Doanh số thu nợ phân theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 54)

l) Giới tính của chủ hộ

4.1.2.4Doanh số thu nợ phân theo mục đích sử dụng

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012 phân theo mục đích sử dụng

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng 2011-2013 phân theo mục đích sử dụng

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Tỷ trọng (%) Chênh lệch

2011-2010

Chênh lệch 2012-2011

Phân loại Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt - chăn nuôi (VAC) 140.812 151.530 165.749 83,75 87,4 86,24 10.718 7,61 14.219 9,38 Chăn nuôi bò 18.214 13.756 15.147 10,83 7,94 7,88 -4.458 -24,48 1.391 10,11 Mua máy 3.268 4.731 6.442 1,94 2,73 3,35 1.463 44,77 1.711 36,17 Sửa nhà 5.849 3.183 4.848 3,48 1,84 2,52 -2.666 -45,58 1.665 52,31 Tổng cộng 168.143 173.200 192.186 100,00 100,00 100,00 5.057 -17,68 18.986 107,97 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6T/2012-2011 Chênh lệch 6T/2013-2012 Phân loại 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt – chăn nuôi (VAC) 108.785 124.041 137.038 91,20 89,40 88,18 15.256 14,02 12.997 10,48 Chăn nuôi bò 5.763 8.938 7.894 4,83 6,44 5,08 3.175 55,09 -1.044 -11,68 Mua máy 2.349 2.532 5.382 1,97 1,82 3,46 183 7,79 2.850 112,56 Sửa nhà 2.380 3.245 5.085 2,00 2,34 3,27 865 36,34 1.840 56,70

a) Giai đoạn 2010-2012

Đối với mục đích sử dụng là trồng trọt chăn nuôi, DSTN có sự tăng trưởng ổn định với mức tăng năm 2012 cao hơn mức tăng 2011 khoảng 3,5 tỷ đồng. Bởi vì, các khoản vay trong lĩnh vực này thường là ngắn hạn nhằm đáp ứng sự luân chuyển vốn sản xuất của nông hộ, hơn nữa, sản xuất nông hộ là có tính mùa vụ nên phần lớn người vay đều có nhu cầu tiếp tục để tái sản xuất, khi người nông dân trúng mùa được giá thì Ngân hàng cũng dễ dàng thu hồi được nợ thậm chí có những hộ còn trả tiền vay trước hạn hoặc trả một phần nợ vay. Tuy nhiên, nghề nông thì lắm rủi ro hơn nữa còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi giá cả trên thị trường, có khi người nông dân trúng mùa những vẫn lỗ dẫn đến hậu quả là khó hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng đúng hạn nên việc thu nợ cũng tùy từng giai đoạn mà có mức tăng trưởng khác nhau;

Đối với các mục đích sử dụng còn lại, DSTN cũng không được ổn định, như DSTN trong chăn nuôi bò và sửa nhà tăng thấp trong năm 2011 nhưng lại tăng cao hơn vào năm 2012. DSTN ở những hộ mua máy thì ngược lại, mức tăng trong năm 2013 giảm hơn 1,4 tỷ đồng so với mức tăng năm 2012. Có sự biến động như vậy là vì các khoản vay này là dài hạn nên thời gian thu nợ cũng dài hơn theo đó, rủi ro cũng cao hơn và phụ thuộc nhiều vào thiện ý trả tiền của người đi vay, do đó, các khoản này có nhiều biến động;

Xét về cơ cấu DSTN, vì DSCV trong trồng trọt chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất nên DSTN trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất. Chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là chăn nuôi bò và mua máy, thấp nhất sửa nhà. Bởi vì, các khoản vay để sửa nhà là khoản vay phi sản xuất và càng không thể mang lại thu nhập gì nên có rủi ro cao, Ngân hàng thường chỉ cho vay đối với những hộ có uy tín và thu nhập cao đảm bảo khả năng trả nợ.

b) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013

DSTN trong trồng trọt chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động ở mức 90% do DSCV chủ yếu tập trung trong lĩnh vực này. DSTN cũng tăng qua mỗi năm mặc dù mức tăng có giảm nhẹ trong năm 2013 nhưng là phù hợp với tình hình thực tế khó khăn đối với các ngành trồng lúa, chăn nuôi gia cầm và heo;

DSTN đối với chăn nuôi bò có sự biến động nhẹ trong nửa đầu năm 2011-2013 nguyên nhân là do đây là khoản vay dài hạn mà đây là thời điểm tái sản xuất đầu tư thể hiện qua sự tăng DSCV trong năm này nên trong ngắn hạn chưa thể thu hồi nợ vay. Còn lại, DSTN đối với mua máy và sửa nhà thì có sự tăng trưởng ổn định.

4.1.2.5Dư nợ cho vay nông hộ phân theo tài sản đảm bảo

Bảng 4.11: Dư nợ cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012 phân theo tài sản đảm bảo

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Bảng 4.12: Dư nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng đầu năm 2011-2013 phân theo tài sản đảm bảo

Đvt: Triệu đồng Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6T/2012-2011 Chênh lệch 6T/2013-2012 Phân loại 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 102.035 130.790 172.100 71,95 69,33 69,96 28.755 28,18 41.310 31,58 Không có tài sản đảm bảo 39.774 57.845 73.901 28,05 30,67 30,04 18.071 45,43 16.056 27,76

Tổng cộng 141.809 188.635 246.001 100,00 100,00 100,00 46.826 73,62 57.366 59,34

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Tỷ trọng (%) Chênh lệch

2010-2011

Chênh lệch 2011-2012

Phân loại Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 108.633 119.311 153.496 71,09 71,80 78,20 10.678 10,01 34.185 28,65 Không có tài sản đảm bảo 44.173 46.859 42.800 28,91 28,20 21,80 2.686 2,52 -4.059 -8,66

a) Giai đoạn 2010-2012

Dư nợ cho vay nông hộ có tài sản đảm bảo có sự tăng trưởng cao, nhất là trong năm 2012, mức tăng vượt hơn mức tăng năm 2011 đến hơn 23,5 tỷ đồng, tốc độ tăng nhanh hơn gần 3 lần. Dư nợ trong năm 2012 tăng cao hơn năm 2011 là do DSCV trong năm này tăng cao nhưng DSTN thì lại tăng thấp kết quả là dư nợ tăng nhiều hơn;

Dư nợ cho vay nông hộ không có tài sản đảm bảo tăng thấp trong năm 2011 nhưng lại giảm với mức giảm nhiều hơn trong năm 2012. Do trong năm 2011, DSCV và DSTN nông hộ không có tài sản đảm bảo tăng với tốc độ gần bằng nhau nên làm cho dư nợ trong năm này tăng thấp đến năm 2012, DSTN tăng cao trong khi DSCV tăng ít hơn nên làm cho dư nợ giảm xuống.

b) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013

Dư nợ cho vay nông hộ có đảm bảo tài sản và không có tài sản đều tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể, mức tăng dư nợ có tài sản đảm bảo trong 6 tháng năm 2013 tăng cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2012 khoảng 1,5 lần với tốc độ nhanh hơn 3%. Riêng mức tăng của dư nợ không có tài sản đảm bảo thì thấp hơn cùng kì 2 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm đi khoảng 8%;

Tuy DSCV tăng trưởng ổn định nhưng sự sụt giảm trong trong tăng trưởng của DSTN làm cho dự nợ có đảm bảo tài sản tăng cao, ngược lại, đối với các món vay không có tài sản đảm bảo, tốc độ tăng trưởng DSTN cao hơn tốc độ tăng trưởng của DSCV nên dư nợ tăng trưởng ít. Do đó, cơ cấu tỷ trọng không có nhiều biến động, cơ bản dư nợ có đảm bảo tài sản chiếm khoảng 70% và giảm nhẹ tương ứng là sự tăng nhẹ trong dư nợ không có đảm bảo tài sản lên mức 30%.

4.1.2.6 Dư nợ cho vay nông hộ phân theo mục đích sử dụng

Bảng 4.13: Dư nợ cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012 phân theo mục đích sử dụng

Đvt: Triệu đồng

Tỷ trọng (%) Chênh lệch

2011-2010

Chênh lệch 2012-2011

Phân loại Năm 2010 Năm

2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt - chăn nuôi (VAC) 134.385 150.031 180.047 87,94 90,29 91,72 15.646 11,64 30.016 20,01 Chăn nuôi bò 11.796 8.368 5.337 7,72 5,04 2,72 -3.428 -29,06 -3.031 -36,22 Mua máy 3.384 3.434 6.295 2,21 2,07 3,21 50 1,48 2.861 83,31 Sửa nhà 3.241 4.337 4.617 2,12 2,61 2,35 1.096 33,82 280 6,46

Tổng cộng 152.806 166.170 196.296 100,00 100,00 100,00 13.364 17,88 30.126 73,56

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Bảng 4.14: Dư nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng đầu năm 2011-2013 phân theo mục đích sử dụng Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6T/ 2012-2011 Chênh lệch 6T/2013-2012 Phân loại 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt – chăn nuôi (VAC) 126.052 172.089 229.103 88,89 91,23 93,13 46.037 36,52 57.014 33,13 Chăn nuôi bò 8.147 6.492 6.749 5,75 3,44 2,74 -1.655 -20,31 257 3,96 Mua máy 3.118 4.514 6.964 2,20 2,39 2,83 1.396 44,77 2.450 54,28 Sửa nhà 4.492 5.540 3.185 3,17 2,94 1,29 1.048 23,33 -2.355 -42,51

a) Giai đoạn 2010-2012

Dư nợ cho vay nông hộ cho mục đích trồng trọt chăn nuôi theo mô hình VAC chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng, từ năm 2010 là 88% đến năm 2012 tỷ trọng này tăng khoảng 3%. DSCV tăng cao trong DSTN tăng thấp làm cho dư nợ qua mỗi năm cũng tăng mạnh, cụ thể, mức tăng trong năm 2012 cao gấp đôi mức tăng năm 2011 với tốc độ tăng khoảng 9%;

Dư nợ mua máy trong năm 2011 không có thay đổi gì đáng kể nhưng tăng nhiều trong năm 2012 do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với công tác cơ giới hóa nông nghiệp, người nông dân dám mạnh dạn đầu tư vào máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất;

Ngược lại, dư nợ chăn nuôi bò lại có xu hướng giảm, tỷ trọng năm 2012 cũng giảm 5% so với năm 2010. Dư nợ mỗi năm cũng giảm hơn 3 tỷ đồng và tốc độ giảm năm 2012 nhanh hơn năm 2011 do chăn nuôi bò có ít rủi ro và vốn tái đầu tư thấp, người nông dân chỉ cần đầu từ lúc đầu là có thể thu lại nguồn lợi thu dài nên trong thời gian ngắn dư nợ ngành này tạm thời giảm xuống;

Dư nợ sửa nhà tăng nhiều trong năm 2011 và tăng ít hơn vào năm 2012, tốc độ tăng cũng giảm chỉ còn 1/6 lần so với năm 2011 do DSTN trong năm 2012 tăng cao làm cho dư nợ giảm xuống.

b) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013

Dư nợ cho vay trồng trọt chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên, tính đến tháng 6 năm 2013, tỷ trọng này đã tăng khoảng 5% so với cùng kì năm 2011 và chiếm hơn 90% tổng dư nợ. Thêm vào đó, tăng trưởng dư nợ cũng rất lớn, mức tăng trong nửa đầu năm 2013 cao hơn mức tăng năm 2012 là hơn 10 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng thì giảm đi 3%;

Dư nợ chăn nuôi bò trong nửa đầu năm vẫn tiếp tục xu hướng giảm và đến năm 2013 đã có sự tăng nhẹ triển vọng đến sẽ tăng nhiều hơn nữa vào cuối năm. Ngược lại, dư nợ sửa nhà tăng trong nửa đầu năm 2012 nhưng lại giảm hơn 2 lần trong cùng kỳ năm 2013 do DSTN trong giai đoạn này tăng cao. Dư nợ mua máy thì tăng trưởng ổn định hơn do DSCV và DSTN ít biến động.

4.1.2.7 Nợ xấu nông hộ phân theo tài sản đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.15: Nợ xấu nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình 2010-2012 phân theo tài sản đảm bảo

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Bảng 4.16: Nợ xấu nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng đầu năm 2011-2013 phân theo tài sản đảm bảo Đvt: Triệu đồng Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6T/2012-2011 Chênh lệch 6T2013-2012 Phân loại 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 1.043 965 829 70,71 85,63 76,83 -78 -7,48 -136 -14,09 Không có tài sản đảm bảo 432 162 250 29,29 14,37 23,17 -270 -62,50 88 54,32

Tổng cộng 1475 1127 1079 100,00 100,00 100,00 -348 -69,98 -48 40,23

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Tỷ trọng (%) Chênh lệch

2011-2010

Chênh lệch 2012-2011

Phân loại Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 1.937 2.440 1.275 80,37 89,39 88,17 503 0,47 -1.165 -47,75

Không có tài sản đảm bảo 473 290 171 19,63 10,61 11,83 -183 -0,17 -119 -40,95

a) Giai đoạn 2010-2012

Nợ xấu đối với các món vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao, đến năm 2012 đã tăng 8% so với năm 2010. Nợ xấu cũng có sự tăng nhẹ trong năm 2011, tuy nhiên, đến năm 2012, nợ xấu đã giảm nhiều hơn. Đó là một nổ lực đáng kể của Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu theo chỉ đạo chung của NHNN để giúp nền kinh tế mau phục hồi và khơi thông dòng chảy cho nguồn vốn;

Nợ xấu đối với các món vay không có tài sản đảm bảo trái lại chiếm tỷ trọng nhỏ, nợ xấu cũng đều giảm qua mỗi năm với tốc độ ngày càng tăng là một dấu hiệu tích cực. Nguyên nhân mà nợ xấu của nợ vay không đảm bảo lại chiếm tỷ trọng thấp và hơn nữa có xu hướng giảm hơn so với nợ xấu có tài sản đảm bảo là vì các món vay này chủ yếu là món vay nhỏ nên rủi ro được phân tán hơn và do đó, thiệt hại mà Ngân hàng phải chịu khi rủi ro xảy cũng thấp hơn là các món vay lớn dù có tài sản đảm bảo.

b) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013

Tình hình nợ xấu trong 6 tháng đầu năm từ năm 2011-2013 nhìn chung rất khả quan vì có xu hướng giảm. Trong nửa đầu năm 2012 nợ xấu có tài sản đảm bảo giảm 7,5%, nợ xấu không có tài sản đảm bảo giảm mạnh hơn đến 62,5%; trong cùng kỳ năm 2013, nợ xấu có tài sản đảm bảo tiếp tục giảm 14% nhưng nợ xấu không có tài sản đảm bảo lại tăng lên 54%. Các món vay không có tài sản đảm bảo thường là món vay nhỏ giúp hỗ trợ nông hộ về vốn sản xuất, nông hộ không hoàn trả nợ vay đa phần là do sản xuất khó khăn dẫn đến mất khả năng trả nợ vay không phải không có thiện ý trả nợ và mức thiệt hại đối với Ngân hàng thường không lớn, do đó, Ngân hàng cần có biện pháp hỗ trợ cho nông hộ bên cạnh biện pháp xử lý nợ xấu.

4.1.3 Đánh giá hoạt động tín dụng nông hộ qua một số chỉ số tài chính

Bảng 4.17: Bảng thể hiện tình hình cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Tam Bình từ năm 2010-2012 Chênh lệch

2011-2010

Chênh lệch 2012-2011

Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay Triệu đồng 162.792,00 186.564,00 222.312,00 23.772,00 14,60 35.748,00 19,16

Dư nợ Triệu đồng 152.806,00 166.170,00 196.296,00 13.364,00 8,75 30.126,00 18,13

Dư nợ bình quân Triệu đồng 155.481,50 159.488,00 181.233,00 4.006,50 2,58 21.745,00 13,63

Doanh số thu nợ Triệu đồng 168.143,00 173.200,00 192.186,00 5.057,00 3,01 18.986,00 10,96

Doanh số thu nợ tới hạn trong kỳ Triệu đồng 135.545,00 147.584,00 175.849,00 12.039,00 8,88 28.265,00 19,15 Doanh số cho vay tới hạn trong kỳ Triệu đồng 146.525,00 151.244,00 182.936,00 4.719,00 3,22 31.692,00 20,95

Nợ xấu Triệu đồng 2.410,00 2.730,00 1.446,00 320,00 13,28 -1.284,00 -47,03 Vốn huy động Triệu đồng 267.195,00 326.930,00 375.904,00 59.735,00 22,36 48.974,00 14,98 Tổng tài sản Triệu đồng 419.249,00 478.984,00 527.958,00 66.542,00 12,65 108.273,00 18,27 Dư nợ/ Vốn huy động % 57,19 50,83 52,22 -6,36 -11,12 1,39 2,74 Dư nợ/ Tổng tài sản % 36,45 34,69 37,18 -1,76 -4,82 2,49 7,17

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 54)