Phân tích hoạt động tín dụng nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 45)

l) Giới tính của chủ hộ

4.1Phân tích hoạt động tín dụng nông hộ

4.1.1 Phân tích tỷ trọng cho vay nông hộ

Bảng 4.1: Tỷ trọng cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012

Đvt: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011- 2010 Chênh lệch 2012- 2011 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % % % Doanh số cho vay nông hộ 162.792 49,71 186.564 46,06 222.312 46,45 -3,65 0,39

Tổng doanh số cho vay 495.959 100,00 576.763 100,00 663.758 100,00 0,00 0,00

Dư nợ nông hộ 152.806 38,74 166.170 40,20 196.296 42,35 1,46 2,15

Tổng dư nợ 394.398 100,00 413.365 100,00 463.556 100,00 0,00 0,00

Doanh số thu nợ nông hộ 168.143 37,39 173.200 31,05 192.186 31,32 -6,34 0,27

Tổng doanh số thu nợ 449.642 100,00 557.796 100,00 613.567 100,00 0,00 0,00

Nợ xấu 2.410 93,41 2.730 11,41 1.446 44,15 -82,00 32,74

Tổng nợ xấu 2.580 100,00 23.934 100,00 3.257 100,00 0,00 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam bình

Cho vay nông hộ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động cho vay và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, cụ thể năm 2010, doanh số cho vay nông hộ chiếm tỷ trọng là 49% nhưng qua năm 2011, 2012 tỷ trọng này chỉ còn khoảng 46%. Điều này có thể được lý giải bởi 2 lý do, thứ nhất, NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình hoạt động tại địa bàn nông thôn chưa được đầu tư phát triển nhiều nên số lượng doanh nghiệp, công ty còn ít, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do đó nông hộ là thành phần kinh tế phổ biến. Thứ hai là ngân hàng ra đời để phục vụ nông nghiệp, nông thôn và cũng trưởng thành đi lên từ nông nghiệp, nông thôn nên NHNo&PTNT nói chung cũng như NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình nói riêng luôn lấy việc phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn làm trọng tâm, ưu tiên cho vay “Tam nông” – nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo tinh thần của nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7.

Tỷ trọng thu nợ đối với nông hộ đạt mức cao nhất trong nửa đầu năm 2011 là gần 40%, đến cùng kỳ năm 2013, do tốc độ tăng doanh số thu nợ nông

35

hộ chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh số thu nợ nên tỷ trọng này giảm chỉ còn chiếm khoảng 1/3 doanh số thu nợ. Tốc độ tăng doanh số thu nợ nông hộ giảm là bởi vì các loại thiên tai, dịch bệnh điển hình là cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, heo tai xanh,… ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng nông sản, gia cầm, gia súc của nông dân. Bên cạnh đó, khi người nông dân được mùa thì lại không được giá làm cho thu nhập của nông hộ giảm đáng kể dẫn đến hệ lụy là khó hoàn trả các khoản vay cho Ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay nông hộ tăng dần qua các năm. Tỷ trọng doanh số cho vay giảm trong khi tỷ trọng dư nợ lại tăng, điều này có vẻ bất hợp lý nhưng thực tế, doanh số cho vay nông hộ vẫn tăng đều mỗi năm, tỷ trọng giảm chủ yếu do tổng doanh số cho vay tăng nhanh hơn, tỷ trọng doanh số thu nợ cũng giảm cho nên dư nợ tăng là tất yếu. Thêm vào đó, mục tiêu chung của NHNo&PTNT là dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm 70% dư nợ thì dư nợ cho vay nông hộ tăng trưởng như vậy là xu hướng phát triển hợp lý tuy nhiên trên địa bàn nông thôn, thì tỷ trọng dư nợ như trên là còn thấp so với yêu cầu chung, Ngân hàng cần tăng cường mở rộng hoạt động cho vay nông hộ hơn nữa.

Tỷ trọng nợ xấu của nông hộ qua các năm có sự biến động lớn, cụ thể, trong năm 2010, nợ xấu của nông hộ chiếm một tỷ lệ rất cao hơn 90% nhưng đến năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống nhanh chóng chỉ còn khoảng 11%, qua năm 2012 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng hơn 30%. Có sự biến động lớn như vậy nguyên nhân chính không phải xuất phát từ nợ xấu của nông hộ mà vì tổng nợ xấu của diễn biến bất thường, năm 2010 tổng nợ xấu thấp nên nợ xấu của nông hộ chiếm tỷ trọng cao. Năm 2011, nợ xấu của nông hộ không giảm nhưng tổng nợ xấu tăng hơn 8 lần so với năm 2010 trong khi nợ xấu của nông hộ chỉ tăng nhẹ làm cho tỷ trọng nợ xấu nông hộ giảm xuống mức thấp. Đến năm 2012, tổng nợ xấu đã giảm xuống đáng kể theo đó, nợ xấu của nông hộ cũng giảm xuống nên tỷ trọng nợ xấu của nông hộ tăng ở mức vừa.

36

Bảng 4.2: Tỷ trọng cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013

Đvt: Triệu đồng 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 6T/2012 -2011 Chênh lệch 6T/2013 -2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % % %

Doanh số cho vay

nông hộ 108.280 39,68 161.221 49,38 205.104 59,44 9,71 10,06 Tổng doanh số cho vay 272.915 100,00 326.460 100,00 345.042 100,00 0,00 0,00 Dư nợ nông hộ 141.809 37,32 188.635 43,51 246.001 49,61 6,19 6,10 Tổng dư nợ 379.973 100,00 433.530 100,00 495.863 100,00 0,00 0,00 Doanh số thu nợ nông hộ 119.277 41,48 138.756 45,30 155.399 49,69 3,82 4,39 Tổng doanh số thu nợ 287.520 100,00 306.295 100,00 312.735 100,00 0,00 0,00 Nợ xấu 1.475 35,42 1.127 40,57 1.079 54,52 5,15 13,95 Tổng nợ xấu 4.164 100,00 2.778 100,00 1.979 100,00 0,00 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam bình

Nhìn chung tỷ trọng doanh số cho vay, dư nợ và doanh số thu nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình có xu hướng tăng trong nửa đầu năm từ 2011-2013 với mức tăng khá ổn định. Đặc biệt, doanh số cho vay cho vay nông hộ trong 6 tháng năm 2013 đã vượt lên chiếm hơn 50% tổng doanh số cho vay, dư nợ và doanh số thu nợ cũng chiếm gần 50% là một dấu hiệu tích cực biểu hiệu sự quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp giúp cho ngành nghề truyền thống của nước ta ngày càng phát triển và đời sống của nông dân cũng ngày càng được cải thiện. Tỷ trọng nợ xấu nông hộ cũng tăng qua các năm, nhất là mức tăng trong 6 tháng năm 2013 là gần 14% cao hơn khoảng 9% so với mức tăng năm 2012 có vẻ như là một dấu hiệu đáng ngại nhưng trên thực tế là do tổng nợ xấu của Ngân hàng giảm trong nửa đầu năm từ 2011-2013 trong khi nợ xấu nông hộ không biến động nhiều nên làm cho tỷ trọng nợ xấu nông hộ tăng lên.

4.1.2 Phân loại cho vay nông hộ

4.1.2.1 Doanh số cho vay phân theo tài sản đảm bảo

Bảng 4.3: Doanh số cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012 phân theo tài sản đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Bảng 4.4: Doanh số cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng 2011-2013 phân theo tài sản đảm bảo Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6T/2012-2011 Chênh lệch 6T/2013-2012 Phân loại 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 70.968 98.733 113.807 65,54 61,24 55,49 27.765 39,12 15.074 15,27 Không có tài sản đảm bảo 37.312 62.488 91.297 34,46 38,76 44,51 25.176 67,47 28.809 46,10

Tổng cộng 108.280 161.221 205.104 100,00 100,00 100,00 52.941 106,60 43.883 61,37

Tỷ trọng (%) Chênh lệch

2010-2011

Chênh lệch 2011-2012

Phân loại Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 106.675 117.938 137.387 65,53 63,22 61,80 11.263 10,56 19.449 16,49 Không có tài sản đảm bảo 56.117 68.626 84.925 34,47 36,78 38,20 12.509 11,73 16.299 23,75

a) Giai đoạn 2010-2012

DSCV phân theo có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo đối với nông hộ đều tăng qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, mức tăng DSCV có tài sản đảm bảo hơn 1,5 lần so với mức tăng năm 2012, tăng nhanh hơn mức tăng của năm 2011 khoảng 6%; DSCV đối với những hộ không có đảm bảo bằng tài sản cũng tăng khoảng 1,3 lần so với mức tăng năm 2012 nhưng với tốc độ nhanh hơn gấp đôi;

Xét về cơ cấu, DSCV có tài sản đảm bảo luôn chiếm hơn 60%, tuy nhiên, tỷ trọng DSCV không có tài sản đảm bảo cũng có dấu hiệu tăng dần, tính đến năm 2012, tỷ trọng này đã tăng khoảng 4% so với tỷ trọng DSCV không đảm bảo tài sản năm 2010. Mặc dù, mức tăng tỷ trọng DSCV không có tài sản đảm bảo chậm nhưng chắc vì trường hợp này ngoài những khoản vay tín chấp thì những khoản vay khác dưới 50 triệu đồng được cho vay không cần đảm bảo bằng tài sản thực hiện theo Nghị định 41 của Chính phủ còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, hình thức cho vay này giúp Ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay và phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn.

b) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013

Doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2011-2013 nhìn chung là có xu hướng tăng đối với cả 2 loại là vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo. Mức tăng DSCV có tài sản đảm bảo trong 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn 1/2 so với mức tăng năm 2012 với tốc độ giảm đi 24%. Trong khi đó, mức tăng DSCV không có tài sản đảm trong nửa đầu năm 2013 cao hơn mức tăng năm 2012 là hơn 3,5 tỷ đồng và cao hơn mức tăng DSCV có tài sản đảm bảo gần 14 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng giảm đi khoảng 1/3 lần. Tỷ trọng DSCV không có tài sản đảm bảo trong 6 tháng đầu năm cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao, từ mức hơn 34% năm 2011 đã tăng khoảng 10% tính đến cùng kỳ năm 2013. Tình hình cho vay diễn biến như trên cũng là do sự tăng cường, khuyến khích triển khai thực hiện Nghị định “Tam nông” của Chính Phủ để góp phần công cuộc xây dựng nông thôn mới.

4.1.2.2.Doanh số cho vay phân theo mục đích sử dụng

Bảng 4.5: Doanh số cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012 phân theo mục đích sử dụng

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Bảng 4.6: Doanh số cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng 2011-2013 phân theo mục đích sử dụng Đvt: Triệu đồng Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6T/2011-2012 Chênh lệch 6T/2012-2013 Phân loại 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt – chăn nuôi (VAC) 98.452 146.099 186.094 90,92 90,62 90,73 47.647 48,40 39.995 27,38 Chăn nuôi bò 6.114 7.062 9.306 5,65 4,38 4,54 948 15,51 2.244 31,78 Mua máy 2.083 3.612 6.051 1,92 2,24 2,95 1.529 73,40 2.439 67,52 Sửa nhà 1.631 4.448 3.653 1,51 2,76 1,78 2.817 172,72 -795 -17,87

Tổng cộng 108.280 161.221 205.104 100,00 100,00 100,00 52.941 310,02 43.883 108,80

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Tỷ trọng (%) Chênh lệch

2011-2010

Chênh lệch 2012-2011

Phân loại Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt - chăn nuôi (VAC) 147.769 167.176 195.765 90,77 88,54 88,06 19.407 13,13 28.589 17,10 Chăn nuôi bò 9.140 10.328 12.116 5,61 5,54 5,45 1.188 13,00 1.788 17,31 Mua máy 2.256 4.781 9.303 1,39 3,63 4,18 2.525 111,92 4.522 94,58 Sửa nhà 3.627 4.279 5.128 2,23 2,29 2,31 652 17,98 849 19,84

a) Giai đoạn 2010-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình chủ yếu được phân theo 4 mục đích bao gồm: trồng trọt - chăn nuôi theo mô hình VAC, chăn nuôi bò, mua máy (mua máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như máy tuốt, máy gặt đập liên hợp,…) và sửa nhà. Theo đó, ta thấy DSCV chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo mô hình VAC chiếm tỷ trọng khoảng 90%, tuy nhiên có dấu hiệu giảm qua các năm, tỷ trọng cho vay qua các mục đích khác tăng lên, nhất là chăn nuôi bò và mua máy. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ giới hóa cũng ngày càng phát triển, một số nông dân có tầm nhìn xa đã mạnh dạn đầu tư vào máy móc phục vụ cho nông nghiệp, một mặt có thể tiết kiệm chi phí nhân công, một mặt có thể tăng thêm nguồn thu cho gia đình mang lại nguồn lợi lâu dài. Bên cạnh đó, sự bất bênh trong giá cả làm cho người nông dân bao phen chịu thiệt thòi thua lỗ thì chăn nuôi bò có thể mang đảm bảo ổn định kinh tế cho nông hộ vì ít có sự biến động trong giá thị trường. Mặc dù, tỷ trọng có giảm nhưng DSCV đối với trồng trọt chăn nuôi vẫn tăng mạnh qua các năm; cụ thể năm 2012, DSCV tăng hơn 28,5 tỷ đồng, tăng cao hơn năm 2011 khoảng 9 tỷ đồng, DSCV mua máy cũng có mức tăng trong năm 2012 gần gấp đôi năm 2011, còn lại có mức tăng không đáng kể.

b) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013

Doanh số cho vay nhìn chung có xu hướng tăng, tăng nhiều nhất là cho vay trồng trọt chăn nuôi, 6 tháng năm 2013, mức tăng DSCV giảm khoảng 7,5 tỷ đồng so với mức tăng cùng kỳ năm 2012, tốc độ tăng cũng giảm hơn 10%. Chăn nuôi bò và mua máy mặc dù tăng ít và tỷ trọng cho vay cũng thấp nhưng mức tăng trong nửa đầu năm 2013 cao hơn mức tăng năm 2012 do sản xuất nông nghiệp theo mô hình VAC thời gian gần đây ngày càng khó khăn, hầu hết nông dân đều thua lỗ trong khi đó, chăn nuôi bò và mua máy có thể mang lại thu nhập ổn định hơn và ít bị tác động của giá thị trường. Riêng DSCV cho mục đích sửa nhà tăng nhiều trong năm 2012 với tốc độ tăng hơn 150% nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa tại địa phương, nhiều công trình như chợ, trường học, trụ sở, cơ quan Nhà nước được quy hoạch xây mới làm cho nhiều hộ có nhu cầu xây sửa nhà đến nửa đầu năm 2013, tuy DSCV có xu hướng giảm nhưng mức giảm không đáng kể.

4.1.2.3 Doanh số thu nợ phân theo tài sản đảm bảo

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012 phân theo tài sản đảm bảo

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình trong 6 tháng 2011-2013 phân theo tài sản đảm bảo

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình, tháng 10/2013

Tỷ trọng (%) Chênh lệch

2011-2010

Chênh lệch 2012-2011

Phân loại Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 113.479 107.260 103.202 67,49 61,93 53,70 -6.219 -5,48 4.058 -3,78 Không có tài sản đảm bảo 54.664 65.940 88.984 32,51 38,07 46,30 11.276 20,63 23.044 34,95

Tổng cộng 168.143 173.200 192.186 100,00 100,00 100,00 5.057 15,15 18.986 31,16 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6T/2012-2011 Chênh lệch 6T/2013-2012 Phân loại 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Có tài sản đảm bảo 73.566 87.254 95.203 61,68 62,88 61,26 13.688 18,61 7.949 9,11 Không có tài sản đảm bảo 45.711 51.502 60.196 38,32 37,12 38,74 5.791 12,67 8.694 16,88

a) Giai đoạn 2010-2012

DSTN đối với những món vay có tài sản đảm bảo trong năm 2011 có xu hướng giảm đến năm 2012 lại tăng lên, nói chung là không ổn định bởi vì các món vay có tài sản đảm bảo thường có giá trị lớn, nhiều rủi ro. Ngược lại, DSTN đối với những món vay không có tài sản đảm bảo thì tăng trưởng ổn

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú (Trang 45)