NHÓM GIẢI PHÁP GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 78 - 90)

d) Lý do nông hộ chọn vay vốn tại NHNo&PTNT PGD Song Phú

5.2NHÓM GIẢI PHÁP GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

ĐỘNG CHO VAY NÔNG HỘ

Giải pháp 1:

Tăng cường kinh doanh kết hợp loại hình kinh doanh bảo hiểm, mở rộng thêm sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm Nông nghiệp. Ngân hàng tư vấn và thuyết phục nông hộ tiến hành mua bảo hiểm Nông nghiệp để giảm rủi ro trong sản xuất đồng thời tăng tính đảm bảo cho nguồn thu nhập của nông hộ cũng như là khả năng hoàn trả nợ vay tại Ngân hàng.

+ Cơ sở: Hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, thời tiết xấu,... nếu xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ làm tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

+ Ưu điểm: Nếu triển khai được mô hình bảo hiểm Nông nghiệp sẽ khai thác được thị trường rộng lớn là nông hộ tại địa phương mang lại nhiều lợi ích cho cả Ngân hàng lẫn khách hàng.

68

+ Nhược điểm: Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thứ nhất là rào cản tâm lý từ người nông dân là e ngại sản phẩm mới và rủi ro đạo đức; thứ hai là cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, thứ ba là quá trình nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cho phù hợp với đặc điểm thời tiết, điều kiện tự nhiên của vùng, khắc phục các khiếm khuyết của sản phẩm về cơ chế, điều kiện, mức bồi thường và phí bảo hiểm.

Giải pháp 2:

Thực hiện mối liên kết giữa 4 nhà, nhà nông – nhà khoa học – DN và Nhà NH để đóng vai trò cầu nối trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đối với những Doanh nghiệp hoặc những hộ kinh doanh chuyên buôn bán tiêu thụ nông sản có quan hệ giao dịch với Ngân hàng, Ngân hàng có thể tận dụng lợi thế của mình đứng ra làm trung gian liên kết giúp nông hộ có vay vốn tại Ngân hàng tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng giúp Ngân hàng thu hồi nợ một cách dễ dàng và hiệu quả.

+ Cơ sở: Tỷ trọng doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với nông hộ từ năm 2010-2012 có xu hướng giảm xuống. Hệ quả là vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có xu hướng giảm phản ánh tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng chậm lại.

+ Ưu điểm: Giảm rủi ro tín dụng, tăng cường khả năng thu nợ

+ Nhược điểm: Bị hạn chế do số lượng doanh nghiệp tại địa phương còn ít, sự phát triển khoa học công nghệ chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.

69

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Trong điều kiện đất nước đang phát triển như hiện nay, nông dân nước ta còn nghèo và chưa đủ vốn để đầu tư sản xuất. Ở các vùng nông thôn như huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, phần lớn các hộ gia đình mưu sinh chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh chuyển giao khoa học kĩ thuật, công nghệ sinh học, con giống mới,...cho người nông dân thì sự hỗ trợ về vốn sản xuất là hết sức cần thiết và thực tế. Do đó, Ngân hàng No&PTNT với mạng lưới phủ khắp toàn quốc với sứ mệnh góp phần phát triển nền nông nghiệp của đất nước đóng vai trò rất quan trọng tại địa phương. Tuy nhiên, tình hình cung cấp vốn vay đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ hiện nay như thế nào so với tiềm lực tài chính của Ngân hàng. Đề tài đã phân tích được tình hình hoạt động cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình trên một số mặt như tỷ trọng, phân loại và đánh giá qua một số chỉ số tài chính tuy chưa toàn diện và còn thiếu sót như chưa đánh giá được hoạt động cho vay nông hộ phân theo địa bàn nhưng qua đó cũng cho ta thấy được cách khái quát sự đáp ứng vốn vay của các hộ nông dân.

Bên cạnh đó, thông qua mô hình hồi quy tương quan đa biến xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp ở địa phương. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố số lần vay, nghề nghiệp, chi phí sản xuất và giá trị tài sản đảm bảo có ảnh hưởng tích cực đến lượng vốn vay của nông hộ, ngược lại, nhân tố mục đích sử dụng vốn có tác động tiêu cực đến lượng vốn vay của nông hộ. Trên cơ sở phân tích trên, đề ra các biện pháp để mở rộng hoạt động cho vay nông hộ tại địa phương để tăng cường hỗ trợ vốn sản xuất cho nông dân giúp thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng như là kinh tế địa phương đồng thời giúp Ngân hàng có chiến lược khai thác những khách hàng tiềm năng và phát huy hết tiềm lực tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, những giải pháp đề ra còn khái quát và tính khả thi chưa cao. Nhìn chung, đề tài vẫn còn những mặt hạn chế như địa bàn nghiên cứu nhỏ, phương pháp chọn mẫu đơn giản phi ngẫu nhiên nên tính đại diện không cao, số liệu không đầy đủ cả về thứ cấp lẫn sơ cấp nên dẫn đến kết quả phân tích còn thiếu sót chưa được toàn diện.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong nước:

1. Nguyễn Thị Cành, 2004. Phương pháp và phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học Kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

2. Trần Bá Duy, 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ;

3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Thương Mại. Cần Thơ: NXB Trường Đại học Cần Thơ;

4. Nguyễn Đình Hợi, 2008. Giáo trình Kinh tế phát triển. Hà Nội: NXB Tài Chính;

5. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Bài tập và bài giải nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: NXB Lao động Xã hội;

6. Nguyễn Đình Lợi, 2004. Kinh tế phát triển, NXB Tài chính;

7. Bùi Thị Nguyệt Minh, 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn vay của nông hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ;

8. Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, 2007. Giáo trình Kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Lao động Xã hội;

9. Nguyễn Văn Ngân, 2003. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ huyện Châu Thành A – Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. Đại học Cần Thơ;

10.Nguyễn Quốc Nghi, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí ngân hàng, số 20, trang 34-40;

11.Lê Khương Ninh, 2013. Giải pháp góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta. Tạp chí Ngân hàng, số 18, trang 47-54; 12.Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương, 2011. Phân tích các yếu tố

quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nông dân ở An Giang. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 60, trang 8-15; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Lê Khương Ninh, Phạm Văn Hùng, 2010. Các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang. Tạp chí ngân hàng, số 9, tr 42-48;

14.Nguyễn Thị Phương, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ;

71

15.Lê Đình Thắng, 1993. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. Hà nội: NXB nông nghiệp;

16.Nguyễn Văn Thép, 2011. “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ huyện Vĩnh Thuận – Kiên Giang”. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ;

17.Trần Chí Trinh, 2008. Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Công nghệ Ngân hàng số 33, trang 28-30.

18.Bùi Văn Trịnh, 2010. Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vay vốn của người Chăm. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 54, trang 34-38;

19.Đỗ Xuân Trường, 2010. Một số mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay vốn đối với hộ nông dân. Tạp chí Ngân hàng, số 22, trang 42-46;

20.Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Hà nội: NXB Thống kê.

Ngoài nước:

1. Frank Ellis, 1988. Peasant Economics. Farm Households and Agrarian Development. United State: Cambridge University press;

2. Joseph E. Stiglitz and Andrew Weiss, 1981. Credit Rationing in Markets with Imperfect Information. American Economic, Review 71, pp.393-410.

72

PHỤ LỤC Thống kê các nhân tố ảnh hưởng:

sum TUOI

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- TUOI | 96 52.5625 12.35937 24 85

tab GIOITINH

GIOITINH | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 31 32.29 32.29 1 | 65 67.71 100.00 ---+--- Total | 96 100.00 . tab NGHENGHIEP

NGHENGHIEP | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 73 76.04 76.04 1 | 23 23.96 100.00 ---+--- Total | 96 100.00 . tab HOCVAN

HOCVAN | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 4 4.17 4.17 1 | 13 13.54 17.71 2 | 22 22.92 40.63 3 | 23 23.96 64.58 4 | 31 32.29 96.88 6 | 3 3.13 100.00 ---+--- Total | 96 100.00

. sum DTDATSX THUNHAP CHIPHISX GTTSDB

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- DTDATSX | 96 9393.75 5559.815 1000 27000 THUNHAP | 96 322767.7 234091 78600 990000 CHIPHISX | 96 93406.25 74920.74 22000 300000 GTTSDB | 96 166855.2 243432.3 0 899000 . tab SOLANVAY

SOLANVAY | Freq. Percent Cum. ---+--- 1 | 7 7.29 7.29 2 | 12 12.50 19.79 3 | 11 11.46 31.25 4 | 11 11.46 42.71 5 | 15 15.63 58.33 6 | 17 17.71 76.04 7 | 8 8.33 84.38 8 | 6 6.25 90.63 9 | 9 9.38 100.00 ---+--- Total | 96 100.00 . sum SOLANVAY

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- SOLANVAY | 96 4.895833 2.341745 1 9

73

. tab NOVAY

NOVAY | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 59 61.46 61.46 1 | 37 38.54 100.00 ---+--- Total | 96 100.00 . tab MUCDICHVAY

MUCDICHVAY | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 5 5.21 5.21 1 | 88 91.67 96.88 2 | 2 2.08 98.96 4 | 1 1.04 100.00 ---+--- Total | 96 100.00

Kết quả mô hình ban đầu:

. reg LUONGVONVAY TUOI GIOITINH HOCVAN NOVAY SOLANVAY MUCDICHVAY DTDATSX NGHENGHIEP THUNHAP CHIPHISX GTTSDB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Source | SS df MS Number of obs = 96 ---+--- F( 11, 84) = 29.11 Model | 3.5402e+11 11 3.2184e+10 Prob > F = 0.0000 Residual | 9.2869e+10 84 1.1056e+09 R-squared = 0.7922 ---+--- Adj R-squared = 0.7650 Total | 4.4689e+11 95 4.7041e+09 Root MSE = 33250 --- LUONGVONVAY | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+--- TUOI | -89.37118 375.9882 -0.24 0.813 -837.0649 658.3226 GIOITINH | 9150.114 7658.258 1.19 0.236 -6079.171 24379.4 HOCVAN | -1171.437 3404.029 -0.34 0.732 -7940.723 5597.848 NOVAY | 10637.44 7269.42 1.46 0.147 -3818.603 25093.47

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 78 - 90)