Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 72 - 74)

d) Lý do nông hộ chọn vay vốn tại NHNo&PTNT PGD Song Phú

4.2.2.1 Kiểm định mô hình

* Kiểm định đa cộng tuyến:

Dùng kiểm định tương quan cặp để phát hiện đa cộng tuyến, hầu hết các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8 ngoại trừ cặp biến THUNHAP VÀ CHIPHISX có hệ số tương quan cao lớn hớn 0,9. Mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến (kết quả được trình bày trong phần phụ lục);

Dùng nhân tố phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện đa cộng tuyến chính xác hơn. Kết quả cho thấy biến THUNHAP và CHIPHISX lần lượt là 19,57 và 19,43 vượt quá 10, các biến còn lại nhỏ hơn 10, trung bình các yếu tố

62

phóng đại phương sai (mean VIF) = 4,86 (kết quả được trình bày trong phần phụ lục);

Như vậy, qua hai bước kiểm định cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình khá lớn cần phải khắc phục. Sử dụng biện pháp loại trừ một biến giải thích ra khỏi mô hình để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến:

Bước 1: Xác định hai biến giải thích có quan hệ chặt chẽ là THUNHAP và CHIPHISX;

Bước 2: Tính R2 cho hàm hồi quy không có mặt một trong hai biến Kết quả hồi quy đối với mô hình không có biến CHIPHISX cho thấy R2 = 0,7778 , R2 điều chỉnh Adj R2 = 0,7516; (1)

Kết quả hồi quy đối với mô hình không có biến THUNHAP cho thấy R2 = 0,7909, R2 điều chỉnh Adj R2 = 0,7663; (2)

Bước 3: Loại bỏ biến

Ta thấy R2 (1) < R2 (2), bên cạnh đó Adj R2 (1) < Adj R2 (2), do đó, ta lấy biến CHIPHISX và loại bỏ biến THUNHAP ra khỏi mô hình.

Sử dụng lần nữa nhân tố phóng đại phương sai cho mô hình sau khi loại bỏ biến THUNHAP để kiểm định lại đa cộng tuyến, ta có tất cả các biến đều không vượt quá 10, trung bình các nhân tố phóng đại phương sai (mean VIF) = 1,61 nhỏ hơn (mean VIF) ban đầu rất nhiều. Mô hình không còn hiện tượng đa cộng tuyến và các biến trong mô hình không có tương quan với nhau nghĩa là mỗi biến chỉ giải thích cho biến phụ thuộc. (Kết quả được trình bày trong phần phụ lục)

* Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Giả thiết H0: không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan/ Cook-Weisberg trên phần mềm Stata cho kết quả như sau:

Giá trị tính được chi2(1) = 32,34 Prob > chi2 = 0,0000

=> chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa 1%, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

* Kiểm định bỏ sót biến

Giả thiết H0: mô hình không bỏ sót biến, các biến đưa vào mô hình là phù hợp

H1: mô hình bỏ sót biến

Sử dụng kiểm định Reset của Ramsey trên phần mềm STATA cho kết quả như sau:

Giá trị tính được F(3, 82) = 13,96 Giá trị kiểm định Prob > F = 0,0000

63

=> Chấp nhận H0: mô hình không bỏ sót biến ở mức ý nghĩa 1%

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)