo đó là hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; Hoạt động điều tra bổ sung trong trường hợp quyết định yêu cầu điều tra bổ sung; Hoạt động xét xử tại phiên tòa và thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 41 - 46)