d) Lý do nông hộ chọn vay vốn tại NHNo&PTNT PGD Song Phú
5.1 NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG DOANH SỐ CHO VAY, KHAI THÁC
KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG
Giải pháp 1:
Ưu tiên tuyển dụng người tại địa phương để tận dụng lợi thế am hiểu con người và đặc điểm sản xuất tại địa phương nhằm giảm thiểu hiện tượng thông tin bất cân xứng giúp Ngân hàng dễ dàng tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng đối tượng cho vay mà giảm thiểu được rủi ro.
+ Cơ sở: Kết quả mô hình phân tích cho thấy số lần vay có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ qua đó thể hiện Ngân hàng có tồn tại sự hạn chế tín dụng do hiện tượng thông tin bất cất xứng khiến cho Ngân hàng khó mở rộng đối tượng cho vay cũng như là khai thác những khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nhân viên Ngân hàng phần lớn không phải là dân địa phương nên mất nhiều thời gian để tìm hiểu và thích ứng với đặc điểm của vùng.
+ Ưu điểm: Ngân hàng dễ dàng khai thác những khách hàng tiềm năng, giúp tăng lượng khách hàng và doanh số cho vay;
+ Nhược điểm: Dễ xảy ra rủi ro đạo đức khi cán bộ tín dụng có quen biết người địa phương dẫn đến việc nới lỏng khi xét duyệt vay vốn làm tăng rủi ro hoặc liên kết với người quen nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Để khắc phục nhược điểm này cần kiểm tra đầu vào nghiêm ngặt khi tuyển dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay, nhất là những món vay lớn.
Giải pháp 2:
Giảm tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đối với cho vay nông hộ có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn khác. Bên cạnh đó, định giá tài sản đảm bảo theo giá thị trường thay vì theo giá do chính quyền địa phương quy định để tăng sự linh hoạt.
+ Cơ sở: Qua phân tích dữ liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu của nông hộ rất nhỏ, luôn dưới 2% và tăng trưởng doanh số thu nợ dương thể hiện rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay nông hộ thấp và chất lượng tín dụng nông hộ tại Ngân hàng cao nên việc mở rộng cho vay đối với nông hộ là khả thi. Kết quả mô hình hồi quy đa biến cũng cho biết nhân tố giá trị tài sản đảm bảo có ảnh hưởng thuận chiều với lượng vốn vay của nông hộ, do đó, có thể thông qua việc giảm tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo để tăng doanh số cho vay đối với nông hộ.
+ Ưu điểm: Tăng doanh số cho vay đối với nông hộ, khai thác được lượng khách hàng tiềm năng nhưng không đáp ứng được điều kiện về tài sản đảm bảo.
67
+ Nhược điểm: Những rủi ro tiềm ẩn có thể làm tăng nợ xấu.
Giải pháp 3:
Tăng doanh số cho vay trung và dài hạn bằng sự chủ động tìm kiếm các khách hàng mục tiêu có dự án sản xuất phù hợp và khả thi như dự án mua máy, chăn nuôi bò,...đối với nông hộ; dự án kinh doanh chế biến các mặt hàng nông sản đối với doanh nghiệp, công ty.
+ Cơ sở: Vòng quay vốn tín dụng lớn hơn 1 cho thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Cho vay trồng trọt chăn nuôi cao mang tính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong khi đó, tỷ trọng các dự án trung và dài hạn như mua máy, chăn nuôi bò,... rất thấp.
+ Ưu điểm: Tăng doanh số cho vay, giảm chi phí cho hoạt động tín dụng
+ Nhược điểm: Yêu cầu cao trong công tác thẩm định dự án và đánh giá khách hàng, nếu phát sinh sơ suất thì rủi ro xảy ra cao.
Giải pháp 4:
Chủ động tìm kiếm khách hàng mới thuộc bộ phận cán bộ công viên như liên kết với các trường học, tổ chức - cơ quan,... trong địa bàn thông tin về các gói vay ưu đãi cho mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng vì nhóm đối tượng này có thu nhập ổn định, ít rủi ro. Bên cạnh đó, cho vay theo hình thức thấu chi đối với những khách hàng hiện tại thuộc nhóm đối tượng này.
+ Cơ sở: Theo kết mô quả mô hình cho thấy, nếu là CBCNV thì lượng vốn vay được cao hơn so với nông dân.
+ Ưu điểm: Rủi ro thấp.
+ Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian.