2.1.6.1 Khái niệm kết cấu mặt hàng
Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu.
2.1.6.2 Nội dung phân tích kết cấu mặt hàng
Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. Nếu tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có sốdư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng
lên. Vì vậy doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp giảm đi và từ đó độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.
2.1.7 Một số vận dụng trong phân tích CVP để đưa ra quyết định kinh doanh
- Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi.
- Chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi. - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng
30
- Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụthay đổi.
- Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến, sản
lượng và giá bán thay đổi.
2.1.8 Hạn chế của mô hình phân tích CVP
Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này được đặt trong một sốđiều kiện giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giảđịnh đó là:
- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến
tính như chúng ta giảđịnh.
- Phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng.
- Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ
phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển,…
- Giá bán sản phẩm không đổi, tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thịtrường.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm
bán ra không thay đổi.Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh nhà quản trị muốn tạo ra nhiều lợi nhuận.Vì vậy, họ có xu hướng thay đổi kết cấu mặt hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Giá trị đồng tiền không thay đổi qua các thời kỳ, tức là nền kinh tế
không bịảnh hưởng bởi lạm phát.
2.1.9 Các giảđịnh khi thực hiện phân tích CVP
31 - Chi phí và doanh thu đồng biến.
- Năng suất lao động và hiệu quảổn định.
- Tồn kho không thay đổi, sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ bằng nhau. - Kết cấu mặt hàng không đổi. - Giá bán sản phẩm không đổi. - Không xảy ra lạm phát. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu
- Số liệu thứ cấp: bảng nhật ký sản xuất, kinh doanh, bảng tổng hợp báo cáo sốlượng hàng sản xuất và tiêu thụ, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ chi tiết các tài khỏan, sổ sản xuất kinh doanh liên quan đến chi phí…
- Số liệu sơ cấp: hỏi, trao đổi trực tiếp với kế toán tổng hợp và tham quan trực tiếp quy trình sản xuất sản phẩm đó tại doanh nghiệp.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong đề tài số liệu được phân tích theo các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: để tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và tương đối: để đánh giá kết quả, xu hướng biến động của kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: để tổng hợp các loại chi phí theo chi phí bất biến và khả biến.
- Phương pháp bình phương bé nhất: để phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí.
- Phương pháp tính toán: để tính các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, điểm hòa vốn,… và dùng phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh,
suy luận đểđánh giá cụ thể từng mặt hàng của công ty.
- Phương pháp tổng hợp và suy luận: để đưa ra giải pháp nhằm giúp công
32
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, được biết đến với tên gọi KIFOCAN, tọa lạc tại Khu cảng cá Tắc Cậu - ấp Minh Phong – xã Bình An – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang, được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2005 với vốn điều lệban đầu là 20.368.380.000 đồng.
- Công ty được thành lập theo Quyết định số254/QĐ-UB ngày 16 tháng
02 năm 2005 của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Kiên Giang về việc chuyển
đổi xí nghiệp chế biến thực phẩm đóng hộp xuất khẩu trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang thành công ty cổ phần.
-Năm 2005, Kifocan chính thức được công nhận code châu âu. Điều này ghi nhận khả năng của công ty trong việc hội đủ mọi yêu cầu khắc khe của liên minh châu âu và các thịtrường khó tính khác.
-Năm 2006 đến năm 2011, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Kifocan, và trở thành một trong những công ty đầu nghành của cảnước.
-Ngày 26 tháng 04 năm 2011 chi nhánh tỉnh Bến Tre được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh lần đầu số 1700460156001 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp và giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 55201000035 ngày 09 tháng 06 năm 2011 do ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre cấp. Chi nhánh đặt tại Lô A17, cụm A II, khu công nghiệp Giao Long, Xã An Phước, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.
-Năm 2012, chi nhánh Bến Tre chính thức khánh thành đây là bước đầu tiên trong kế hoạch lâu dài mở rộng của Công ty.
* Thông tin về Công ty Cổ phần thực phẩm đóp hộp Kiên Giang - Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang - Tên viết tắt: KIFOCAN
33
- Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến và xuất khẩu
- Trụ sở: Khu cảng cá Tắc Cậu - ấp Minh Phong – xã Bình An – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang
- Điện thoại: 0773.616.448 – Fax: 0773.616.255 - Sốđăng ký kinh doanh: 1700.460.156
- Tổng số vốn (vốn chủ sở hữu, vố vay,…): 20.368.380.000 - Wedsite:www.kifocan.com.vn
- Lĩnh vực hoạt động chính: chế biến và xuất khẩu cá Ngừđóng hộp và cá Sardiens sốt cà.
- Thị trường xuất khẩu: Trung Đông, Châu Phi, Hồng Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Úc, Mỹ,…
- Một số chứng chỉ về tiêu chuẩn chất lượng, bằng khen:
+ Doanh nghiệp có sản phẩm tiêu biểu cấp khu cực ĐBSCL năm 2013
+ Đạt cúp vàng thủy sản Việt Nam năm 2012
+ Sản phẩm chứng nhận HACCP và code DH 335 xuất hàng sang Châu Âu.
+ Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam – năm
2012
+ Top 50 sản phẩm vàng hội nhập WTO năm 2012
+ Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do sở Y tế tỉnh Kiên Giang cấp chứng nhận.
+ Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu uy tín năm 2013 do bộCông Thương
cứng nhận.
3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 3.2.1 Mục tiêu 3.2.1 Mục tiêu
Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang không ngừng đầu tư
phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường mới và những thị trường tiềm năng, nhằm định hướng cho công ty đi
vào quỹđạo phát triển mang tính bền vững.
3.2.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng
34 The image part with relationship ID rId11 was not found in the file.
The image part with relationship ID rId12 was not found in the file.
- Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhầm tăng hiệu quả kinh doanh.
- Chấp hành, tuân thủ các chính sách, chếđộ và pháp luật của Nhà Nước
liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ
Luật lao động như ký kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm,…
3.2.3 Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề chính là chế biến, đóng hộp cá Sardines sốt và cá Ngừđóng
hộp.
-Cá Sardines sốt cà:
Nguồn: Hình ảnh lấy từ wedsite của công ty
Hình 3.1 Cá Sardiens sốt cà - Cá Ngừđóng hộp: Cá Ngừđóng hộp
Nguồn: Hình ảnh lấy từ wedsite của công ty
35
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1 Giới thiệu bộ máy quản lý 3.3.1 Giới thiệu bộ máy quản lý
Nguồn: Phòng nhân sự của công ty
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng
hộp Kiên Giang
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng Kinh doanh ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG
Ban Quản đốc Phòng nhân sự Phòng Tài
chính kế toán PGĐ kinh doanh Trưởng phòng kế toán Tổcơ khí vận hành Tổ kho Tổ xử lý Tổ bảo quản Tổ kho thành phẩm Tổ kho bán thành phẩm Tổ kho nguyên liệu Tổ kho vật tư
36
-Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty.
-Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty giải quyết mọi vấn đề, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổđông.
-Ban giám đốc: điều hành mọi hoạt động hằng ngày của công ty, đại diện cho công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và kết quả
kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh: nghiên cứu nhu cầu của thị trường, mua nguyên liệu, tiếp thị, bán hàng, mở rộng thị trường, giữ mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, dự báo tình hình thịtrường phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất.
- Phòng tài chính kế toán: quản lý về tài chính, nguồn vốn và tài sản của công ty, tổ chức thực hiện công việc liên quan đến kế toán, tài chính.
- Phòngnhân sự: quản lý nhân sự, công tác tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng,…
- Ban quản đốc: quản lý và giám sát các tổ sản xuất.
+ Tổ cơ khí vận hành: vận hành máy móc, trang thiết bị dây chuyền sản xuất.
+ Tổ kho: gồm có 4 kho mỗi kho có một nhiệm vụ riêng kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, kho nguyên liệu, kho vật tư.
+Tổ xử lý: xử lý bao bì, đóng gói, lau lon trước khi đóng hộp và vệ sinh
phân xưởng, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.
+ Tổ bảo quản: thi hành những quy định, kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn sản xuất.
3.3.2 Giới thiệu bộ máy kế toán
37
Nguồn: Phòng kế toán của công ty
Hình 3.4 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiền vay, khai báo thuế và lưu trữ hồsơ chứng từ Kế toán vật tư – bao bì Kế toán thu chi, tiền mặt và nợ phải trả Kế toán tổng hợp, TSCĐ & CCDC Kế toán thành phẩm Kế toán doanh thu và nợ phải thu Thủ quỹ
38
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Bộ phận kế toán có 1 thủ quỹvà 8 người phụ trách các công việc sau: -Kế toán trưởng: là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra công tác hạch toán của công ty, là trợ thủ cho Giám đốc, HĐQT trong kinh
doanh, trong vấn đề tài chính, nguồn vốn,… , chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và HĐQT về mọi mặt tổ chức kế toán của công ty.
-Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, tính giá nhập và giá xuất nguyên vật liệu, lập các báo cáo về nguyên vật liệu, kiểm kê nguyên vật liệu,…
-Kế toán vật tư, bao bì: theo dõi tình hình nhập xuất tồn, tính giá nhập và giá xuất vật tư bao bì, lập các báo cáo về vật tư bao bì,…
-Kế toán thu chi tiền mặt và nợ phải trả: theo dõi các khoản tiền mặt, tình hình thu chi tiền mặt, các khoản nợ phải trả, lập kế hoạch thanh toán nợ đến hạn, thực hiện đối chiếu với thủ quỹ về tiền mặt,…
-Kế toán tổng hợp, TSCĐ, CCDC:
+ Kế toán TSCĐ: quản lý mua sắm, xây dựng, sửa chữa, thanh lý,
nhượng bán TSCĐ, trích khấu hao, đánh giá lại TSCĐ khi có yêu cầu, kiểm kê
TSCĐ,…
+ Kế toán CCDC: theo dõi tình hình nhập xuất tồn CCDC, tình hình hư
hỏng, tính giá xuất và giá nhập CCDC,…
+ Kế toán tổng hợp: thực hiện các bút toán tính giá thành; kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ; kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết với tổng hợp; lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị,…; cùng kếtoán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu cho cơ quan chức năng kiểm tra khi có yêu cầu;…
- Kế toán thành phẩm: theo dõi tình hình nhập xuất tồn thành phẩm, tính giá xuất thành phẩm, kiểm kê, lập báo cáo về thành phẩm và việc xuất thành phẩm,…
- Kế toán doanh thu và nợ phải thu: theo dõi doanh thu bán hàng và nợ
phải thu khách hàng, đòi nợkhi đến hạn,…
- Kế toán tiền vay, khai báo thuếvà lưu trữ hồsơ:
+ Kế toán tiền vay: lập hồ sơ vay vốn các tổ chức tín dụng, lập báo cáo chi tiết về tiền vay,…
+ Kế toán khai báo thuế: kiểm tra hóa đơn thanh toán, xác định các loại thuếđầu vào, thuếđầu ra, thuế TNDN,…; quyết toán thuế, hoàn thuế,…
39
-Thủ quỹ: thực hiện thu chi đã được duyệt, kế toán tồn quỹ mỗi ngày, ghi sổ quỹ, nộp tiền vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng,..