Thực tế, dựa trên hồ sơ vay vốn của NHNo&PTNT CN Huyện Tam Bình PGD Song Phú đối với nông hộ cần có phương án sản xuất kinh doanh, trong đó, bao gồm thông tin về dự án sản xuất, kinh doanh, thống kê chi phí sản xuất, thu nhập dự tính và lợi nhuận để Ngân hàng thuận tiện xem xét tính khả thi cũng như là khả năng trả nợ của nông hộ mà ra quyết định cho vay và số tiền vay. Do đó, chi phí sản xuất là cơ sở để Ngân hàng quyết định số tiền mà nông hộ vay, còn đối với nông hộ, nó là căn cứ để so sánh nguồn lực thực tế của gia đình, từ đó ra quyết định vay vốn và nhu cầu vay. Nghiên cứu của Bùi Thị Nguyệt Minh thực hiện năm 2009 cũng chứng minh rằng nhân tố tổng chi phí sản xuất trên 1 vụ có tác động tích cực đến nhu cầu vốn vay của nông hộ.
e) Giá trị tài sản đảm bảo
Mặc dù nông hộ có nhiều tài sản nhưng chỉ có giá trị của tài sản đem thế chấp để đảm bảo cho số tiền vay mới thực sự ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Và trên thực tế, Ngân hàng cũng thực hiện công tác định giá tài sản thế chấp để làm căn cứ quyết định lượng vốn vay với số tiền vay được tối đa bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo. Thật vậy, nghiên cứu của Trần Bá Duy thực hiện năm 2009 cũng cho thấy biến giá trị tài sản đem thế chấp mang dấu dương với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, tức là giá trị tài sản đem thế chấp càng lớn thì lượng vốn vay được càng nhiều. Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương thực hiện năm 2011 cũng cho kết quả tương tự.
f) Nợ vay bên ngoài
Nợ vay bên ngoài có thể tác động theo hai chiều hướng thuận nghịch tùy thuộc vào tình hình thực tế của nông hộ. Nếu nợ vay bên ngoài là phi chính thức với lãi suất cao có thể khiến nông hộ phát sinh nhu cầu vay vốn tại ngân hàng với lãi suất thấp hơn để trả nợ vay bên ngoài. Mặt khác, nếu các khoản vay là ưu đãi từ các tổ chức đặc biệt như Ngân hàng Chính sách xã hội, hội Phụ nữ, hội Nông dân,… làm cho nông hộ không cần vay vốn tại NHNo&PTNT hoặc vay ít hơn nhu cầu phát sinh. Theo nghiên cứu của Trần Bá Duy thực hiện năm 2009, nợ vay bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ, nợ vay bên ngoài càng tăng thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng càng cao.
16
g) Diện tích đất sản xuất
Diện tích đất sản xuất sẽ ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, nếu quy mô càng lớn thì lượng vốn cần càng nhiều nên nó sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi thực hiện năm 2010, Nguyễn Thị Phương thực hiện năm 2010 cho thấy tổng diện tích đất có tác động thuận chiều đến lượng cầu tín dụng của nông hộ, hộ có diện tích đất càng lớn vốn vay được từ ngân hàng càng cao. Nghiên cứu của Bùi Văn Trịnh thực hiện năm 2010 cũng kết luận rằng diện tích đất có ảnh hưởng tích cực đến việc vay vốn của nông hộ người Chăm.
h) Nghề nghiệp
Theo nghiên cứu do Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng thực hiện năm 2010, biến nghề nghiệp mang dấu dương với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Tác giả cho rằng cán bộ thường có khả năng trả nợ tốt hơn nhờ có thu nhập từ lương. Mặt khác họ cũng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ nhằm giữ uy tín để tiếp tục công việc và có thể nắm bắt thông tin tín dụng nhanh chóng, đầy đủ hơn nhờ quan hệ rộng.
i) Số lần vay
Các TCTD phải đối diện với hiện tượng thông tin bất cân xứng (nghĩa là các TCTD không thể hiểu rõ người vay nên họ không phân biệt được người vay rủi ro và người vay an toàn) dẫn đến việc hạn chế cho vay với những người được cho là không đủ điều kiện, hiện tượng này được gọi là hạn chế tín dụng. Theo Stiglitz & Weiss (1981), hạn chế tín dụng là hiện tượng trong số những người xin vay, chỉ một số vay được toàn bộ, một số vay được một phần nhu cầu và số còn lại bị từ chối hoàn toàn. Do đó, số lần vay sẽ quyết định lượng tiền vay vì nếu hộ vay nhiều lần và trả nợ đầy đủ thì sẽ giảm thiểu được hiện tượng thông tin bất cân xứng hay chứng tỏ được uy tín tín dụng nên thủ tục vay sẽ đơn giản và số tiền xin vay cũng sẽ dễ được chấp nhận hơn. Theo nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng thực hiện năm 2010, Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương thực hiện năm 2011 thì nhân tố này có tác động thuận chiều với lượng vốn vay nghĩa là xu hướng hộ nào càng vay nhiều lần thì số tiền vay càng dễ được chấp nhận.
k) Mục đích sử dụng vốn
Mục đích sử dụng vốn vay sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay, nếu mục đích sử dụng vốn vay là sản xuất hay kinh doanh thì sẽ đảm bảo khả năng trả nợ của người vay hơn là vay để tiêu dùng hay xây cất nhà. Theo ngiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng thực hiện năm 2010, Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương thực hiên năm 2011 cho thấy yếu tố này có ảnh hưởng thuận chiều với lượng vốn vay chính thức của nông hộ.
17
m) Giới tính của chủ hộ
Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương thực hiện năm 2011 kết luận rằng giới tính của chủ hộ có tác động thuận chiều với lượng vốn vay chính thức của nông hộ. Theo tác giả, ở khu vực nông thôn, trình độ văn hóa của nữ thường thấp hơn nam, do đó, nam có khả năng nắm bắt thông tin tốt hơn nữ nên thường dễ tiếp cận nguồn vay vốn chính thức hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngân thực hiện năm 2003 thì có kết luận ngược lại, giới tính có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng vốn vay của nông hộ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp trong nghiên cứu được thu thập từ phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình;
- Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn 96 nông hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, các đơn vị mẫu được chọn ở tại một thời điểm và vào một thời gian nhất định.
Kích thước mẫu trong đề tài được tính theo công thức sau: n = p(1-p)( 2 ) Z (2.1) Trong đó: N là kích thước mẫu;
p: tỷ lệ mẫu dự kiến chọn n1 so với tổng số (số lượng tổng thể theo đối tượng nghiên cứu);
p(1-p): độ biến động của dữ liệu;
Z: phân phối chuẩn tắc ứng với độ tin cậy;
: sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ;
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì p=0,5;
Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10%;
Độ tin cậy trong nghiên cứu là 95% hay α= 5%. Khi đó Z=1,96, áp dụng công thức (2.1) ta có: n = 0,25( )2 1 , 0 96 , 1 = 96
Vậy kích thước mẫu là từ 96 quan sát trở lên thì đảm bảo ý nghĩa cho mô hình nghiên cứu.
18
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp chỉ sốđể phân tích tình hình cho vay nông hộ qua các chỉ số tài chính như hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ, vòng quay tín dụng,… tại NHNo&PTNT CN Tam Bình PGD Song Phú;
- Mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm STATA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình PGD Song Phú.
Mô hình hồi quy tương quan đa biến có dạng:
Y = LUONGVONVAY = β0 + β1TUOI + β2HOCVAN +β3THUNHAP + β4CHIPHISX + β5GTTSĐB + β6NOVAY+ β7DTDATSX + β8NGHENGHIEP + β9SOLANVAY + β10MUCDICHVAY
+ β11GIOITINH * Trong đó:
LUONGVONVAY là biến phụ thuộc phản ánh lượng vốn vay của nông hộ (1.000 đồng);
β0: là hệ số tự do hay hệ số chặn, cho biết giá trị trung bình của LUONGVONVAY khi Xi = 0; β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10, β11: là hệ số riêng của biến, đo lường sự thay đổi trung bình trong biến phụ thuộc Y khi Xi thay đổi 1 đơn vị và các biến còn lại không đổi.
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Ý nghĩa biến và đơn vị tính Kỳ vọng
LUONGVONVAY Lượng vốn vay của nông hộ, biến phụ thuộc (1.000 đồng)
Biến định lượng
TUOI Tuổi của chủ hộ, biến độc lập (năm) +
THUNHAP Tổng thu nhập của nông hộ trong năm, biến độc lập (1.000 đồng)
_ CHIPHISX Chi phí sản xuất là chi phí mà nông hộ sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp tính trên 1 vụ, biến độc lập (1.000 đồng)
+
GTTSĐB Là giá trị của tài sản đảm bảo theo định giá của Ngân hàng, biến độc lập (1000 đồng)
+ DTDATSX Là diện tích đất sản xuất nông nghiệp của
nông hộ, biến độc lập (m2)
+ SOLANVAY Là số lần vay vốn của nông hộ tại
NHNo&PNNT CN Tam Bình PGD Song Phú
19
Biến Ý nghĩa biến và đơn vị tính Kỳ vọng
Biến định tính
HOCVAN Trình độ học vấn của người
vay tiền, biến giả (= 0 mù chữ, = 1 là Cấp 1, = 2 là Cấp 2, = 3 là Cấp 3, = 4 Trung học phổ thông (THPT), = 5 Trung cấp, = 6 Cao đẳng, = 7 Đại học, = 8 Sau đại học) +
NOVAY Là các khoản nợ vay ngoài
các khoản nợ vay tại NHNo&PTNT CN Huyện Tam Bình PGD Song Phú, biến giả (= 0 nếu không có khoản vay nào khác, = 1 nếu có)
_
NGHENGHIEP Là nghề nghiệp của người vay
tiền, biển giả ( = 1 nếu người vay tiền đã hoặc đang là cán bộ công viên chức, = 0 nếu người vay tiền là nông dân)
+
MUCDICHVAY Là mục đích sử dụng vốn vay
của nông hộ, biến giả (= 0 nếu mục đích là phi sản xuất nông nghiệp, = 1 nếu mục đích là sản xuất nông nghiệp)
+
GIOITINH Là giới tính của chủ hộ, biến giả (= 1 nếu là nam, = 0 nếu là nữ)
+
- Mục tiêu cụ thể 3: Từ những kết quả phân tích trên cùng với việc tham khảo ý kiến chuyên gia để đề xuất giải pháp giúp nông hộ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động cho vay nông hộ tại NHNo & PTNT Chi nhánh Tam Bình PGD Song Phú.
20
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH
PHÒNG GIAO DỊCH SONG PHÚ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH - TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lý
Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm nằm về phía Nam cách trung tâm Thành phố Vĩnh Long – trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh 162 km, và trung tâm Tp.Cần Thơ 28 km. Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp huyện Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và một thị trấn, dân số hơn 162.191 người (chiếm 64,50%), mật độ dân số là 562 người/km2.
Quan hệ với các địa phương trong địa bàn tỉnh: là trục của trung tâm thị xã Vĩnh Long – Long Hồ - Mang Thít – Tam Bình – Trà Ôn và huyện Bình Minh thông qua hệ thống giao thông thủy bộ rộng khắp như đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, 905, 908 và 15 tuyến lộ cấp 5 và đường thủy có sông Mang Thít là thủy lộ quốc gia, tuyến chính chạy dài suốt ranh giới Đông – Nam và hệ thống kênh rạch chằng chịt được phân bổ đều trên địa bàn huyện. Với lợi thế này đã mang lại khả năng và tạo cho Tam Bình có một vị thế cực kỳ quan trọng trong chiếc lược phát triển chung của tỉnh và nhất là đã tạo điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế trong vùng lưu thông và giao lưu trao đổi hàng hóa.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình của huyện Tam Bình tương đối bằng phẳng cao độ giữa các vùng chênh lệch 0,3 – 0,5m từ phía Đông và Đông bắc và thấp dần về phía Tây và Tây Nam, có cao trình 0,5 – 0,7m so với mực nước biển nên rất thuận lợi cho dòng chảy của nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển các vườn cây ăn trái. Về địa chất cấu tạo đất, Tam Bình có loại đất mềm: đất sét, đất cát và cát pha tạp chất hữu cơ, về thổ nhưỡng có 3 nhóm đất: Đất phèn 17.849 ha (chiếm 67,51%), đất phù sa 83.845 ha (32,06%) và đất giồng khoáng sản rất quý giá. Đất sét với trữ lượng lớn thuận lợi dùng làm nguyên liệu cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất gạch, ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu,…
Khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ quanh năm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các vườn cây ăn trái vùng nhiệt đới. Về thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ
21
truyền triều mạnh, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên tiềm năng tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút tốt nên ít bị tác hại do mùa lũ hàng năm gây ra. Hiện tại Tam Bình đã phát triển 3 vụ trồng lúa trong năm, thuận lợi cho cơ giới hóa thâm canh tăng vụ.
3.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội
- Nguồn nhân lực: Là một huyện với nền kinh tế nông nghiệp là chính nên lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng với tỷ lệ 85 – 87 %, cùng với quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế huyện Tam Bình sẽ xảy ra hiện tượng thừa lao động đòi hỏi phải có việc làm. Đây chính là nguồn lao động cho phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ, đó cũng là tiềm năng cần có quy hoạch để phát triển tốt lực lượng lao động dồi dào này để trở thành yếu tố cần thiết cho giai đoạn phát triển kinh tế của huyện trong những năm về sau.
- Trình độ lao động: Hiện nay lực lượng lao động có trình độ chuyên môn còn thấp, đây cũng là thách thức không chỉ đối với huyện mà còn ở tỉnh và vùng ĐBSCL vì trình độ lao động ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế của địa phương.
- Kinh tế nông nghiệp: Hiện tại kinh tế của huyện Tam Bình còn phụ thuộc vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chính quyền tập trung lãnh đạo phát nông ngư nghiệp theo hướng toàn diện, đã tạo bước đột phá trên các lĩnh vực chăn nuôi bò, trồng nấm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa có chất lượng cao, phát triển mạnh kinh tế vườn, xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất và thúc đẩy phát triển mạng lưới dịch vụ nông nghiệp nên giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng đáng kể.
Tuy nông nghiệp có phát triển, nhưng các sản phẩm nông nghiệp còn lệ thuộc vào cung cầu của thị trường. Ngành chăn nuôi chưa phát triển được theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Hoạt động các hợp tác xã còn yếu kém, các trang trại đầu tư theo quy mô nhỏ chưa thực sự làm nòng cốt cho phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH SONG PHÚ