Yêu cầu về cải cách hệ thống pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 66 - 67)

thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn thành phố Cẩm Phả

Hệ thống tư pháp, bản thân nó là một chỉnh thể thống nhất do nhiều khâu khác nhau hợp thành. Trong tư pháp hình sự giữa các khâu và các chức năng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, tất cả các khâu đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là “nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1 BLTTHS). Mỗi khâu của hệ thống tư pháp có vị trí độc lập, không thay thế được do nhiệm vụ và chức năng, thẩm quyền riêng đã được Hiến pháp và pháp luật quy định.

Nghị quyết số 48/NQ – TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ngày 24/5/2005 đã có định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự (BLHS, BLTTHS, các Luật về tổ chức các cơ quan tư pháp hình sự...) để phục vụ cho quá trình cải cách tư pháp.

Việc xây dựng và hoàn thiện BLTTHS trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng xét xử và đạt được mục đích của việc xét xử.

Hiện nay những quy định trong BLTTHS 2003 chưa thể hiện đầy đủ đường lối cải cách tư pháp của Đảng trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy hoặc chưa thể chế hóa đầy đủ những yêu cầu cải cách mà Đảng đã đề ra theo Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 thì trách nhiệm của Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả và trực tiếp là Thẩm phán phải vận dụng pháp luật một cách linh hoạt,

kiên quyết loại bỏ tư duy cứng nhắc trong hoạt động xét xử sơ thẩm làm ảnh hưởng xấu tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị can cũng như người tham gia tố tụng khác. Đồng thời để nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử sơ thẩm trong vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy người Thẩm phán phải thấm nhuần chính sách hình sự và quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp. Do đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cũng là vấn đề nằm trong khâu đột phá này.

Tuy nhiên cải cách hệ thống pháp luật tố tụng hình sự phải theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp. Đây là quan điểm định hướng cho việc hoàn thiện chế định xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, đặc biệt trong việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm hình sự.

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w