Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 41 - 44)

Vốn huy động được phân theo kỳ hạn bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

Vốn huy động theo kỳ hạn giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn nhằm đầu tư ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm, tránh tình trạng thừa vốn ở thời điểm này nhưng lại thiếu vốn ở thời điểm khác. Như vậy ngân hàng mới đảm bảo được tính thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu vốn đột xuất, có như vậy mới tạo được niềm tin đối với khách hàng. Đa số khách hàng gửi tiền vào NH với mục đích sinh lợi nên lượng tiền gửi có kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, cụ thể từng khoản mục tiền gửi qua các năm được thể hiện trong bảng số liệu 4.3

4.2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn

Nguồn huy động vốn của ngân hàng qua hình thức tiền gửi này là loại tiền gửi nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động kinh doanh, sản xuất và tiêu dùng, không vì mục đích sinh lợi nên lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp.

Đối với tiền gửi không kỳ hạn, qua các năm, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (42,07% ở năm 2011) và ngày càng thu hẹp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng số lượng khách hàng gửi tài khoản tiền gửi giao dịch ngày càng tăng trên các tài khoản tiền gửi của các cá nhân và TCKT (năm 2013 tăng 59,49% so với

năm 2012 và đến nữa đầu năm 2014 tăng 0,59% so với cùng kỳ năm 2013). Số lượng khách hàng ngày càng tăng là lợi thế lớn của NH do những người gửi tiền hiện tại nhưng sẽ là những người vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian giữa lượng tiền thu về và nhu cầu vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất. Thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện tốt thanh toán bù trừ dưới sự chỉ đạo của NHNN nên chất lượng thanh toán dần được nâng cao, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng.

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán BIDV Vĩnh Long

Hình 4.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh Long theo kỳ hạn từ năm 2011 đến 6/2014

Mặc dù BIDV là NH lớn có uy tín, thương hiệu mạnh, có nhiều mối quan hệ thân thiết với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp lớn nhưng trong quá trình hoạt động NH luôn củng cố và phát triển các dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, các hình thức chuyển tiền nhanh chóng,… nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, sự hoàn thiện này giúp NH càng khẳng định hơn thương hiệu của mình với khách hàng đồng thời thể hiện sự gắn kết gần gũi, điều này đã góp phần làm tăng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm. Dù nguồn vốn này không ổn định nhưng theo thông tư 13/2010/TT- NHNN và thông tư 19/2010/TT-NHNN thì NHTM được sử dụng 25% tiền gửi này để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Như vậy với khoản tiền không kỳ hạn NH vừa có một nguồn vốn với chi phí thấp nhất cho hoạt động kinh doanh, nâng cao được khả năng sinh lời của nguồn vốn vừa tạo được mối quan hệ với khách hàng. 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th2013 6th2014

42.07% 39.50% 33.07% 35.19% 34.79%

57.93% 60.50% 66.93% 64.81% 65.21%

Bảng 4.3a: Tình hình HĐV của BIDV Vĩnh Long theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % số tiền % TG KKH 380.082 384.938 613.957 4.856 1,28 229.019 59,49 TG CKH 523.369 589.589 1.242.412 66.220 12,65 652.823 110,73 Tổng 903.451 974.527 1.856.369 71.076 7,87 881.842 90,49

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán BIDV Vĩnh Long

4.2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn

Huy động vốn có kỳ hạn của ngân hàng là những khoản tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,… vốn huy động có kỳ hạn giúp ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh.

Từ bảng số liệu trên, ta thấy tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2013 nguồn vốn này chiếm đến 66,93% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng 110,73% so với năm 2012. Đến giữa năm 2014, loại tiền gửi này vẫn cao hơn so với 06 tháng đầu năm 2013 là 29.124 triệu đồng (tương đương 2,37%). Nguyên nhân lượng tiền gửi này ngày càng tăng là do hiện nay đời sống kinh tế được cải thiện người dân thường có xu hướng gửi có kỳ hạn nhiều hơn, chiếm phần lớn là cán bộ công nhân viên, công nhân,… Mục tiêu của họ thiết lập kế hoạch dùng tiền trong tương lai và cũng vì mục đích an toàn, sinh lời. Lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng giúp NH có nguồn vốn ổn định để kinh doanh đồng thời còn cho thấy đời sống của người dân được cải thiện, không chỉ đủ trang trải cho cuộc sống mà còn có được số vốn thừa để đem đầu tư.

Bảng 4.3b: Tình hình HĐV của BIDV Vĩnh Long theo kỳ hạn 6th2013, 6th2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch

6th2013 6th2014 6th2014-6th2013 Số tiền Số tiền Số tiền %

TG KKH 666.873 670.787 3.914 0,59

TG CKH 1.228.192 1.257.316 29.124 2,37

Tổng 1.895.065 1.928.103 33.038 1,74

Nguồn tiền gửi CKH của NH chủ yếu là kỳ hạn ngắn, dưới 12 tháng. Mặc dù ở kỳ hạn dài hơn có lãi suất huy động cao hơn nhưng người dân cũng như các doanh nghiệp không có xu hướng gửi kỳ hạn dài như vậy. Cá nhân, hộ gia đình có tâm lý gửi tiết kiệm tích lũy nhưng cũng không muốn gửi tiền trong kỳ hạn quá dài để tránh trong kỳ hạn gửi có nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa khi nền kinh tế còn nhiều bất ổn như hiện nay, lãi suất NH không ổn định nên tâm lý người dân vẫn thích gửi ngắn hạn hơn. Còn các doanh nghiệp do tính chất xoay vòng vốn trong kinh doanh nên thường lựa chọn các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn.

Như vậy, qua phân tích ta thấy một cơ cấu huy động theo kỳ hạn như vậy là khá phù hợp và ổn định. Do đó BIDV Vĩnh Long cần phát huy hơn nữa để gia tăng nguồn vốn CKH về cả quy mô lẫn tỷ trọng để gia tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)